Nhân có sự kiện đêm qua DJ lại rơi mạnh do lo ngại động thái của TQ, xin đưa để các bác nghiên cứu bài viết của Eric deCarbonnel ngày 18-1:
Siêu lạm phát sẽ bắt đầu từ Trung Quốc và sẽ phá huỷ đồng đôla!!!
http://www.marketskeptics.com/2009/01/hyperinflation-will-begin-in-china-and.html
Tóm tắt:
Lâu nay:
TQ luôn có thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ (bán nhiều hơn mua, xuất nhiều hơn nhập). Để tích trữ lượng đôla thặng dư và giữ cho tỷ giá ổn định, TQ phải in đồng NDT (yuan) để mua lượng $ đó (câu chuyện giống VN năm 2007, nhưng dòng tiền $ vào VN không phải do thặng dư thương mại mà do đầu tư).
Thặng dư càng nhiều, $ mang về càng nhiều thì TQ phải in yuan càng nhiều tương ứng.
Lượng yuan khổng lồ in ra chưa gây lạm phát mạnh mà chỉ ở mức 1 chữ số trong những năm gần đây là do:
-chính sách của chính phủ: bắt các ngân hàng duy trì lượng dự trữ bắt buộc cao và ép các ngân hàng mua trái phiếu, nhờ đó mà đã giam được đến 26.5% lượng tín dụng của các bank TQ, không cho chúng chạy ra thị trường (sterilization), tính đến tháng 5 năm ngoái.
-sự phát triển mạnh của kinh tế TQ: do nền ktế vẫn phát triển mạnh trong những năm qua nên hấp thụ được lượng cung tiền tăng mạnh.
Hiện nay:
-TQ đã nới lỏng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lượng trái phiếu bán ra, vì thế cung tiền đã được nới lỏng.
-Mặc dù ktế toàn cầu suy giảm nhưng thặng dư thương mại của TQ vẫn tiếp tục vì nhu cầu hàng rẻ vẫn còn nhiều, sức ép hấp thụ đồng đôla mang về vẫn tồn tại.
-Mặc dù có thặng dư TM, nhưng cả nền ktế TQ vẫn bị co rút, giảm tăng trưởng, do đó khó lòng hấp thụ được lượng yuan dư thừa như mấy năm trước.
-Lãi suất nhận được từ trái phiếu Mỹ giảm khiến cho TQ thiếu nguồn thu để chi trả cho hoạt động sterilization (trả lãi cho trái phiếu yuan). Trong điều kiện mới này, chi phí cho việc sterilization là quá tốn kém.
- Nếu duy trì lãi suất ngắn hạn cao hơn nơi khác, TQ đối mặt với nguy cơ luồng tiền nóng đổ vào, gây sức ép lạm phát tương tự như nguồn tiền do thặng dư thương mại.
-Do lo sợ giảm phát, chính phủ tung ra các chính sách kích cầu, thúc ép và các banks nghe theo, cung cấp những khoản vay ồ ạt (giống VN thế).
Kết luận:
-Các tác động kể trên dẫn TQ đối mặt với siêu lạm phát. Do TQ xuất khẩu hàng hoá nên cũng xuất khẩu lạm phát luôn. Với mức độ phổ biến của hàng TQ, khó nước nào tránh khỏi tác động lạm phát từ TQ, đặc biệt là Mỹ, cộng hưởng với các gói tiền khủng trợ cứu banks, việc cắt giảm lãi suất của Mỹ và nhiều nước, cả thế giới đối mặt với Siêu lạm phát.
-Khi đối mặt với siêu lạm phát, TQ sẽ thấy rằng khó có thể duy trì chính sách neo đồng yuan với đồng $ như cũ, nghia là để bảo vệ đồng yuan, TQ phải hy sinh đồng $ (mặc dù bà Clinton đã sang TQ gạ gẫm bác Ôn):
+TQ sẽ không tiếp tục in yuan để hỗ trợ $ nữa
+TQ bán $ ra để thu yuan về, làm giảm áp lực lạm phát lên yuan.
+Khi đồng yuan mạnh lên rõ rệt, xuất khẩu của TQ sẽ suy giảm, lượng hàng hoá này quay lại thị trường nội địa cùng lượng hàng nhập khẩu, làm cân bằng lượng tiền yuan, làm giảm lạm phát.
+từ bỏ việc neo vào $, yuan sẽ thành đồng tiền mạnh, các nước khác sẽ tăng cường dự trữ yuan, do đó hấp thụ yuan, TQ sẽ có thể hạ lãi suất mà bớt đi sức ép lạm phát.
-Các nước phương Tây từ trước đến nay vẫn sử dụng TQ như nguồn cung hàng rẻ nên đã hạ lãi suất mà không quá lo ngại lạm phát tại nước họ. Khi đồng yuan mạnh lên, hàng TQ đắt lên sẽ làm lan truyền lạm phát sang các nước khác.