Cước vận tải biển giảm 80% nên VSP tèo
IPA SSI xả
nhưng em nghỉ ta nên mua trăm một
http://giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/van-tai/Sung_so_voi_cuoc_van_tai_bien/
Sững sờ với cước vận tải biển
Có lẽ không còn từ nào "đắt" hơn để nói về cảm giác của những doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển vào lúc này. Giá cước vận tải biển bất ngờ giảm nhanh và mạnh đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp vận tải biển trong nước lao đao. Đáng nói hơn, theo nhận định của nhiều chuyên gia, những gì đang xảy ra vẫn chưa phải là tất cả. Điều tồi tệ nhất vẫn đang còn ở phía trước.
Giá cước giảm, với nhiều người, không phải là điều quá bất ngờ, nhưng giảm nhanh và mạnh như hiện nay thì ít người có thể tưởng tượng được. Thống kê cho thấy, từ khoảng đầu tháng 7 đến nay, giá cước vận tải biển đã giảm từ 30 - 70%, trong đó giảm mạnh nhất là những tàu hàng khô cỡ lớn, kế đó là tàu container.
Một tin không vui vừa đến với các doanh nghiệp vận tải biển khi ủy ban châu Âu (EC) đã áp đặt giải tán Hiệp hội Tàu biển Viễn đông (FEFC) vì lý do vi phạm luật cạnh tranh. Điều này ngay lập tức đã ảnh hưởng đến ngành vận tải biển, giá vận tải biển đã được giảm xuống. Nguyên nhân là do không còn bị áp đặt về mức phụ phí, các hãng tàu biển đã nhanh chóng thông báo mức phụ phí mới, giảm giá đáng kể so với trước để tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh tàu nhiều hàng ít như hiện nay. Thực tế là đã cận kề mùa cao điểm năm nay song các hãng tàu không còn thông báo thiếu chỗ, thiếu container hay tăng phí mùa cao điểm (peak season surcharge) như cùng kỳ năm trước.
Chủ tàu dầu có lẽ là những người may mắn nhất bởi họ là những người duy nhất không bị nhấn chìm bởi cơn "bão giá" bất thường này. Lãnh đạo một doanh nghiệp vận tải biển ngậm ngùi: Trước khi giá cước giảm như hiện nay, chúng tôi đã phần nào nhận thấy sự không ổn định của thị trường. Giá cước đã tăng trong một thời gian khá dài và theo quy luật kinh tế, chắc chắn sẽ phải đi xuống.
Tuy nhiên, như hiện nay thì đúng là "xuống dốc không phanh”. Không thể tưởng tượng được có thời điểm, chỉ trong một tuần, giá cho thuê định hạn tàu hàng rời trọng tải 74.000 DWT từ chỗ 40.000 USD/ngày đã giảm xuống còn 19.000 USD/ngày. Ông Nguyễn Quế Dương - Trưởng ban Quản lý và khai thác tàu biển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines cho biết: "Thời đỉnh cao, giá cho thuê định hạn một tàu loại này lên tới 70.000 USD/ngày. Bây giờ, sau 3 tháng đi xuống, con số này chỉ còn khoảng từ 10.000 - 12.000 USD/ngày”.
Không hẹn mà gặp, hầu hết những chuyên gia trong ngành vận tải biển cùng chung một quan điểm rằng nguyên nhân của việc giảm giá cước vận tải vừa qua là do sức ép của "cơn bão tài chính" và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Còn sở dĩ giá cước giảm nhanh và mạnh đến như vậy là do thời gian trước, giá cước vận tải biển đã bị đẩy lên quá cao.
Ông Nguyễn Văn Hạnh - Giám đốc Công ty Vận tải biển Vinalines tâm sự: "Với những doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển như chúng tôi thì đây là thời kỳ cực kỳ khó khăn". Tất nhiên, trong đợt giảm giá này, doanh nghiệp nào mới đầu tư tàu, đặc biệt là những tàu hàng rời cỡ lớn - loại tàu bị giảm giá cước mạnh nhất - chính là những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất. Cùng chung quan điểm với ông Hạnh, ông Cao Minh Tuấn - Giám đốc CTCP Vận tải biển Vinaship cũng cho rằng tuy không nằm trong nhóm những công ty bị thiệt hại nặng nề nhất, song Vinaship cũng đang vấp phải những "đợt sóng lớn”. 3 tháng cuối năm, Công ty cũng chỉ phấn đấu không lỗ. Thời điểm này, hòa vốn đã là may mắn.
Dễ dàng nhận thấy những khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển vào thời điểm này. Song, như trên đã nói, những gì đang xảy ra chưa phải là tất cả. Những gì tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước. Sở dĩ có thể nói như vậy vì đến thời điểm này, các doanh nghiệp vận tải biển của ta vẫn có thể cầm cự được do đa phần kinh doanh theo phương thức cho thuê định hạn. Những hợp đồng cho thuê với thời hạn dài đang là hy vọng lớn để các công ty vượt qua thời điểm khó khăn này. Tuy nhiên, cần phải nói rằng, nếu tình trạng giảm giá cước kéo dài, việc bên thuê phá vỡ hợp đồng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong trường hợp này, thông thường, bên thuê sẽ thương lượng hợp pháp với bên cho thuê để đi đến việc hủy hợp đồng. Trường hợp thứ 2, cả 2 bên thuê và cho thuê sẽ cùng nhau thống nhất một mức giá mới sao cho có lợi cho cả 2 bên và hợp đồng vẫn được duy trì.
Tuy nhiên, trường hợp thứ 3 mới là điều đáng nói: bên thuê tàu phía nước ngoài đứng ra tuyên bố phá sản và phía có tàu cho thuê buộc phải ngậm ngùi chấp nhận. Đợt giảm giá này, ở nước ta chưa ghi nhận một trường hợp nào như thế này, song, việc tuyên bố phá sản là hoàn toàn có thể xảy ra và đấy mới là lúc các doanh nghiệp có tàu cho thuê gặp khó khăn nhất.
Có 1 cái này : Vợ em là kế toán 1 cty Vận tải biển lớn(thuộc top 10 thế giới) có nói, việc thay đổi chính sách là có lợi cho các công ty vận tải lớn. Sau 1 hồi giải thích em chả hiểu gì cả, tóm lại là ngày xưa không được khấu trừ đầu vào, bây giờ thuế suất = 0 nhưng được khấu trừ tất cả đầu vào, mà đầu vào thì lớn lắm. Em hóng được mỗi thế.