Chứng khoán Kỷ Sửu 2009 - Phần 18 - Trâu vàng của nhà ta đến rồi

Trạng thái
Thớt đang đóng

quyt

Xe tăng
Biển số
OF-6153
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
1,239
Động cơ
554,796 Mã lực
Quay lại chiên môn này, thôi không show hàng khủng nữa

Thống kê tiền khoai tây trên Hose và Hastc... lỗ sax nhưng vẫn phải mua hehe

 

tranhainam

Xe điện
Biển số
OF-1008
Ngày cấp bằng
29/7/06
Số km
2,986
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Hapulico- 83 Vũ Trọng Phụng, Hà Nội
cụ hâm mộ stb hay là gì mà lấy nick là thế vậy? chú STB này cũng cho lộc em nhiều phết (nhưng cũng lấy đi kha khá :)):)):'(:'().
 

tranhainam

Xe điện
Biển số
OF-1008
Ngày cấp bằng
29/7/06
Số km
2,986
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Hapulico- 83 Vũ Trọng Phụng, Hà Nội
Hơi dài tí nhưng hay đấy, của mua là của được:

Rẻ và đắt
Thứ Bảy, 17/1/2009, 09:33 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè

Rẻ và đắt

Nhiều cổ phiếu rẻ những vẫn ế - Ảnh minh họa: LT.
(TBKTSG) - Trên thị trường, có rất nhiều cổ phiếu đang rẻ đi. Thế mà nhà đầu tư vẫn chưa trở lại thị trường, vẫn làm ngơ, đứng bên lề.

Nhiều người nói chứng khoán đang rẻ, quá rẻ

Trên sàn giá cổ phiếu SSI đang giao dịch quanh mức 30.000 đồng/cổ phiếu, đúng bằng giá trị sổ sách. SSI, sau khi trích dự phòng giảm giá cho danh mục đầu tư, tổng tài sản còn hơn 4.000 tỉ đồng. Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên, sau tám năm trời “vật lộn” trên thị trường, nay với giá cổ phiếu như vậy, SSI đang quay trở về vạch xuất phát.

Nhà đầu tư mua cổ phiếu SSI bây giờ, đồng nghĩa với việc góp vốn gầy dựng công ty bằng mệnh giá từ đầu, trong khi SSI đã có thương hiệu, có thị phần môi giới lớn nhất.

Hay cổ phiếu SAM, đang được mua bán với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, tính ra giá trị vốn hóa của doanh nghiệp chỉ nhỉnh hơn chút ít lượng tiền mặt 700 tỉ đồng mà công ty đang có. Trong khi đó, SAM có không ít nhà máy, cơ sở sản xuất, trụ sở ở TPHCM và Đồng Nai, trị giá hàng trăm tỉ đồng. Cứ tính theo giá cổ phiếu, giá trị tài sản nhà xưởng của SAM có lẽ bằng... zero.

Hoặc cổ phiếu Ngân hàng SaigonBank (Sài Gòn Công thương) đang giao dịch trên thị trường OTC quanh mệnh giá 10.000 đồng. Giá trị sổ sách của SaigonBank là 25.000 đồng/cổ phiếu. Ngân hàng này có tài sản là bất động sản nhiều nhất nhì trong khối ngân hàng ở TPHCM, trong đó có khách sạn Riverside nằm trên đường Tôn Đức Thắng cổ nhất Sài Gòn (cổ hơn cả khách sạn Continental). Khách sạn này được mua nhiều năm trước với giá 36 tỉ đồng, giờ chắc khấu hao gần hết. Nhìn vào khối tài sản, thì cổ phiếu SaigonBank thuộc loại chứng khoán rẻ nhất thị trường.

Trên thị trường, còn nhiều, rất nhiều những cổ phiếu rẻ khác...

Thế mà nhà đầu tư vẫn chưa trở lại thị trường, vẫn làm ngơ, đứng bên lề. Nhiều người đến sàn chứng khoán chỉ quan sát và quan sát. Các tổ chức vẫn chờ đợi.

Một số tổ chức nước ngoài phân tích cổ phiếu đã rẻ, nhưng chưa quá rẻ để mua vào. Một nhà đầu tư người Nga quyết định bán hết cổ phiếu ở Việt Nam mang tiền về nước, bảo “ở thị trường chúng tôi hiện nay, P/E các công ty niêm yết khổng lồ ngành năng lượng, khai khoáng chỉ còn 1-2 lần. Không đầu tư vào đó thì vào đâu?”.

Những nhà đầu tư bên lề có lý của họ. Mua cổ phiếu phải tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhìn thấy mức sinh lời của chứng khoán trong tương lai. Tiền mặt nhiều, giá trị tài sản lớn, nhưng chiến lược kinh doanh của công ty không tốt, thì tài sản không phát huy tác dụng, tiền mặt không sinh lời, thậm chí có thể mất đi. Lúc đó giá cổ phiếu liệu có tăng? Và nếu tăng, tốc độ tăng có ngang bằng những cổ phiếu khác? Tăng trong bao lâu? Sự tăng đó, tốc độ tăng đó mới là thước đo để cân nhắc mua cổ phiếu hay không.

Thế mới có chuyện cổ phiếu giá rẻ vẫn ế! Nhưng không có nghĩa cổ phiếu đắt được tìm mua! Câu chuyện mua hay bán cổ phiếu bây giờ là thời điểm. Trong thị trường ảm đạm luôn có cơ hội. Cơ hội thể hiện ở chỗ khả năng xuống thêm nữa của VN-Index thấp hơn khả năng tăng lên.

Tuy nhiên, không ai đo được chính xác cái khả năng xuống thêm nữa ấy dài rộng thế nào và khi không đo được, họ đâm ra e ngại. Điều này làm cho “khẩu vị” thị trường thay đổi và khác đi. Nhiều người tìm mua cổ phiếu “phòng vệ” như dược, thủy điện, đồ ăn thức uống... thay vì cổ phiếu bất động sản, dịch vụ tài chính - ngân hàng. “Khẩu vị” thị trường cũng làm thay đổi vị trí các chủ thể tham gia thị trường.

Bây giờ là thời của nhà đầu tư, những người có tiền mặt, họ là người ra điều kiện, chọn lựa điều kiện. Cổ phiếu phải thế nào họ mới mua, họ không mua lấy được như trước. Cái thời tổ chức phát hành ra điều kiện đã qua rồi. Ấn định giá phát hành không phù hợp, cách thức phát hành không đúng là cổ phiếu bị nhà đầu tư “tẩy chay” liền. Có công ty không phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, lại chào bán cho 100 cổ đông bên ngoài với giá bằng 60% giá bình quân 5 phiên giao dịch gần nhất. Nhà đầu tư phản đối bằng cách bán ra liên tục, giá cổ phiếu tụt dốc không phanh. Cuối cùng công ty phải hủy kế hoạch phát hành.

Cho nên sự đắt - rẻ của cổ phiếu trở thành áng chừng, mông lung. Trong bối cảnh đó nhà đầu tư đang cần những sản phẩm tài chính an toàn. Điều này chưa thấy công ty tài chính, chứng khoán nào để ý và tung ra thị trường. Sự non trẻ của thị trường tài chính Việt Nam có lẽ nằm ở đây chăng?

HẢI LÝ
 

Hoàn Béo

Xe hơi
Biển số
OF-16764
Ngày cấp bằng
28/5/08
Số km
140
Động cơ
508,994 Mã lực
Tuổi
51
Chúc các cụ các mợ Chứng khoán năm nay mạnh khỏe & nhiều may mắn. Em đã có đủ cash để quay lại tham chiến cùng các cụ các mợ rồi ạ (b)(b)(b)
 

rfs

Xe điện
Biển số
OF-16876
Ngày cấp bằng
31/5/08
Số km
3,964
Động cơ
572,250 Mã lực
Năm mới chúc các cụ nhà ta đầu tư thắng lợi.(b)(b)(b)
 

Mer_S66_AMG

Xe tăng
Biển số
OF-15393
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,676
Động cơ
528,830 Mã lực
Nơi ở
Nhà Quê
Em cứ phải hết tuần này rồi mới tính trồng cây gì nuôi con gì ạ.
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
14,238
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Chỉnh sửa cuối:

tuanhaiha

Xe container
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
5,000
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Cụ thể, tổng doanh thu năm 2008 của VSP đạt 1.600,5 tỷ đồng, gấp 2 năm 2007, vượt 14,3% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 của công ty đạt 294,9 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2007, tăng 56% kế hoạch.

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của công ty năm 2008 là 21.593 đồng/CP, năm 2007 là 12.844 đồng/CP.

EPS của nó vô đối trên 2 sàn (đã công bố và sẽ công bố)
bọn về nhì ba chỉ được U20k là hết vẹo như TCT 14k VTS 14k DTC chưa có ...
 
Chỉnh sửa cuối:

phuongchi

Xe buýt
Biển số
OF-12491
Ngày cấp bằng
6/1/08
Số km
933
Động cơ
529,946 Mã lực
Thấy có bài bình luận hay quá,Em xin trích lại:
GDP của Việt Nam năm 2007 được phân bổ như sau (GDP = C + G + I + NX):

– Tiêu dùng tư nhân: C = 64,9%
– Tiêu dùng chính phủ: G = 6,1%
– Đầu tư trong nước: I = 44,1%
– Xuất khẩu ròng (xuất khẩu – nhập khẩu): NX = X – N = 73,6% – 90,2% = –16,6%
Đặc điểm đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là tiêu dùng tư nhân của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Đông – Đông Nam Á (64,9%), cao hơn nhiều so với Trung Quốc (37,1%) và Thái Lan (53,5%). Ngược lại, tiêu dùng chính phủ của ta lại thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, chỉ có 6,1% so với 14,4% của Trung Quốc và 12,6% của Thái Lan. Nếu gộp hai mục này lại thì tiêu dùng nội địa của Việt Nam vẫn cao hơn Trung Quốc và Thái Lan nhưng đã bằng hoặc thấp hơn một số nước khác.

Tại sao tiêu dùng tư nhân (C) của Việt Nam lại cao như vậy? Có phải vì dân Việt Nam không có tính tiết kiệm? Chúng ta thường tự khen là người Việt Nam “cần cù tiết kiệm”, số liệu về tỷ lệ tiết kiệm nội địa cho thấy dân Trung Quốc và cả dân Thái Lan cũng hơn dân Việt Nam về mặt này. Cũng có thể tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam thấp vì đa số người dân còn nghèo nên phần lớn thu nhập phải chi cho các nhu cầu cơ bản như lương thực, y tế, giáo dục. Khi một người phải “chạy ăn từng bữa” thì không thể có tiết kiệm được. Lập luận này có vẻ hợp lý vì tiêu dùng tư nhân ở Campuchia, Indonesia và Philippines, những nước nghèo trong khu vực, cũng cao tương đương hoặc nhỉnh hơn Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có thể đặt câu hỏi: vì nghèo nên tiết kiệm thấp hay vì không tiết kiệm nên nghèo? Hay đấy là một cái vòng luẩn quẩn?

Điều ngạc nhiên hơn là chi tiêu chính phủ (G) của Việt Nam lại thấp như vậy (6,1%). Chúng ta vẫn than phiền về bộ máy hành chính cồng kềnh và Chính phủ vẫn đang cố gắng tinh giảm biên chế để bớt gánh nặng cho ngân sách. Vậy tại sao G của Việt Nam lại chưa bằng nửa của Trung Quốc (14,4%) và Thái Lan (12,6%)? Có phải vì nguồn thu của Chính phủ thấp nên G buộc phải nhỏ? Số liệu về ngân sách cho thấy không phải vậy. Ngân sách của Việt Nam có tổng nguồn thu bằng 24,9% GDP, so với 20,6% của Trung Quốc và 17,2% của Thái Lan.

Với nguồn thu bằng 24,9% GDP năm 2007, Chính phủ đã chi tiêu tổng cộng bằng 28,1% GDP trong đó phần chi vào G chỉ có 6,1%. Như vậy 22% GDP được Chính phủ chi vào đầu tư và xây dựng cơ bản. Đây là tỷ lệ chi cho đầu tư công lớn nhất khu vực, gấp bốn lần Trung Quốc (5,5%) và hơn ba lần Thái Lan (6,6%). Có thể nói Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế. Trong số 44,7% tổng đầu tư trong nước, Nhà nước chiếm 22%, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,3%, vậy là giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đầu tư bằng 10,4%, so với 35% của Trung Quốc và 17% của Thái Lan. Tóm lại “nội lực” của Việt Nam vẫn chủ yếu nằm trong tay Nhà nước và sự “còi cọc” của khu vực tư nhân có thể là hậu quả của hiệu ứng lấn át (là hiệu ứng nhà nước hoạt động kinh tế quá nhiều nên lấn át cơ hội sử dụng nguồn lực của tư nhân vì tổng nguồn lực của nền kinh tế là hữu hạn).

Vài năm gần đây Việt Nam cổ vũ và khuyến khích quá trình “xã hội hoá” nhiều dịch vụ công như xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thể thao, và mới nhất là công chứng. Nếu hiểu “xã hội hoá” là dỡ bỏ các rào cản pháp lý để các thành phần kinh tế tư nhân có thể cùng Nhà nước (và cạnh tranh với Nhà nước) cung cấp các dịch vụ công này thì đây là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên nếu “xã hội hoá” là một hình thức Nhà nước đẩy một phần trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công vào tay người dân thì kết quả sẽ là G giảm và C tăng. Ví dụ trước đây người dân được khám bệnh miễn phí, thực ra chi phí cho việc khám bệnh nằm trong G, nay ngành y tế được “xã hội hoá” – người bệnh phải trả một phần viện phí nên C tăng lên. Việc G của Việt Nam giảm liên tục từ 12,3% năm 1990 đến 6,1% năm 2007 có thể là một dấu hiệu đáng ngại của xu hướng “xã hội hoá” các dịch vụ công kiểu này. Trong khi đó G của Trung Quốc dao động trong khoảng 14 – 15% còn của Thái Lan tăng liên tục từ 9,4 – 12,6%.

Tương quan G/C thấp của Việt Nam còn có thể do hệ thống an sinh và bảo hiểm xã hội của Việt Nam còn quá nhỏ và yếu. Ngay cả trong trường hợp các quỹ bảo hiểm xã hội (hưu trí, thất nghiệp, y tế) được đặt ngoài ngân sách (như của Việt Nam hiện tại), Chính phủ vẫn phải thường xuyên bù lỗ cho các quỹ này, nhất là trong các giai đoạn kinh tế khó khăn. Nâng cao mức phúc lợi cho người dân từ các quỹ này, gián tiếp làm tăng G, vừa giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống của người dân vừa tạo ra một cơ chế “kích thích tài khoá tự động” cho nền kinh tế.

Số liệu về tổng thu ngân sách của Việt Nam tăng liên tục từ 21,9% năm 1990 lên 28,1% năm 2007. Vậy G giảm liên tục chứng tỏ đầu tư chính phủ đã tăng không ngừng. Có thể đây là chiến lược phát triển của Việt Nam: tăng tốc đầu tư chính phủ (vào các tập đoàn nhà nước) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng rõ ràng chiến lược này có giới hạn của nó. Giữ G thấp quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến vốn con người và vốn xã hội trong khi tăng đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao vì vừa dễ bị thất thoát vừa bị hạn chế bởi năng lực và cơ chế quản lý. Một bằng chứng rất rõ là nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo tỷ lệ đầu tư trên tăng trưởng (ICOR) của Việt Nam đang tăng liên tục và cao hơn nhiều nước trong khu vực (ICOR trung bình của Việt Nam tính theo số liệu của ADB từ năm 2001 đến 2007 là 5,5).

Bên cạnh chiến lược phát triển dựa vào đầu tư của Chính phủ, Việt Nam cũng học tập (theo lời khuyên của ngân hàng Thế giới) chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu của nhiều nước, lãnh thổ ở châu Á đã và đang thành công như Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia và Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 167% GDP, cao hơn của Trung Quốc (72%) và Thái Lan (139%) nhưng vẫn thấp hơn Malaysia (200%), Hong Kong và Singapore (400%). Đây là một chiến lược phát triển nhiều rủi ro vì nó phụ thuộc vào cầu thế giới, một điều các nước nhỏ không thể tác động được. Điều này có thể thấy rất rõ khi các nước châu Á có độ mở tương đương với Việt Nam đều đang bị suy thoái khá nghiêm trọng do cầu thế giới sụt giảm trong nửa sau năm 2008.

Tất nhiên chấp nhận rủi ro là để được những thuận lợi khác: các nước áp dụng chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu đều đã có những giai đoạn phát triển vượt bực, là hình mẫu cho cả thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này có một điểm Việt Nam không bắt chước được là luôn bị thâm hụt thương mại. Trong tất cả các nước trong khu vực có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn 70% GDP, chỉ có Việt Nam và Campuchia bị thâm hụt cán cân thương mại (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu). Trong khi Campuchia bị thâm hụt có lẽ do tiêu dùng nội địa (C+G) quá cao (84%), Việt Nam bị thâm hụt chủ yếu vì đầu tư nội địa cao (tiêu dùng nội địa của Việt Nam tương đương với các nước có thặng dư thương mại).

Tổng tiết kiệm của Việt Nam năm 2007 là 29,8% GDP, khá thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên số tiết kiệm này thừa đủ cho đầu tư tư nhân trong nước (10%), cho nên Việt Nam phải nhập khẩu vốn (NX = –16,6%) hoàn toàn để tài trợ cho đầu tư nhà nước. Tóm lại, Việt Nam đã áp dụng chính sách phát triển dựa vào gia tăng đầu tư nhà nước (trong khi giảm dần G) để kích thích xuất khẩu. Nhưng vì đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao nên tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp nhu cầu vốn nội tại, do vậy cán cân thương mại đã và đang thâm hụt nặng nề.
Nửa đầu năm 2008 Việt Nam đã chịu sức ép lạm phát rất lớn. Nguyên nhân trực tiếp đã được nhiều người chỉ ra là tốc độ tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh trong năm 2007, một phần do ngân hàng Nhà nước đã không kịp thời hoặc không có khả năng trung hoà (sterilize) hoạt động mua ngoại tệ khi dòng FDI tăng vọt trong năm. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh tài khoản quốc gia, nguy cơ lạm phát có thể còn do tốc độ tăng trưởng của cầu nội địa (DD = C+G+I). Số liệu của ADB cho thấy năm 2007 C tăng 9,6%, G tăng 8,9% và I tăng 24,2%. Trong khi đó tăng trưởng của tổng sản lượng chỉ là 8,5%, nhỏ hơn tất cả các cấu thành của cầu nội địa.
Kết hợp với trọng số của các cấu thành nói trên có thể tính được tốc độ tăng cầu nội địa cho Việt Nam năm 2007 là 15%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực và ngay cả Việt Nam trong những năm trước đó đều có tốc độ tăng cầu nội địa tương đương với tốc độ tăng GDP, nếu có chênh lệch cũng không đến mức gấp đôi như vậy (trừ Brunei là một nước rất nhỏ và có tỷ trọng xuất khẩu dầu thô lớn). Chính sự gia tăng đột biến của cầu nội địa trong năm 2007, do FDI và đầu tư công cùng tăng, là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát đầu năm 2008.
Đến thời điểm này, khi nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng của Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp “kích cầu”, chủ yếu tập trung vào kích thích đầu tư. Với cơ cấu kinh tế Việt Nam như đã trình bày ở trên đã quá nghiêng về đầu tư, có lẽ các biện pháp kích cầu nên tập trung vào C và G. Đặc biệt nếu lập luận “xã hội hoá” nói trên đúng phần nào, việc tăng G thông qua “nhà nước hoá” lại một số dịch vụ công có thể là một giải pháp tốt. Nếu người dân bớt được chi phí cho giáo dục và y tế, họ sẽ có nhiều tiền hơn cho tiêu dùng. Họ cũng có thể sẽ tiết kiệm nhiều hơn và số tiền đó sẽ chủ yếu chảy vào đầu tư tư nhân, điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Rất tiếc báo cáo của ADB không có số liệu chi tiết về xuất nhập khẩu, tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng phần lớn nhập khẩu của Việt Nam là nguyên vật liệu cho các mặt hàng xuất khẩu. Do đó nếu xuất khẩu giảm sút nhập khẩu cũng sẽ giảm theo, dù chậm hơn, và ảnh hưởng cuối cùng vào GDP có thể không quá lớn. Dù sao đi nữa Chính phủ cũng nên có các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại. Điều này không chỉ có lợi vào thời điểm suy thoái này mà còn có lợi về lâu dài. Xét về quan điểm kinh tế vĩ mô, thâm hụt thương mại là hình thức để một nước nhập khẩu tiết kiệm của nước ngoài khi tiết kiệm trong nước không đủ cho đầu tư nội địa. Do vậy để giảm thâm hụt thương mại thì hoặc phải giảm đầu tư hoặc phải tăng tiết kiệm nội địa.

Với cơ cấu đầu tư nội địa quá thiên về đầu tư nhà nước như của Việt Nam, việc chuyển dịch dần sang đầu tư tư nhân là cần thiết, vừa để tăng hiệu quả của đồng tiền đầu tư (giảm ICOR) vừa để Chính phủ có thể dồn ngân sách sang G giảm bớt gánh nặng “xã hội hoá” cho người dân. Tiết kiệm nội địa có thể điều chỉnh được qua các chính sách thuế, ví dụ tăng thuế gián thu (VAT) đồng thời giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ đang phải nhập khẩu cũng giúp tăng tiết kiệm và đồng thời giảm thâm hụt thương mại. Mạnh tay hơn với các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá đối với các ngành sản xuất phải nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ nước ngoài cũng là cách hạn chế bớt nhập khẩu.

Điểm cuối cùng, Việt Nam đã có những sai lầm trong quá trình đổi mới và mở cửa nên nền kinh tế đã có một cấu trúc không được tối ưu. Chúng ta cần nhìn nhận những sai lầm đó và kiên quyết sửa chữa. Một điều đáng tiếc là chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm này, không sớm thì muộn. Việc dịch chuyển cơ cấu đầu tư hay tương quan G/C có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Nhưng thà chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong vài năm để điều chỉnh còn hơn là cứ tiếp tục cơ cấu kinh tế không cân bằng hiện tại. Mỹ đang phải trả giá cho cơ cấu kinh tế lệch lạc của mình, nhưng cuộc khủng hoảng sẽ qua đi và nền kinh tế Mỹ sẽ lại phát triển. Chúng ta không nên mắc lại sai lầm của Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước những lời cảnh báo về các mất cân đối trong nền kinh tế.
http://vietcurrency.com/discussion/showthread.php?t=1143
 

tuanhaiha

Xe container
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
5,000
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Với nguồn thu bằng 24,9% GDP năm 2007, Chính phủ đã chi tiêu tổng cộng bằng 28,1% GDP trong đó phần chi vào G chỉ có 6,1%. Như vậy 22% GDP được Chính phủ chi vào đầu tư và xây dựng cơ bản. Đây là tỷ lệ chi cho đầu tư công lớn nhất khu vực, gấp bốn lần Trung Quốc (5,5%) và hơn ba lần Thái Lan (6,6%). Có thể nói Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế. Trong số 44,7% tổng đầu tư trong nước, Nhà nước chiếm 22%, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,3%, vậy là giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đầu tư bằng 10,4%

đoạn này ngọt quá
 

tuanhaiha

Xe container
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
5,000
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
sáng nay em thấy nhiều cụ xô ra bán lấy may đầu xuân nên chợ nó thảm
hy vọng ngày mai sẽ khác (để em xô ra bán bù hôm nay )
:21:
 

tuanhaiha

Xe container
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
5,000
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Mó cắt lãi để sang năm 2009 đầy khó khăn đấy cụ ạ, hoàn thành 114% kế hoạch quả là trong mơ rồi. Con này xuống sàn 1-2 phát nữa là vào ngon choét.
dạ bẩm cụ
theo "tin nội gián" của em
VSP còn tăng vốn 1:2. lên 500 tỷ nhá (cổ đông em bỏ phiếu trắng, tức là thuận, he he)

Hội đồng quản trị công ty đã đề xuất phương án tăng 341,3 tỉ vốn điều lệ từ 158,7 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng và thực hiện việc xin ý kiến cổ đông bằng văn bản cho phương án phát hành.
Kế hoạch tăng vốn cụ thể như sau:
* Phát hành tối đa là 21.424.500 cổ phiếu thưởng năm 2008 cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:135. Nguồn phát hành lấy từ lợi nhuận tích luỹ.
* Phát hành tối đa 3.174.000 ( ba triệu một trăm bảy mươi bốn ngàn) cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:2 với giá 30.000 đồng/ cổ phiếu.
* Phát hành 8.741.500 cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược với giá phát hành không thấp hơn giá phát hành cho cổ đông hiện hữu.
* Phát hành 790.000 cổ phiếu (tương đương 4,98 % Vốn điều lệ sau khi đã phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2007) cho chương trình lựa chọn cho người lao động và thu hút nhân tài trích từ nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Đồng thời, công ty cũng tiến hành thực hiện kế hoạch chuyển niêm yết cổ phiếu của Công ty từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội về Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
 
Chỉnh sửa cuối:

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
14,238
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
dạ bẩm cụ
theo "tin nội gián" của em
VSP còn tăng vốn 1:2. lên 500 tỷ nhá (cổ đông em bỏ phiếu trắng, tức là thuận, he he)

Hội đồng quản trị công ty đã đề xuất phương án tăng 341,3 tỉ vốn điều lệ từ 158,7 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng và thực hiện việc xin ý kiến cổ đông bằng văn bản cho phương án phát hành.
Kế hoạch tăng vốn cụ thể như sau:
* Phát hành tối đa là 21.424.500 cổ phiếu thưởng năm 2008 cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:135. Nguồn phát hành lấy từ lợi nhuận tích luỹ.
* Phát hành tối đa 3.174.000 ( ba triệu một trăm bảy mươi bốn ngàn) cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:2 với giá 30.000 đồng/ cổ phiếu.
* Phát hành 8.741.500 cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược với giá phát hành không thấp hơn giá phát hành cho cổ đông hiện hữu.
* Phát hành 790.000 cổ phiếu (tương đương 4,98 % Vốn điều lệ sau khi đã phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2007) cho chương trình lựa chọn cho người lao động và thu hút nhân tài trích từ nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Đồng thời, công ty cũng tiến hành thực hiện kế hoạch chuyển niêm yết cổ phiếu của Công ty từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội về Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
Giờ này mà phải bỏ 30K tiền mặt ra mua phát hành thêm thì mệt mỏi quá nhỉ, có ngày sinh tháng đẻ chưa cụ - để em tính lướt phát trước chốt nào :21::21::21:
 

bizviet

Xe điện
Biển số
OF-1530
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,855
Động cơ
611,394 Mã lực
Cụ à, em sợ nhất là những thằng tự nhiên lãi khủng, rồi tự nhiên lại tụt.

Rất nhiều thằng tạo ra quả lãi khủng thì bước tiếp theo sẽ là tăng vốn hoặc ....
Đợt năm vừa qua rất nhiều thằng đẩy lãi khủng để xúc tiến việc tăng vốn nhưng vì thị trường thảm quá nên vẫn chưa thực hiện được ạ.


Lãi khủng thế thì đủ tiền đầu tư rồi sao phải tăng vốn khủng vậy nhở :21:
Cụ thể, tổng doanh thu năm 2008 của VSP đạt 1.600,5 tỷ đồng, gấp 2 năm 2007, vượt 14,3% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 của công ty đạt 294,9 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2007, tăng 56% kế hoạch.

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của công ty năm 2008 là 21.593 đồng/CP, năm 2007 là 12.844 đồng/CP.

EPS của nó vô đối trên 2 sàn (đã công bố và sẽ công bố)
bọn về nhì ba chỉ được U20k là hết vẹo như TCT 14k VTS 14k DTC chưa có ...
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
14,238
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Cái này sao rồi cụ Bánh kẹo ơi !!!

VSP: Tập đoàn IPA đăng ký bán hơn 1,4 triệu cổ phiếu

(CafeF) - Thời gian bán từ 07/01/2009 đến ngày 07/02/2009, mục đích phục vụ tài chính công ty. Phương thức bán báo giá và thỏa thuận.

Thông tin từ TTGDCK Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư IPA đăng ký bán 1.423.000 cổ phiếu VSP.

Thời gian bán từ 07/01/2009 đến ngày 07/02/2009.

Sau khi bán IPA còn nắm giữ 1.075.000 cổ phiếu, chiếm 6,77% vốn điều lệ.

Mục đích thực hiện giao dịch phục vụ tài chính của công ty.

Phương thức thực hiện giao dịch báo giá và thỏa thuận.

Trước đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư IPA đã bán xong 442.700 cổ phiếu VSP theo phương thức thỏa thuận nội bộ trong hai ngày 18 và 19 tháng 12/2008.
 

sungak

Xe tăng
Biển số
OF-2978
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
1,574
Động cơ
575,600 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà ông bes
Website
www.myhyec.com
Với nguồn thu bằng 24,9% GDP năm 2007, Chính phủ đã chi tiêu tổng cộng bằng 28,1% GDP trong đó phần chi vào G chỉ có 6,1%. Như vậy 22% GDP được Chính phủ chi vào đầu tư và xây dựng cơ bản. Đây là tỷ lệ chi cho đầu tư công lớn nhất khu vực, gấp bốn lần Trung Quốc (5,5%) và hơn ba lần Thái Lan (6,6%). Có thể nói Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế. Trong số 44,7% tổng đầu tư trong nước, Nhà nước chiếm 22%, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,3%, vậy là giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đầu tư bằng 10,4%

đoạn này ngọt quá

Hôm nọ em xem tivi, có một bác bẩu là VN mình kích cầu mà nhằm vào đầu tư là hỏng, vì thực ra VN mình thừa đầu tư. Nghe xong em thấy có lý, thế mà ko hiểu cái lý này nó ở đâu mà có mỗi một bác nói, hay là em ít thông tin nhỉ.
 

tuanhaiha

Xe container
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
5,000
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Cái này sao rồi cụ Bánh kẹo ơi !!!

VSP: Tập đoàn IPA đăng ký bán hơn 1,4 triệu cổ phiếu

(CafeF) - Thời gian bán từ 07/01/2009 đến ngày 07/02/2009, mục đích phục vụ tài chính công ty. Phương thức bán báo giá và thỏa thuận.
Thông tin từ TTGDCK Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư IPA đăng ký bán 1.423.000 cổ phiếu VSP.
Thời gian bán từ 07/01/2009 đến ngày 07/02/2009.
Sau khi bán IPA còn nắm giữ 1.075.000 cổ phiếu, chiếm 6,77% vốn điều lệ.
Mục đích thực hiện giao dịch phục vụ tài chính của công ty.
Phương thức thực hiện giao dịch báo giá và thỏa thuận.
Trước đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư IPA đã bán xong 442.700 cổ phiếu VSP theo phương thức thỏa thuận nội bộ trong hai ngày 18 và 19 tháng 12/2008.
VSP:

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đầu tư IPA (MCK: VSP).
* Tên tổ chức thực hiện giao dịch: CTCP Tập đoàn Đầu tư IPA
* Số chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0103021608 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 28/12/2007
* Mã chứng khoán giao dịch: VSP
* Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 2.940.700 cổ phiếu
* Số lượng cổ phiếu đã bán: 442.700 cổ phiếu
* Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 2.498.000 cổ phiếu
* Mục đích thực hiện giao dịch: Giao dịch thỏa thuận nội bộ
* Thời gian giao dịch: 18, 19/12/2008.

lần này cũng thế thôi
thay máu cổ đông chiến luộc
IPA nắm trên 25% VSP, bán dần còn dưới 5%

mua đi
1 phiên sàn
38.2 rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,055
Động cơ
3,316,753 Mã lực
IPA có vẻ khó khăn về tài chính nhỉ:P:P:P:P:P
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top