- Biển số
- OF-38489
- Ngày cấp bằng
- 17/6/09
- Số km
- 128
- Động cơ
- 471,740 Mã lực
Chứng khoán ‘nín thở’ chờ Quốc hội
Bài viết cập nhật lúc: 07:54 ngày 29/10/2009
- “Mấy ngày Quốc hội họp, thị trường chứng khoán “nín thở” chờ xem Quốc hội có quyết gói kích cầu thứ hai không. Thị trường chứng khoán xanh hay đỏ phụ thuộc rất nhiều vào tin tức từ hội trường”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận xét trong phiên thảo luận về ngân sách chiều 28/10.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng QH Nguyễn Minh Thuyết.
Ảnh: Cao Nhật
Ông Thuyết cũng chỉ ra một số hạn chế trong chi tiêu ngân sách mà Chính phủ cần rút kinh nghiệm: thất thu, thu không vững chắc và không cân đối với chi.
Trong khi đó, kỷ luật chi chưa nghiêm, thiếu hiệu quả và không hợp lý.
Công nhân, nông dân hay các đại gia?
Chi đầu tư phát triển năm nay tăng tới 20%. Nhưng đặc biệt chi khác tăng tới 1.800%, tức là tăng 18 lần so với dự toán.
“Chi mà không kiểm soát được. Gói kích cầu các đại biểu nói nhiều không biết chi vào đâu?”, ông Thuyết băn khoăn.
Theo ông Thuyết, gói kích cầu năm nay chiếm 8% GDP và 30% ngân sách nhưng Chính phủ một mình quyết định, mãi về sau UB Thường vụ Quốc hội, rồi Quốc hội mới biết. Bây giờ, có gói kích cầu thứ hai không, Quốc hội cũng không biết.
Trái phiếu 20 ngàn tỷ, Chính phủ mới trình đang chuẩn bị bàn thì các báo đã đăng tin là Thủ tướng phân bổ cho các ngành.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tiếp tục dẫn chứng, chỉ trong 9 tháng đầu năm, tổng lượng hàng hóa bán lẻ, dịch vụ tăng tới 18,6%, trừ trượt giá đi vẫn còn tăng tới gần 10%.
“Nhưng chúng tôi muốn Tổng cục Thống kê cho biết tăng hàng gì, hàng yếu phẩm, tiêu dùng bình thường? Ai là người chi nhiều nhất, có phải công nhân, nông dân, trí thức không… hay là các đại gia?”, ông Thuyết chất vấn.
Ngoài chuyện kỷ luật tài chính chưa nghiêm, các bộ cho đến nay không kiểm soát được ngân sách của mình chi như thế nào.
“Chi cho giáo dục đào tạo không phải chỉ có Bộ Giáo dục - Đào tạo mà các địa phương, bộ ngành khác cũng được chi nên Bộ cũng không kiểm soát được để biết thực chất chi như thế nào. Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch… và tôi tin là ngay Bộ Tài chính cũng chỉ dựa trên báo cáo của địa phương chứ khó kiểm soát”, ông Thuyết phân tích.
“Xây dựng khác xây cất”
Nói về hiệu quả túi tiền quốc gia, ông Thuyết dẫn chứng ngay, có doanh nghiệp mua bán phân hóa học, thuốc trừ sâu cũng được vay với lãi suất thấp. Họ chạy sang Trung Quốc mua hàng về bán cho dân mình. Như thế thì kích cầu cho hàng xóm chứ không phải kích cầu cho mình.
“Đi giám sát ở miền Trung, đồng bào có nói dùng 2 từ để phân biệt: xây dựng và xây cất. Xây dựng là xây bằng tiền của mình. Xây cất là bằng tiền của Nhà nước, tức là một phần thì xây, một phần cất vào túi”, ông Thuyết chua chát.
Ông Thuyết cũng dẫn chứng nhiều con số khác về chi bất hợp lý. Chẳng hạn, hiện nay các tập đoàn kinh tế được vay 500 triệu USD để khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, 500 triệu USD để lập 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế.
“Toàn bộ số bội chi là để chi cho đầu tư, không chi tư thường xuyên. Số bội chi được huy động từ vay nước ngoài ưu đãi, và 80% là vay trong nước, gián tiếp không gây ra lạm phát. Nếu cắt giảm xuống 6% thì bị hụt 9.700 tỷ đồng”.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh
Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Phạm Thị Loan cũng đặt câu hỏi: “Sự nghiêm minh trong thực hiện kỷ luật tài chính đang ở đâu?”.
Chẳng hạn, báo cáo kiểm toán đã chỉ ra, nhiều khoản chi sai chưa bị xử lý nghiêm minh, như lấy tiền chỗ này đắp chỗ kia.
Cũng như ĐB Thuyết, bà Loan băn khoăn về việc Chính phủ đã quyết xong gói kích cầu rồi mới trình Quốc hội.
Hoặc việc để lại 50% lợi nhuận sau thuế cho Tập đoàn Dầu khí không hiểu theo quy định nào?
Nhiều vấn đề khác của việc chi tiêu túi tiền quốc gia đã được đại biểu phân tích, mổ xẻ mạnh mẽ. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh sau đó đã giải trình làm rõ thêm.
Mặc dù ĐBQH tiếp tục đề nghị vẫn nên giảm mức bội chi xuống 6% nhưng Bộ Tài chính kiên quyết bảo lưu quan điểm bội chi phải 6,5% mới đủ cho đầu tư phát triển trong năm tới.
ĐB Phạm Thị Loan: Tại sao lại để lại 50% lợi nhuận sau thuế cho Tập đoàn Dầu khí? Không hiểu luật nào hay điều khoản nào quy định như vậy?
Tôi không đồng ý để lại hơn 5.038 tỷ đồng để đầu tư cho các tập đoàn kinh tế, trong đó riêng cho Dầu khí đã là 3.500 tỷ.
Lợi nhuận sau thuế của Vietsopetro phải đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Nếu năm nay ta chi cho Dầu khí là 3.500 tỷ đồng, những năm sau lại tăng thêm vài nghìn tỷ nữa chưa biết chừng?
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Riêng với Tập đoàn Dầu khí, do thực hiện hiệp định giữa VN và Nga thì ngoài các khoản thuế phải đóng, còn lại là lợi nhuận được chia giữa hai bên. Thông thường như các tập đoàn, các DN khác thì đương nhiên Tập đoàn Dầu khí được giữ lại toàn bộ lợi nhuận để đầu tư.
Nhưng với Tập đoàn Dầu khí, Chính phủ đã điều tiết để tập đoàn này chỉ giữ lại 50% đầu tư để thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chứ không phải Chính phủ cho Tập đoàn Dầu khí được giữ 50%.
Lê Nhung
http://www.tinmoi.vn/Chung-khoan-nin-tho-cho-Quoc-hoi-1074430.html
Bài viết cập nhật lúc: 07:54 ngày 29/10/2009
- “Mấy ngày Quốc hội họp, thị trường chứng khoán “nín thở” chờ xem Quốc hội có quyết gói kích cầu thứ hai không. Thị trường chứng khoán xanh hay đỏ phụ thuộc rất nhiều vào tin tức từ hội trường”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận xét trong phiên thảo luận về ngân sách chiều 28/10.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng QH Nguyễn Minh Thuyết.
Ảnh: Cao Nhật
Ông Thuyết cũng chỉ ra một số hạn chế trong chi tiêu ngân sách mà Chính phủ cần rút kinh nghiệm: thất thu, thu không vững chắc và không cân đối với chi.
Trong khi đó, kỷ luật chi chưa nghiêm, thiếu hiệu quả và không hợp lý.
Công nhân, nông dân hay các đại gia?
Chi đầu tư phát triển năm nay tăng tới 20%. Nhưng đặc biệt chi khác tăng tới 1.800%, tức là tăng 18 lần so với dự toán.
“Chi mà không kiểm soát được. Gói kích cầu các đại biểu nói nhiều không biết chi vào đâu?”, ông Thuyết băn khoăn.
Theo ông Thuyết, gói kích cầu năm nay chiếm 8% GDP và 30% ngân sách nhưng Chính phủ một mình quyết định, mãi về sau UB Thường vụ Quốc hội, rồi Quốc hội mới biết. Bây giờ, có gói kích cầu thứ hai không, Quốc hội cũng không biết.
Trái phiếu 20 ngàn tỷ, Chính phủ mới trình đang chuẩn bị bàn thì các báo đã đăng tin là Thủ tướng phân bổ cho các ngành.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tiếp tục dẫn chứng, chỉ trong 9 tháng đầu năm, tổng lượng hàng hóa bán lẻ, dịch vụ tăng tới 18,6%, trừ trượt giá đi vẫn còn tăng tới gần 10%.
“Nhưng chúng tôi muốn Tổng cục Thống kê cho biết tăng hàng gì, hàng yếu phẩm, tiêu dùng bình thường? Ai là người chi nhiều nhất, có phải công nhân, nông dân, trí thức không… hay là các đại gia?”, ông Thuyết chất vấn.
Ngoài chuyện kỷ luật tài chính chưa nghiêm, các bộ cho đến nay không kiểm soát được ngân sách của mình chi như thế nào.
“Chi cho giáo dục đào tạo không phải chỉ có Bộ Giáo dục - Đào tạo mà các địa phương, bộ ngành khác cũng được chi nên Bộ cũng không kiểm soát được để biết thực chất chi như thế nào. Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch… và tôi tin là ngay Bộ Tài chính cũng chỉ dựa trên báo cáo của địa phương chứ khó kiểm soát”, ông Thuyết phân tích.
“Xây dựng khác xây cất”
Nói về hiệu quả túi tiền quốc gia, ông Thuyết dẫn chứng ngay, có doanh nghiệp mua bán phân hóa học, thuốc trừ sâu cũng được vay với lãi suất thấp. Họ chạy sang Trung Quốc mua hàng về bán cho dân mình. Như thế thì kích cầu cho hàng xóm chứ không phải kích cầu cho mình.
“Đi giám sát ở miền Trung, đồng bào có nói dùng 2 từ để phân biệt: xây dựng và xây cất. Xây dựng là xây bằng tiền của mình. Xây cất là bằng tiền của Nhà nước, tức là một phần thì xây, một phần cất vào túi”, ông Thuyết chua chát.
Ông Thuyết cũng dẫn chứng nhiều con số khác về chi bất hợp lý. Chẳng hạn, hiện nay các tập đoàn kinh tế được vay 500 triệu USD để khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, 500 triệu USD để lập 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế.
“Toàn bộ số bội chi là để chi cho đầu tư, không chi tư thường xuyên. Số bội chi được huy động từ vay nước ngoài ưu đãi, và 80% là vay trong nước, gián tiếp không gây ra lạm phát. Nếu cắt giảm xuống 6% thì bị hụt 9.700 tỷ đồng”.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh
Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Phạm Thị Loan cũng đặt câu hỏi: “Sự nghiêm minh trong thực hiện kỷ luật tài chính đang ở đâu?”.
Chẳng hạn, báo cáo kiểm toán đã chỉ ra, nhiều khoản chi sai chưa bị xử lý nghiêm minh, như lấy tiền chỗ này đắp chỗ kia.
Cũng như ĐB Thuyết, bà Loan băn khoăn về việc Chính phủ đã quyết xong gói kích cầu rồi mới trình Quốc hội.
Hoặc việc để lại 50% lợi nhuận sau thuế cho Tập đoàn Dầu khí không hiểu theo quy định nào?
Nhiều vấn đề khác của việc chi tiêu túi tiền quốc gia đã được đại biểu phân tích, mổ xẻ mạnh mẽ. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh sau đó đã giải trình làm rõ thêm.
Mặc dù ĐBQH tiếp tục đề nghị vẫn nên giảm mức bội chi xuống 6% nhưng Bộ Tài chính kiên quyết bảo lưu quan điểm bội chi phải 6,5% mới đủ cho đầu tư phát triển trong năm tới.
ĐB Phạm Thị Loan: Tại sao lại để lại 50% lợi nhuận sau thuế cho Tập đoàn Dầu khí? Không hiểu luật nào hay điều khoản nào quy định như vậy?
Tôi không đồng ý để lại hơn 5.038 tỷ đồng để đầu tư cho các tập đoàn kinh tế, trong đó riêng cho Dầu khí đã là 3.500 tỷ.
Lợi nhuận sau thuế của Vietsopetro phải đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Nếu năm nay ta chi cho Dầu khí là 3.500 tỷ đồng, những năm sau lại tăng thêm vài nghìn tỷ nữa chưa biết chừng?
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Riêng với Tập đoàn Dầu khí, do thực hiện hiệp định giữa VN và Nga thì ngoài các khoản thuế phải đóng, còn lại là lợi nhuận được chia giữa hai bên. Thông thường như các tập đoàn, các DN khác thì đương nhiên Tập đoàn Dầu khí được giữ lại toàn bộ lợi nhuận để đầu tư.
Nhưng với Tập đoàn Dầu khí, Chính phủ đã điều tiết để tập đoàn này chỉ giữ lại 50% đầu tư để thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chứ không phải Chính phủ cho Tập đoàn Dầu khí được giữ 50%.
Lê Nhung
http://www.tinmoi.vn/Chung-khoan-nin-tho-cho-Quoc-hoi-1074430.html