Kính các bác:
Em mới sưu tầm được cái báo cáo này, post vội lên đây các bác tham khảo, hành động thế nào thì tùy xem bác đang cầm tiền hay cổ.
Trích báo cáo tuần của Nhóm phân tích Boston
Tiếp sau 3 báo cáo đã công bố trước đây, nhóm nghiên cứu ở Hong Kong của tập đoàn ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC) lại vừa công bố bản cáo cáo mang tên "Vietnam Monitor - Issue 4" nhằm phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức và chuyên nghiệp của mình. Bản báo cáo của HSBC tiếp tục nhận định giá cổ phiếu hiện nay vẫn quá đắt đỏ, P/E toàn thị trường ở mức 31 lần. Trên cơ sở đó, HSBC tiếp tục dự báo cuối năm nay chỉ số Vn-Index đứng ở mức 900 điểm và khi đó P/E bình quân của toàn thị trường sẽ được điều chỉnh xuống còn 18 lần.
Bản báo cáo đưa ra 6 yếu tố khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đi xuống. Đó là cổ phiếu ở Việt Nam đang ở mức giá quá cao, khả năng Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ (nhằm chống lại lạm phát), việc hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán ở mức 3%, sự trì hoãn trong tiến trình cổ phần hóa đặc biệt là cổ phần hóa các ngân hàng nhà nước, hệ lụy từ những đợt phát hành cổ phần lần đầu (IPO) không mấy thành công của các doanh nghiệp nhà nước lớn và đặc biệt là sự suy giảm niềm tin ở các nhà đầu tư cá nhân đối với thị trường.
Sáu nguyên nhân khiến giá chứng khoán Việt Nam suy giảm của HSBC đưa ra là hoàn toàn có cơ sở và không mới mẻ. Hầu hết các nhà đầu tư đều đã nhận thức được những vấn đề này từ lâu, và đó chính là lý do khiến thị trường Việt Nam giảm mạnh trong thời gian vừa qua.
Theo chúng tôi, còn có một nguyên nhân rất quan trọng, rất cơ bản nữa khiến thị trường Việt Nam đi xuống chưa được đề cập trong báo cáo của HSBC, đó là: khoảng trống luật pháp trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số.
Thành công dài hạn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán dựa trên lòng tin của các cổ đông nhỏ đối với công ty. Nếu không bảo vệ cổ đông nhỏ, không gây dựng lòng tin của cổ đông nhỏ, sẽ không thể có công ty lớn. Tiếc rằng, khung pháp lý về doanh nghiệp và chứng khoán tại Việt Nam chưa có đủ các quy định để bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số tại công ty cổ phần, và đáng tiếc hơn nữa, một số lãnh đạo công ty cổ phần đã không nghĩ tới tương lai phát triển dài hạn của mình, đang cố gắng tận dụng những kẽ hở pháp luật đó. Đã có nhiều ví dụ về việc lợi ích của các cổ đông nhỏ bị chèn ép không hợp tình và hợp lý, ở đây chỉ xin nêu ra hai cách thức tiêu biểu:
+ Các cá nhân cổ đông lớn tại các công ty cổ phần tìm mọi cách thu lợi cá nhân, và qua đó làm xói mòn tương lai phát triển dài hạn của công ty. Lợi ích cá nhân đặt cao hơn lợi ích của công ty. Một ví dụ điển hình là trường hợp của công ty FPT. FPT là một công ty rất tốt, có uy tín, tăng trưởng cao trong nhiều năm, nhưng triển vọng phát triển trung hạn và dài hạn của công ty đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những toan tính vụ lợi của một nhóm cổ đông lớn. Công ty FPT đã thành lập một loạt các công ty có tên FPT như Ngân hàng FPT, Công ty chứng khoán FPT, Quỹ Đầu tư FPT, FPT Land
Với thương hiệu FPT, giá cổ phiếu của những công ty con này trên thị trường OTC ngay lập tức đã ở mức cao, ví dụ giá cổ phiếu của công ty chứng khoán FPT đã ở mức trên 10 chấm. Tức là ai góp vốn vào công ty này đã có lãi gấp 10 lần. Hiếm có cách kinh doanh nào có lợi nhuận cao ngang bằng.
Điều đáng nói ở đây là công ty FPT chỉ đóng góp một số vốn tối thiểu trong các công ty này (từ 15-35%). Số vốn còn lại do cá nhân các nhà lãnh đạo chủ chốt của FPT, và các khách mời, góp vốn. Câu hỏi đặt ra ở đây là thương hiệu FPT là thuộc sở hữu của toàn bộ các cổ đông FPT hay là của riêng các nhà lãnh đạo cao cấp FPT? Liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật về sở hữu thương hiệu trong trường hợp này hay không? Với số vốn góp 15% từ công ty FPT, liệu Ngân hàng FPT có được quyền mang tên là Ngân hàng FPT hay không?
Thị trường đã phản ứng với những toan tính cá nhân của các nhà lãnh đạo. Giá cổ phiếu FPT trong thời gian qua đã giảm gần 50% và còn đang tiếp tục giảm mạnh. Điều đáng nói là đây là các cổ đông nhỏ đang gánh chịu hậu quả hành động của các cổ đông lớn. Vậy liệu họ có nên khởi kiện các cổ đông lớn hay không?
+ Việc phát hành thêm cổ phiếu không minh bạch, có tiềm năng gây tham nhũng, thất thoát cho công ty
Cũng có rất nhiều ví dụ về việc này trên thị trường chứng khóan Việt Nam. Một ví dụ là Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải và Thương mại (Vinalink) khi tăng vốn từ 36 tỉ đồng lên 90 tỉ đồng đã đề ra phương án bán 162.000 cổ phiếu cho Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương TP.SG (Vinatrans) với giá bằng mệnh giá 100.000 đồng. Tuy nhiên lúc đó giá thị trường của Vinalink là 1.500.000 đồng/cổ phiếu. Việc bán cổ phiếu với giá quá thấp so với giá trị thực này đã khiến cổ đông của Vinalink bất bình và phản đối. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn là giá cổ phiếu Vinalink đem bán cho Vinatrans chỉ được tăng lên thành 150.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 10% so với giá thị trường.
Những ví dụ tương tự có thể tìm thấy ở các công ty PPG, SVC, VIP. Điểm chung trong các trường hợp này là quyền lợi cơ bản của các cổ đông thiểu số đã bị vi phạm nghiêm trọng. Người hưởng lợi là các lãnh đạo công ty, cổ đông lớn hoặc các cổ đông chiến lược ngòai công ty (hoàn toàn có thể nghi ngờ rằng không phải ngẫu nhiên mà những cổ đông chiến lược này lại được lựa chọn và hưởng lợi).
Điểm yếu cơ cấu này của thị trường chứng khoán có tiềm năng gây ra tình trạng tham nhũng tư trầm trọng tại các công ty cổ phần. Nên nhớ, về bản chất công ty cổ phần là một loại hình tổ chức pháp lý công ty rất cao cấp. Bên cạnh nhiều ưu điểm, nhược điểm lớn nhất của công ty cổ phần là vấn đề principal-agents, tức là vấn đề người quyết định chi tiêu lại phải không phải là người sở hữu. Tiền góp vốn là của cổ đông, nhưng chi tiêu tiền vốn đó lại thuộc thẩm quyền của ban lãnh đạo công ty. Vấn đề này tương tự với vấn đề của doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy, tiềm năng tham nhũng luôn rất lớn trong công ty cổ phần và trong công ty cổ phần mới cần có Ban kiểm soát. Tiếc là vai trò của Ban kiểm soát còn quá mờ nhạt tại các công ty cổ phần ở nước ta, và vấn đề tham nhũng tư, tức tham nhũng trong khu vực tư nhân, chưa được các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, giải quyết đúng mức.
Nếu điểm yếu cơ cấu này không được nhanh chóng giải quyết, thì ban lãnh đạo của nhiều công ty tiếp tục sẽ bán rẻ tương lai phát triển dài hạn của công ty mình, các cổ đông nhỏ lẻ tiếp tục mất tin vào thị trường, và thị trường sẽ tiếp tục đi xuống.
Các lý do đưa thị trường đưa thị trường đi lên
Tuy nhất trí với báo cáo của HSBC về những nguyên nhân đi xuống của thị trường, chúng tôi vẫn cho rằng báo cáo của HSBC là một báo cáo còn sai sót về số liệu (đặc biệt là số liệu về P/E của thị trường thiếu cập nhật và ước tính về tốc độ tăng trưởng EPS của các công ty trên thị trường). Đặc biệt, báo cáo của HSBC tỏ ra phiến diện, khi chỉ đề cập đến những lý do đưa thị trường đi xuống, mà không đề cập tới lý do đưa thị trường đi lên. Có khá nhiều lý do để có thể lạc quan về tương lai của thị trường:
-
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật luôn ưa chuộng các mô hình đơn giản. Có thể sử dụng mô hình đơn giản như trên để dự đoán về hướng đi của VNIndex. Bắt đầu từ khi thị trường vượt qua đường hỗ trợ số 1 (đường hỗ trợ trung hạn mạnh nhất), chúng tôi đã liên tục đưa ra lời cảnh báo kêu gọi các nhà đầu tư cá nhân bán cutloss. Khi thị trường bắt đầu vượt qua đường hỗ trợ số 2, chúng tôi đưa ra lời khuyến nghị bán cutloss khẩn cấp và rút khỏi thị trường. Hiện nay, VNIndex đã vượt qua đường hỗ trợ thứ ba. Dưới đường hỗ trợ thứ ba là một khoảng trống.
Mức hỗ trợ mạnh gần nhất ở đường xanh da trời, tức là mức khoảng 820-830 điểm.
Xét từ góc độ phân tích kỹ thuật, hiện nay VNIndex có hai hướng đi có thể xảy ra:
- Hướng 1: Đường hỗ trợ thứ 3 và đường FIB 61,8% đủ mạnh để kìm giữ VNIndex ở 870-890. VN-Index sẽ dao động xung quanh mức này một thời gian trước khi xác định hướng đi mới.
- Hướng 2: VNIndex tiếp tục giảm mạnh, vượt qua khỏi kênh xu thế giảm giá (màu đỏ) và bị chặn lại ở đường hỗ trợ xanh da trời (ở mức khoảng 820-830 điểm). Khi đó, sức bật lên của VNIndex là rất mạnh.
Kết luận và khuyến nghị
Rất khó khăn để đưa ra khuyến nghị cho các nhà đầu tư nhỏ trong thời điểm hiện nay. Trong vòng 5 tuần trước, chúng tôi khá tự tin khi đưa ra khuyến nghị bán giảm lỗ, thậm chí bán giảm lỗ khẩn cấp, tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, việc tiếp tục bán giảm lỗ bằng mọi giá có lẽ không còn phù hợp.
Chúng tôi tiếp tục giữ một quan điểm lạc quan về thị trường vào thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Dựa trên niềm tin vào bối cảnh lạc quan của nền kinh tế quốc dân và sự sáng suốt điều hành của Chính phủ mới, chúng tôi cho rằng giá trị của VNIndex thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008 sẽ ở mức trên 1000 điểm.
Trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư cá nhân còn 100% cổ phiếu cần bán cutloss ít nhất 30% cổ phiếu. Việc giữ danh mục 100% cổ phiếu vào thời điểm này vẫn là mạo hiểm.
Các nhà đầu tư cá nhân đã cutloss thành công có thể bắt đầu cân nhắc mua vào và giữ danh mục cổ phiếu tiền mặt ở mức 40-60 hoặc 50-50.
Nguồn:
http://www.tuanvietnam.net//vn/sukiennonghomnay/806/index.aspx