vãi chưởng
em 2/3 cổ
Một số thông tin bên lề ( tham khảo)
A/ Phần thứ nhất
* Những yếu tố có vẻ tich cực trong ngắn hạn
1. NH vay lãi suất cao được 1 tỷ USD về trang trải
2. Kết quả kinh doanh quý 4 tốt, các thông tin cổ tức, thưởng cổ phiếu sẽ công bố.
3. NN mua ròng liên tuc
4. Tự doanh nhiều công ty CK giải ngân rồi ( SSI…)
5. Cầu giá sàn tăng dần mỗi khi TT giảm
6. P/B một số Cp đã trở về vùng hấp dẫn để đầu tư dài hạn
7. 1 số BBs Bullist
8. CPI hi vọng cooking với giá trị thấp
9. Có thể sẽ có phát biểu quan chức NHNN về việc giữ nguyên LSCB đến 1 thời gian nào đó, hết tháng 2 hoặc quý 1.2010 chẳng hạn
10. Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt bớt.
11. Dòng tiền Việt Kiều cuối năm gia tăng
12. Đa số các nhà đầu tư đang tiêu cực. (Tham lam khi thị trường sợ hãi - )
13. Mùa ĐHCĐ đang đến, cổ phiếu giảm giá sẽ có làn sóng mua cổ phiếu Quỹ, với kỳ vọng trung hạn cuối năm thị trường khởi sắc làm đẹp BCTC năm.
* Những yếu tố có vẻ tích cực trong trung hạn có thể là:
1. Một số quỹ mới được thành lập( VFA.,) cho thấy niềm tin và sự hồi phục đã thể hiện (sẽ thống kê cụ thể, NN 2009 mua ròng gần 3.500 tỷ)
2. Cải cách cơ chế giao dịch mới của UBCK sẽ tăng thanh khoản (T+2, ký quỹ…), cải cách việc công bố thông tin nâng cao minh bạch, cải thiện hình thức giao dịch HNX (giao dịch thông sàn), có thể cho mua/bán trên 1 tài khoản.
3. Xóa bỏ sàn vàng, TT BDS trầm lắng có thể sẽ có sự chú ý của giới đầu tư này vào TTCK.
4. Tình hình tín dụng khôi phục trở lại để đảm bảo tăng kế hoạch tăng trưởng đề ra trước Đại hội đảng năm sau. (ĐHĐ rất quan trọng, không thể để TT chứng khoán xấu được).
5. Số lượng đăng ký tài khoản chứng khoán tăng mạnh.
6. Lợi nhuận khả quan 2009 của các doanh nghiệp tạo đà tiếp cho năm 2010.
7. Hồi phục ổn định của chứng khoán Mỹ.
B/ Phần thứ hai
*Những yếu tố có vẻ tiêu cực trong ngắn hạn có thể là:
1. Không tìm thấy sự đồng thuần giữa các Market Makers
2. Vay tín dụng khó khăn, lãi suất tăng cao.
3. Áp lực bán trước Tết của nhiều nhóm do thời gian nghỉ Tết dài và không lường trước được những biến cố có thể xảy ra cũng như chi phí vốn tăng.
4. Yếu tố khủng hoảng lòng tin của NĐT đối với MMs
5. Áp lực chốt lời cuối năm của NĐT đang kẹp hàng, đặc biệt những NDT dùng đòn bẩy.
6. Khả năng thắt chặt tín dụng theo mô hình Trung Quốc
7. Áp lực lạm phát do tăng giá dầu, giá xăng, giá than, giá điện và thực phẩm tiêu dùng. chi phí sản xuất các doanh nghiệp tăng.
8. Áp lực tăng LSCB.
9. Dòng tiền trước tết Nguyên đán thông thường khan hiếm.
10. Thuế chứng khoán tạo tâm lý không vui.
11. BDS ảm đạm ảnh hưởng đến nguồn FDI (chiếm tỷ ~70% vào lĩnh vực BDS) thực hiên 2010
12. Nợ quốc gia 29 tỷ USD (tổng nnợ công VN 47% GDP); External debt service payment khoang 2,7ty USD/năm.
13. ICOR thấp, hàng hóa kém cạnh tranh
14. Thâm hụt thương mại chủ yếu từ nhập siêu từ Trung Quốc (Có thể dùng VND để mua hàng Trung Quốc tiểu ngạch)
* Những yếu tố có vẻ tiêu cực trong trung hạn có thể là
1. Khả năng xảy ra mô hình W của kinh tế Mỹ.
2. Khủng hoảng nợ của nhiều quốc gia
3. Lạm phát
4. Thắt chặt tiền tệ
5. Thâm hụt thương mại
6. Chỉ số tín dụng quốc gia của Việt Nam từ “ổn định” (stable) xuống “tiêu cực” (negative).
7. Áp lực phá giá VND để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
8. Áp lực tăng dự trữ bắt buộc theo mô hình Trung Quốc