Chứng khoán 2008 - Phần 7 - "Trong muôn vàn gian khó còn đó những cơ hội"

Trạng thái
Thớt đang đóng

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
14,238
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Mấy bữa trước khi SCIC cứu giá em chơi chữ "NHẪN". Bây giờ khi thấy chính phủ cũng hết bài rồi em đành chuyển sang chữ "TẨU". Khi nào có biến động tích cực thì lại dùng chữ "CHIẾN" vậy !!!

@ Dicham : STP chỉ sản xuất vỏ bao xi măng thôi ạ, không tham gia quá trình xây dựng.
 
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,166
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
Thế là dư lào hả bác? Ku này cũng vào diện XD mà... :P :^)
Em không liệt mã STP vào nhóm ngành XD mặc dù nó xuất phát từ tổng Sông Đà.
STP nguyên là Công ty CP bao bì Sông Đà, hoạt động chính của nó là SX bao bì cho mấy cái nhà máy xi măng. STP mới đổi tên thành Cty CP Thương mại CN Sông Đà và mới mở một mỏ khai thác đá nguyên liệu (giá VLXD đang tăng khủng khiếp đấy bác, giá đá xanh đổ bê tông đang từ 85k lên trên 120k rồi). Theo báo cáo TC 2007 của STP chỉ tính phần SX bao bì thì PE của nó là 8 chưa có lợi nhuận từ cái mỏ đá trên, chắc phải quí II 2008 mới có. Đại loại là STP không tham gia thầu công trình XD nên nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá VLXD tăng mà ngược lại, nó sẽ được hưởng lợi từ chuyện đó.

Nhân đây em cũng lưu ý các bác là không nên căn cứ vào tên công ty để phân loại ngành nghề mà chỉ căn cứ vào tỷ trọng trong hoạt động kinh doanh thực tế. Ví dụ em chưa bao giờ chấp nhận FPT là công ty ngành phần mềm tin học cả vì 85% lợi nhuận của FPT có được là từ bán ĐT. Do đó PE em chấp nhận cho FPT tối đa chỉ là 20. Những người nghĩ FPT là công ty phần mềm đã chấp nhận PE ở mức trên 40 và mua FPT ở giá 400-600k và kết quả thế nào các bác đã thấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

taplai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-169
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
551
Động cơ
586,510 Mã lực
Cái mess của TTTC VN là do các cụ nhà mình gây ra thôi. Đầu tiên là bơm quá nhiều tiền mặt ra (hơn 200.000 tỷ trong 2007) khiến cho lạm phát phi mã. Khi con ngựa nó lồng lên rồi thì lại ghìm cương bất chợt (tăng lãi suất cơ bản lên 8/5%, tăng dự trữ bắt buộc lên 11%, phát hành tín phiếu bắt buộc 20.300 tỷ, rút tiền mặt của NHNN từ các NHTM 50.000 tỷ). Cách điều hành theo kiểu đánh trận này đang gây ra hậu quả cho toàn bộ thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Hiện tại lạm phát chưa được đẩy lui nhưng tiền mặt thì đã thiếu trầm trọng. Cái này nó đang phản ánh lên TTCK.

Nói về CP các công ty theo em phần lớn các công ty đang hoạt động kinh doanh tốt. Với giá CP của ngày hôm nay nhiều mã đã có thu nhập cao hơn mức thu nhập của lãi suất tiết kiệm 12%/năm chưa tính đến các khoản lợi nhuận chưa chia của 2007, thặng dư vốn.... Vậy nếu đầu tư vào các mã CP tốt ngay từ bây giờ thì sau 12 tháng tối thiểu cũng có lợi tức bằng gửi tiết kiệm. Tuy nhiên nên tránh các CP của khối TC, NH, BDS, XD, XK ưu tiên CP của các cty khai khoáng, SX NVL, SX hàng thay thế NK, năng lượng, hàng tiêu dùng thiết yếu... sáng nay em mới khớp được STP giá sàn :P
Mặc dù hôm nay vì tham cũng gom STP giá sàn như bác 2s nhưng không đồng ý với bác là "phần lớn các công ty đang hoạt động kinh doanh tốt".
Tôi lại rất lo lắng về cả nền kinh tế VN nói chung, như là đang bên bờ khủng hoảng. Nếu chỉ do các cụ nhà mình gây ra thì còn đỡ lo nhưng e rằng tình hình xấu trên toàn cầu, VN sẽ bị cuốn theo.
Ngay cả giữ tiền mặt hay bất động sản bây giờ cũng có rủi ro nếu kinh tế tèo.
Khi kinh tế suy thoái thì khai khoáng bị ảnh hưởng xấu trước tiên đấy bác.
 
Chỉnh sửa cuối:

TungRau

Xe tăng
Biển số
OF-67
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,309
Động cơ
595,680 Mã lực
Mấy bữa trước khi SCIC cứu giá em chơi chữ "NHẪN". Bây giờ khi thấy chính phủ cũng hết bài rồi em đành chuyển sang chữ "TẨU". Khi nào có biến động tích cực thì lại dùng chữ "CHIẾN" vậy !!!

@ Dicham : STP chỉ sản xuất vỏ bao xi măng thôi ạ, không tham gia quá trình xây dựng.
Kekeke , cuối cùng thì người lì lợm nhất cũng bỏ chạy , hehehe.

EM không phải chán mà em không có thời gian bám sàn. Giai đoạn này , nếu tinh ý vẫn có thể ăn T+ được.

Thôi , để em yên tâm công tác , khi nào dư dả thời gian em chiến tiếp.
 
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,166
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
Mặc dù hôm nay vì tham cũng gom STP giá sàn như bác 2s nhưng không đồng ý với bác là "phần lớn các công ty đang hoạt động kinh doanh tốt".
Tôi lại rất lo lắng về cả nền kinh tế VN nói chung, như là đang bên bờ khủng hoảng. Nếu chỉ do các cụ nhà mình gây ra thì còn đỡ lo nhưng e rằng tình hình xấu trên toàn cầu, VN sẽ bị cuốn theo.
Ngay cả giữ tiền mặt hay bất động sản bây giờ cũng có rủi ro nếu kinh tế tèo.
Khi kinh tế suy thoái thì khai khoáng bị ảnh hưởng xấu trước tiên đấy bác.
Em thấy BCTC kết thúc 2007 và 2 tháng đầu 2008 phần lớn các cty (trên 50%) đều có ROE trên 20%, như vậy là quá tốt rồi bác ạ. VN chưa thể khủng hoảng được đâu, những rối loạn trước mắt là do lỗi chủ quan của bộ máy điều hành kinh tế thôi.
 

sigma

Xe buýt
Biển số
OF-293
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
669
Động cơ
587,120 Mã lực
Tuổi
51
Em thấy BCTC kết thúc 2007 và 2 tháng đầu 2008 phần lớn các cty (trên 50%) đều có ROE trên 20%, như vậy là quá tốt rồi bác ạ. VN chưa thể khủng hoảng được đâu, những rối loạn trước mắt là do lỗi chủ quan của bộ máy điều hành kinh tế thôi.
Cụ phải tính ROA nữa cụ ợ, ROA nhỏ thì cũng kém. Hơn nữa, liệu R của 2008 có lớn hơn 2007 không hay lại nhỏ hơn thì...
 

Mic71

Xe buýt
Biển số
OF-6533
Ngày cấp bằng
30/6/07
Số km
914
Động cơ
551,425 Mã lực
đi bụi nào iem đi bụi rồi !!!!!!!!:'(

kiên quyết không bán :mad:
Bác Sơn Bọ đổi hộ em tông chữ màu xanh cái, nhìn thấy màu đỏ bây giờ dị ứng quá:102::102::102::'(:'(:'(
 
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,166
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
Cụ phải tính ROA nữa cụ ợ, ROA nhỏ thì cũng kém. Hơn nữa, liệu R của 2008 có lớn hơn 2007 không hay lại nhỏ hơn thì...
ROA so sánh với công ty cùng ngành nghề và so sánh với chính công ty đó trong quá khứ để biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh. ROA thấp nhưng ROE cao thì vẫn chấp nhận được vì công ty biết sử dụng đòn bẩy tài chính. Do ROE cho biết hiệu quả sử dụng vốn cổ đông nên khi xem xét mua 1 CP nào thì buộc phải tìm hiểu. Với một cổ đông thì ROE luôn đáng quan tâm hơn ROA.
 

taplai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-169
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
551
Động cơ
586,510 Mã lực
Thời buổi lãi suất cao mà dùng đòn bẩy tài chính quá đà thì sẽ bị đòn nó bật lại vỡ mặt:77: .
Kể cả ROE, ROA đang tốt mà tàu chung chìm thì cũng đi theo hết.
Ví dụ: thị trường thu hẹp, lãi vay tăng cao, chủ nợ đòi, khách hàng bùng nợ...
Năm 1998, công ty tôi đang có ROA khoảng 80%, ROE >100%, tài chính lành mạnh thế mà dính khủng hoảng kinh tế nên khách hàng phá sản một loạt, thị trường đóng băng, chi phí cố định thì vẫn phải chi đều đều, mặc dù công ty đã đề phòng trước đó nhưng cũng vẫn bị ảnh hưởng nặng dẫn đến giải thể sau đó 1 năm, anh em đi làm việc khác.
 

Ian

Xe điện
Biển số
OF-382
Ngày cấp bằng
18/6/06
Số km
3,901
Động cơ
618,870 Mã lực
Nơi ở
Lênh đênh 4 biển
Website
www.americandoor.vn
Trời ơi!:77: Thế có khổ em không cơ chứ!Tuần trước tưởng là mua được giá rẻ rùi!Chưa kịp bán để lướt lát tí thì nó lại down thê thảm như hnay. Huhu càng ngày em càng muốn ra bãi sông Hồng ở ẩn các bác ạ!!!:'( :'( :'(
Bác ra bãi ở ẩn với em nhá, 2 bác em mình 1 lều, vui phết, chiều chiều sang lều của Bé đánh chắn, hay sang lều Dongnat buôn vặt, hoặc rủ Sơn bọ vẽ ôto trên cát cũng hay... :D :D
 

taplai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-169
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
551
Động cơ
586,510 Mã lực
Cánh hoa trước gió
Võ Tá Hân - 03/2002.

Phần I - Cái bong bóng nhà đất - chứng khoán

Theo tờ Business Times (Singapore) ra ngày 18/2/2002 giới chức Nhật cho rằng có lẽ trong tương lai đất nước này sẽ phải cần đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Tại sao đầu tàu kinh tế thứ hai trên thế giới nay bỗng trở nên... khốn đốn như vậy?

PHẦN I: CÁI BONG BÓNG NHÀ ĐẤT CHỨNG KHOÁN

Nguồn vốn thành hình trong hai thập niên (1950-1970)
Sau thế chiến thứ hai, nền kinh tế Nhật hoàn toàn kiệt quệ. Tuy nhiên chỉ sau hai thập niên, Nhật không những đã gượng dậy nhanh chóng mà còn trở thành nước xuất khẩu thép và xe hơi lớn nhất thế giới. Hàng hóa Nhật đã bắt đầu tràn ngập thị trường Mỹ từ thập niên 1960. Máy hát, tivi, máy ảnh và xe hơi Nhật với kiểu dáng đẹp, chất lượng cao và giá rẻ đã lần lượt chiếm lĩnh thị trường Mỹ.
Thị trường nhà đất và chứng khoán chuyển mình
Nguồn thu nhập từ xuất khẩu đã tạo nên một lớp nhà giàu mới và người Nhật bắt đầu đổ tiền vào nhà đất. Vào đầu thập niên 1970, một cơn sốt nhà đất ở Tokyo bắt đầu thành hình. Năm 1974, Chính phủ Nhật đã tìm cách chặn đứng cơn sốt bằng cách ban hành một sắc thuế nặng đánh vào lợi nhuận mua bán bất động sản. Phương thuốc này mang lại hiệu quả được... một năm. Giá bất động sản rớt xuống trong năm 1975 nhưng sau đó lại tiếp tục tăng, tuy có chậm hơn. Sắc thuế này lại làm dân Nhật chuyển qua mua bán cổ phiếu và giá cổ phiếu cứ thế mà gia tăng.
Chỉ số Nikkei vào cuối năm 1975 là 4.350. Đến cuối năm 1980 thì lên đến 7.110 và đến cuối năm 1985 tăng lên 13.110, nghĩa là giá chứng khoán đã tăng gấp ba lần trong vòng 10 năm. Nói chung, đến năm 1985 thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán đã chín muồi và chỉ chờ đợi để bùng nổ.
Thỏa ước Plaza 1985 buộc Nhật tăng giá đồng yên là ngòi nổ
Từ giữa thập niên 1970, cán cân thương mại Mỹ - Nhật chênh lệch nặng, nhiều công ty Mỹ vì không cạnh tranh nổi với hàng giá rẻ của Nhật, đã đi đến chỗ phá sản. Dân Mỹ phẫn nộ và xuống đường biểu tình chống hàng Nhật tại các thành phố lớn. Vấn đề được nhiều lần đưa ra thảo luận sôi nổi tại Nghị viện Mỹ. Nhiều vị dân biểu đã hăm he cảnh cáo, đòi trả đũa bằng một cuộc chiến tranh kinh tế nếu Nhật không tìm cách ngăn chặn làn sóng xâm lăng hàng hóa vào đất Mỹ.
Trước áp lực của Mỹ, sau cùng thì Nhật đành phải nhượng bộ. Tại một cuộc hội nghị nhóm ở khách sạn Plaza New York vào năm 1985, Nhật đồng ý tăng giá đồng yên để hàng Nhật vào thị trường Mỹ sẽ không còn rẻ như trước.
Nhật hạ lãi suất đưa đến cơn sốt nhà đất
Trong hai năm 1986-1987 đồng yên bắt đầu tăng giá so với đô la Mỹ, tuy nhiên vẫn chưa làm giảm ngay cán cân thương mại thâm thủng về phía Mỹ. Lý do chính là vì các công ty Mỹ chuyên sản xuất hàng tiêu dùng hầu như đã bị "đốn ngã" trước đó nên không kịp trở tay. Hàng Nhật nay tuy đắt hơn, nhưng người tiêu dùng đã quen và lại không tìm được hàng nội địa tương xứng nên đành tiếp tục... cắn răng mua!
Đồng yên cứ tiếp tục tăng và vượt cao hơn dự tính của mọi người. Điều này khiến Bộ Tài chính Nhật đâm ra hốt hoảng vì ngại lượng xuất khẩu có thể đột ngột giảm nặng và đưa nền kinh tế Nhật đến chỗ suy thoái. Trước viễn cảnh này, Nhật quyết định hạ lãi suất ngân hàng xuống mức thấp nhất là 2,5%/năm. Ngoài việc giúp kềm giá đồng yên, Chính phủ Nhật muốn tìm cách tung tiền vào thị trường, giúp các công ty vay dễ dàng để bành trướng sản xuất, đồng thời khuyến khích dân chúng vay tiền để mua sắm, hầu kích thích nền kinh tế nội địa.
Than ôi, lượng tiền khổng lồ ấy đã không đi vào sản xuất và tiêu thụ mà lại chạy vào chỗ khác! Với lãi suất quá thấp, dân chúng ùn ùn vay tiền... đổ vào bất động sản. Giá đất đã cao, nay lại được dịp tăng nhanh hơn nữa, nhất là sau khi Chính phủ tuyên bố thành phố Tokyo cần có thêm nhiều cao ốc để trở thành một trung tâm tài chính thế giới, cạnh tranh với New York.
Khi những tay đầu cơ nhập cuộc, giành nhau mua đất xây cất thì cơn sốt nhà đất bùng nổ. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ 1988, giá đất tại khu trung tâm Tokyo đã tăng 200 lần! Cơn sốt nhà đất lan tràn khắp nước Nhật và ngay cả những nông dân cũng phút chốc trở thành triệu phú... trên giấy tờ! Hơn 60% dân Nhật đều có nhà riêng và mọi người đều cảm thấy giàu có.
Với giá đất tăng vọt và đồng yên lên cao, danh sách những tỉ phú giàu nhất thế giới nay bỗng thấy toàn là người Nhật đứng đầu sổ, mà đặc biệt là chủ nhân các công ty bất động sản. Những ngân hàng và tập đoàn lớn nhất thế giới cũng là của Nhật. Người Nhật thấy mình trở nên giàu có, họ tung tiền ra mua các công ty Mỹ, các hãng phim lớn, các cao ốc danh tiếng, nông trại, sân golf, các tác phẩm hội họa nổi tiếng... Dường như có một dạo mà hầu như mọi tòa nhà cao tầng ở Los Angeles đều nằm trong tay các chủ nhân người Nhật. Người ta còn tính ra rằng toàn bộ bất động sản ở Nhật lúc bấy giờ trị giá gấp bảy lần ở Mỹ và nếu muốn thì Nhật có thể bỏ tiền ra mua... cả nước Mỹ.
Thị trường chứng khoán nổi sóng!
Với giá nhà đất tăng vùn vụt, các công ty và người đầu tư lại tiếp tục dùng nhà đất làm vật thế chấp vay tiền đổ vào thị trường chứng khoán khiến giá cổ phiếu cũng từ đó leo thang. Luật kế toán Nhật cho phép các công ty coi só gia tăng giá trị đất như là tiền lời hoạt động, do đó trong thời gian này công ty Nhật nào cũng làm ăn có lời khủng khiếp, khiến giá cổ phiếu liên tục tăng vọt. Từ đó, các công ty này lại tiếp tục vay tiền ngân hàng và phát hành trái phiếu với phân lãi quá thấp! Cứ thế mà cái vòng xoáy tăng dần...
Từ trên "tháp ngà" nhìn xuống, Bộ Tài chính Nhật tự cảm thấy... hài lòng cho rằng mình đã có công đóng góp vào cái "phép lạ" này và tiếp tục tạo điều kiện để kéo dài tình trạng này. Trong thâm tâm, không riêng gì Bộ Tài chính mà tất cả dân Nhật đều cho rằng sự phồn thịnh của Nhật là điều thực sự không thể chối cãi được. Thật vậy, khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ vào tháng 10/1987 thì thị trường chứng khoán Nhật không bị dao động mạnh như ở các nước khác. Sự kiện này khiến Bộ Tài chính tiếp tục tin rằng chính sách họ đã chọn là đúng. Do đó lãi suất được tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong lịch sử.
Hễ giá cổ phiếu còn gia tăng thì dân Nhật vẫn còn sung sướng. Đối với hàng triệu người Nhật thì việc mua bán cổ phiếu nay trở thành một thú tiêu khiển trong lúc nhàn rỗi. Mối quan tâm chính của người Nhật lúc bấy giờ là... đổ tiền vào đâu? Đất đai, cổ phiếu, sân golf, hay các bức tranh quý?
Đến cuối năm 1989, chỉ số Nikkei tăng vọt đến 38.916, nghĩa là lại tăng lên ba lần chỉ trong vòng bốn năm kể từ 1985. Vào năm 1989, giá trị của các công ty trên thị trường chứng khoán vượt quá 7.000 tỉ đô la Mỹ và mọi người dự tính con số này sẽ tiếp tục tăng đều khoảng 800 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Người Nhật cho rằng nước mình đang chuyển từ một nước sản xuất thành một nước chuyên về các hoạt động tài chính cao cấp và Tokyo rồi đây sẽ đầy dẫy nhà chọc trời như New York, với sự phồn thịnh kéo dài không dứt.
Ngân hàng tiếp tục... đổ dầu vào lửa
Mặc cho mọi người đã vay hết mức, ngân hàng vẫn tiếp tục tìm đủ mọi cách để cho vay thêm. Họ sẵn sàng "giúi" tiền cho các công ty vay mà không cẩn thận nghiên cứu khả năng trả nợ vì cho rằng hễ có đất làm vật thế chấp thì xong cả. Tuyệt nhiên không ai cần tìm hiểu xem công ty có cần thêm tiền không và vay để làm gì! Hàng trăm ngàn công ty nhỏ của Nhật, vốn là cái cột sống của nền kinh tế Nhật, nay bỗng trở thành những "miếng mồi ngon" của ngân hàng và được săn đón, chào mời những món tiền khổng lồ dù họ không cần.

Để bảo đảm là người vay có thể trả nợ thì điều quan trọng là phải giữ cho giá bất động sản tiếp tục gia tăng. Nhiều ngân hàng, do đó, đã trực tiếp góp phần duy trì cái bong bóng này. Tài trợ cho một khách hàng mua một miếng đất với giá 50 triệu đô la Mỹ tuần này thì tuần sau họ lại có lại có thể tài trợ cho người khác mua miếng đất đó với giá 60 triệu đô la Mỹ. Đến tháng sau thì cũng chính ngân hàng này giúp người khác vay tiền để mua miếng đất đó với giá 65 triệu đô la Mỹ, và cứ thế mà giá đất tiếp tục gia tăng. Nhìn ở ngoài vào, người ta cứ tưởng đất lên giá một cách tự nhiên, nhưng thực sự đằng sau hậu trường thì tất cả đều do ngân hàng giật dây.


(còn tiếp)
http://saga.vn/view.aspx?id=10623
 
Chỉnh sửa cuối:

taplai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-169
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
551
Động cơ
586,510 Mã lực
PHẦN II: TỨC NƯỚC VỠ BỜ

Dấu vết rạn nứt
Qua năm 1989 thì người ta bắt đầu cảm thấy có một sự gì bất ổn khi việc giá đất gia tăng khủng khiếp đã đưa đến một hố cách biệt lớn giữa người có nhà và kẻ chưa mua được nhà. Những người may mắn tậu nhà trước khi giá đất tăng vọt nay bỗng trở nên giàu sụ. Kẻ chưa nhập cuộc thì mua được một ngôi nhà dường như là một giấc mộng ngày càng vụt xa tầm tay vì nếu vay được tiền thì thời gian trả nợ phải kéo đến... 100 năm!
Nhìn vào bảng quyết toán của các công ty, nếu loại bỏ đi số gia tăng do bất động sản thì từ năm 1980 đến 1989, lợi nhuận từ hoạt động chính của công ty thực sự chỉ tăng khoảng 2% một năm mà thôi. Hầu như tất cả tiền công ty vay thêm đều được đổ vào mua cơ sở văn phòng mới hoặc mua cổ phiếu các công ty khác. Và công ty khác này lại cũng vay tiền để mua cổ phiếu của các công ty khác nữa, nói chung là mọi người chỉ... mua cổ phiếu của nhau và điều này không đóng góp gì vào sự phát triển kinh tế cả. Giá chứng khoán cũng như giá nhà đất, cứ thế mà lên cao đến chóng mặt.
Bộ tài chính can thiệp
Cuối tháng 12/1989, chỉ số Nikkei lên đến gần 39.000, một mức cao chưa hề thấy. Tuy nhiên, bước sang ngày đầu năm 1990 thì giá chứng khoán bắt đầu giảm và cứ thế mà đổ dốc sau khi Bộ Tài chính quyết định can thiệp bằng cách ra chỉ thị buộc các ngân hàng hạn chế cho vay để mua bất động sản.
Không khác một đoàn xe hơi đang chạy hết tốc độ mà chiếc xe của Bộ Tài chính dẫn đầu lại thắng gấp, thế là cả đoàn đều đâm vào nhau dồn cục. Biện pháp chống đầu cơ này đã đột ngột làm nổ cái bong bóng, chấm dứt ngay cơn sốt nhà đất. Những dự án xây cất khổng lồ đều bị bỏ ngang. Thế chấp ngân hàng thoáng chốc trở nên vô giá trị. Giá cổ phiếu cũng theo đó mà sụp đổ nhanh chóng.
Nền kinh tế Nhật bắt đầu khựng lại từ năm 1992, khiến các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty môi giới cổ phiếu bị ảnh hưởng trầm trọng. Dưới áp lực của Mỹ, đồng yên vẫn được tiếp tục nâng cao và chỉ trong vàu tháng đầu năm 1993 lại tăng 15% so với đô la Mỹ khiến hàng Nhật tiếp tục trở nên đắt hơn nữa. Tuy vậy, mối quan hệ Mỹ - Nhật vẫn còn gay gắt vì cán cân thương mại giữa hai nước vẫn không hề thay đổi mấy.
Mọi người tìm cách che giấu lỗi lầm
Vấn đề đã xấu lại càng trở nên tệ hơn khi giới chức có thẩm quyền đã cùng tìm cách che giấu sự thật. Trong suốt 5 năm trời, Bộ Tài chính và các ngân hàng dường như đã có "một thỏa thuận ngầm" tránh không công bố mức nợ xấu vì ngại dân chúng hoảng sợ mà rút tiền ra khỏi ngân hàng. Số nợ xấu của các công ty, do đó được kín đáo chuyển vào những tài khoản nợ "đặc biệt" qua những phương cách kế toán tài tình.
Nhiều tập đoàn lớn lại còn trả tiền cho những băng đảng gọi là sokaiya. Tại các cuộc họp hội đồng cổ đông hàng năm, hễ có ai đặt những câu hỏi khó trả lời thì nhóm sokaiya sẽ la ó om sòm đòi hỏi cuộc họp tiếp tục mà không cần giải thích vì... làm mất thời giờ. Mặc cho những dấu hiệu bất thường quá hiển nhiên trong sổ sách, các đoàn thanh tra cũng không hề đưa ra ánh sáng và các kiểm toán viên cũng đều ngậm miệng.
Mối liên hệ mật thiết giữa các viên chức công ty và chính phủ bắt đầu từ những năm thịnh vượng trước đây, giờ lại tiếp tục và mọi người cùng cố gắng che giấu lỗi lầm cho nhau. Các thành viên trong hội đồng quản trị hầu như được coi là các lãnh chúa thời nay, và một khi lãnh chúa có lầm lỗi thì công ty phải ráng bảo vệ bằng mọi cách. Cứ thế mà mọi người đều cố tìm cách che giấu sự thật cho tới cùng!
Tức nước vỡ bờ!
Với tình hình kinh tế của các nước châu Á bước vào giai đoạn khó khăn thì việc che giấu sự thật không còn dễ dàng và sau cùng thì những thủ đoạn lừa đảo đều bị phơi bày. Năm 1997, nhiều đoàn thanh tra chính phủ được đưa đến các công ty chứng khoán lớn nhất và sau đó các công ty này bị truy tố là đã hố lộ, nâng giá cổ phiếu giả tạo và che giấu nợ. Sanyo Securities, công ty môi giới cổ phiếu lớn nhất, tưởng rằng họ sẽ được chính phủ trợ giúp để trả những món nợ khổng lồ, lại là công ty đầu tiên gặp thất vọng! Ngày 3/11/1997 Sanyo Securities tuyên bố phá sản. Cũng trong tháng 11, Yamaichi Securities, một công ty chứng khoán có uy tín được thành lập hơn 100 năm, cũng tuyên bố đóng cửa sau khi chính phủ khám phá là họ đã che giấu một số nợ khổng lồ. Hình ảnh ông Tổng giám đốc của Yamaichi Securities khóc sướt mướt, dập đầu xin lỗi trước ống kính truyền hình được truyền khắp thế giới.
Ngân hàng Nhật sụp đổ
Sau các công ty chứng khoán thì đến lượt ngân hàng. Bốn ngân hàng đầu tiên, trong đó có ngân hàng Kỹ nghệ Nhật đã từng góp phần tái thiết nước Nhật sau thế chiến, bị buộc phải đóng cửa cũng chỉ vì những món nợ bất động sản khổng lồ không trả được. Mỗi ngân hàng sụp đổ lại kéo theo cả ngàn công ty, kể cả những công ty đang hoạt động tốt vì không thể trả lại số tiền vay ngay lập tức.
Để trả nợ ngân hàng thì các công ty buộc phải bán bớt đất đai, tuy nhiên mảnh đất mang ra thế chấp nay chỉ còn một phần ba giá trị thôi. Để sống sót, họ phải sa thải nhân công đến mức tối đa. Chỉ trong một năm sau đó, 17.000 công ty đã phá sản và số người mất việc gia tăng khủng khiếp. Sự sụp đổ đến quá nhanh khiến mọi người đều kinh ngạc. Một cựu tổng giám đốc tập đoàn lớn phải than rằng: "Chúng tôi không thể tưởng tượng được là làm ăn trong thị trường kinh tế tự do lại khủng khiếp đến như vậy. Sự sụp đổ đã đến quá nhanh".
Các viên chức Bộ Tài chính cũng nhìn nhận một cách chua chát là họ không thể nào ngờ được rằng bất động sản ở Nhật lại có thể mất giá đến 70% chỉ trong gần tám năm. Họ cho rằng lỗi của mình là đã quá yếu vì đã không dám chọn những quyết định can đảm, liều lĩnh đúng mức.
Thế là thoáng chốc mọi việc đều đổi ngược. Những công nhân trước đây đã từng xây nhà cao tầng đóng góp vào cái công tác, nay sống vất vưởng ngoài đường. Những công ty đã từng trả những món tiền khổng lồ để mua tranh quý nay phải bán tống bán tháo chúng đi. Tòa nhà Rockefeller ở New York lại trở về tay người Mỹ và giá đất Tokyo hạ tới 90%. Người Nhật chợt khám phá ra một điều là thực sự họ chưa hiểu rõ kinh tế thị trường và thiếu kinh nghiệm, vì lâu nay đã được chính phủ bảo bọc qua những luật lệ và hệ thống cứng nhắc. Cái lâu đài kinh tế và sự thành công của họ dường như chỉ là ảo ảnh.
Là một người Nhật thì nói vắn tắt, nếu bạn mua một ngôi nhà trị giá 1 triệu đô la Mỹ cách đây 10 năm thì giờ đây ngôi nhà ấy chỉ đáng giá khoảng 300.000 đô la Mỹ. Bán ra thì không đủ để trả nợ vì thế ngân hàng cũng không nỡ xiết. Bạn cũng không dám thay dổi công việc, dọn nhà đi xa vì nếu phải bán nhà thì kẹt, do đó ai cũng chỉ mong được giậm chân tại chỗ và tháng tháng cố gắng trả tiền lãi. Nếu không may bị mất việc thì quả là một thảm họa cho gia đình. Nếu đã mua cổ phiếu thì số phận cũng không khá hơn vì tính ra từ năm 1990 chỉ số Nikkei ở mức 39.000 đến tháng 2/2002 chỉ số Nikkei ở mức 10.093, mất khoảng 74% trị giá, nghĩa là mua 1 triệu đô la Mỹ thì nay chỉ còn 260.000 đô la Mỹ.
Phải "gỡ rối nên kinh tế" ra sao đây? Đó là một vấn đề cực kỳ rắc rối mà nhiều nội các Nhật đã cố gắng trong những năm vừa qua cũng vẫn chưa tìm được lối thoát. Hàng loạt biện pháp đã được thử nghiệm nhưng đều thất bại. Hàng tỉ đô la đã được đổ vào thị trường nhằm vực dậy nền kinh tế nhưng đều vô hiệu mà lại khiến chính phủ mang thêm nợ. (Tổng số nợ quốc gia lên đến 666.000 tỉ yên, chiếm 140% của tổng sản phẩm quốc gia - GNP). Trong lúc đó vì lý do sống còn, các công ty Nhật vẫn liên tục chyển các bộ phận sản xuất của họ ra nước ngoài để giảm chi phí sản xuất và hiện tượng khoét rỗng cơ cấu kinh tế này khiến số thất nghiệp trong nước tiếp tục gia tăng.
Chính phủ Mỹ trước đây luôn thúc đẩy Nhật tăng trị giá đồng yên, nay cũng đành phải "làm ngơ" để cho người bạn đồng minh của mình phá giá đồng yên. Việc đồng yên mất giá sẽ giúp hàng Nhật cạnh tranh được, nhưng lại đưa đến những vấn đề nhức nhối khác. Trước tiên là những nhà đầu tư nước ngoài đều muốn rút tiền ra khỏi thị trường Nhật. Kế đó thì những người bạn láng giềng như Trung Quốc có thể sẽ nóng mặt "trả đũa" bằng cách phá giá đồng tiền của mình, đưa đến những ảnh hưởng dây chuyền lớn, nhất là đối với các nước châu Á.
Riêng ở Nhật thì hậu quả của cái bong bóng vỡ vượt xa lĩnh vực kinh tế. Nó bắt người Nhật xét lại toàn bộ hệ thống đã giúp mình thành công trong bao nhiêu năm. Chính phủ Nhật đã lên tiếng báo động về nhu cầu cần cải tổ toàn bộ hệ thống từ kỹ nghệ, quản lý, chính trị và giáo dục. Tuy nhiên, người dân Nhật nay trở nên hoài nghi và không còn biết tin vào ai nữa.
Hoạt động ngân hàng, bất động sản, và cổ phiếu là những động cơ chính của một nền kinh tế, mà nếu không biết quản lý một cách khéo léo thì không khác gì đưa toàn bộ nền kinh tế... leo lưng cọp mà không biết đường xuống. Nói chung thì cái gì thái quá cũng đều có hại. Ngân hàng không thể được coi như là những công ty chuyên "buôn bán tiền" với mục đích duy nhất là hoàn toàn sống vì lợi nhuận, mà cần phải được quản lý để nhận thức trách nhiệm hầy góp phần trong việc điều tiết, không để giá nhà đất cũng như cổ phiếu lên xuống thất thường. Thị trường đất đai, chứng khoán cũng không thể để biến thành những "sòng bạc" khổng lồ vì cái lợi cho một nhóm nhỏ. Và cái hào nhoáng ngắn hạn sẽ không thể nào trả giá được cho những hậu quả khôn lường cho tập thể trong tương lai.

http://saga.vn/Nghiencuutinhhuong/10647.saga
 
Chỉnh sửa cuối:

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Ô... sao thủ giống giống thủ, xôi giống xôi thế nhề.... :P
Có 1 cái khác là cái đĩa đựng và bộ dao dĩa...
 

Babetta

Xe điện
Biển số
OF-6313
Ngày cấp bằng
24/6/07
Số km
2,397
Động cơ
566,690 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Hà Nội mới
Website
www.songphuong.com.vn
Ý kiến một số chiên gia , bác nào có gan cứ múc cuối năm VN index 1100 điểm có tiền mua RR

Chứng khoán có “thuốc” mà vẫn yếu
Nguồn: Tuổi trẻ
Với đợt cổ phiếu rớt giá vừa qua, các nhà đầu tư còn phân vân có nên bỏ vốn tiếp vào thị trường không. (Ảnh chụp tại sàn giao dịch SSI) Ảnh: HTDĐã là thị trường thì phải có lên có xuống và đợt cổ phiếu rớt giá rát mặt vừa qua là một lời cảnh báo rất tốt.
Tổng Công ty Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) đã nhảy vào mua cổ phiếu cùng với một lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường nhưng kênh chứng khoán vẫn không bật được.
Nhập cuộc hay đứng nhìn?
Diễn biến thị trường chứng khoán từ sau Tết đến nay cứ lình xình và vận hành không theo một quy luật nào dù đã khiến cho nhiều nhà đầu tư căng não khi buộc phải lựa chọn ở lại chơi hay rút vốn ra.
Mặc dù SCIC đã nhập cuộc cũng như rất nhiều gói giải cứu chứng khoán của chính phủ đã ngấm nhưng xem ra thị trường vốn này chưa lấy lại được sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Tại các sàn, hay trên các diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư sau một thời gian đổ lỗi cho cơ quan quản lý làm thị trường sụp đổ, giờ chỉ còn biết quay lại tự trách mình quá “chung thủy” với chứng khoán, khi không chịu rút vốn lúc giá cổ phiếu có chiều hướng giảm.
Trong tâm lý chán chường, nhiều nhà đầu tư không đủ tỉnh táo phân tích nữa mà bán hết cổ phiếu ra để tháo chạy. Rõ nhất hơn một tuần gần đây tại sàn đầu tư vàng ACB đã xuất hiện rất nhiều nhà đầu tư từ sàn chứng khoán chuyển qua.
Quan sát thị trường, chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cũng cho rằng đây là thời điểm rất khó khăn cho các quyết định đầu tư. Nhập cuộc hay đứng ngoài là một đòn cân não và nhiều người hiện nay đã chọn đầu tư vàng, tạm thời bỏ kênh chứng khoán.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà đầu tư mới nhảy vào khi thấy chỉ số VN-Index mất gần 45% điểm. Và số nhà đầu tư mới này có vẻ đang gặp rất nhiều thuận lợi trong các quyết định đầu tư của mình.
Ghi nhận thị trường chúng tôi lại thấy cũng có rất nhiều nhà đầu tư mới hăm hở tham gia. Anh Trần Xuân Phú, một người vừa mở tài khoản tại sàn SSI cho biết: “Tôi nghiên cứu chứng khoán rất lâu nhưng phải đợi cơ hội này mới dám mở tài khoản chơi.
Tôi nghĩ đã là thị trường thì phải có lên có xuống và đợt cổ phiếu rớt giá rát mặt vừa qua là một lời cảnh báo rất tốt. Tốt theo hai nghĩa, cảnh tỉnh được người chơi không phải cứ bỏ tiền vào là ngày mai có tiền lời được ngay, và mặt khác đợt suy giảm trên vô hình trung đã kéo giá nhiều cổ phiếu về gần đúng với giá trị của doanh nghiệp niêm yết”. Tại sao không bỏ tiền mua cổ phiếu vào lúc này khi nhiều người muốn bán tháo đi, anh Phú nói.
Ý kiến này cũng được nhiều nhà đầu tư khác chia sẻ, chị Lê Mai Lan, nhà đầu tư ở sàn Phương Đông, nhận định việc SCIC lấy tiền ra mua chứng khoán khẳng định một điều là chính phủ không để thị trường này sập. Do đó, việc có bỏ vốn tiếp vào thị trường này hay không là do các nhà đầu tư quyết định. Còn đối với người mới vào chơi thì giá cổ phiếu hiện nay quá tốt, riêng nhà đầu tư cũ thì một đống kinh nghiệm được đổi bằng tiền sẽ là “con mắt xanh” quý báu khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư.
“Tôi cho rằng sân chơi này đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức. Bởi lẽ nếu có kiến thức thì thấy rõ kênh chứng khoán đang là hàn thử biểu của nền kinh tế (hiện nay chiếm 40% GDP). Do vậy, trong lúc nền kinh tế vĩ mô của đất nước cũng như thế giới chựng lại thì tại sao một hai lại đòi hỏi chứng khoán tăng điểm nhanh được”, chị Lan phân tích.
Theo chị Lan, thị trường hiện nay cứ hai phiên tăng hay một giảm và có tăng hay giảm cũng rất ít điểm chứng tỏ chứng khoán đang hồi phục rất tốt. Thậm chí trong phiên giảm cuối tuần ngày 14-3, theo chị Lan cũng xuất phát từ tâm lý lo sợ của chính các nhà đầu tư, vì nghĩ các ngân hàng sẽ phải bán bớt cổ phiếu cầm cố ra để lấy tiền mua tín phiếu bắt buộc chứ nhìn vào lệnh mua lệnh bán vẫn thấy dấu hiệu thị trường đi lên.
Giám đốc một công ty quản lý quỹ tại TP.HCM cũng cho rằng không bỏ tiền vào mua cổ phiếu lúc này thì đợi đến khi nào. Vì giá nhiều mã chứng khoán trên sàn quá thấp, nhà đầu tư tha hồ chọn mà không sợ không mua được những cổ phiếu yêu thích.
Kiếm tiền từ khoảng trống pháp luật
Cái hay của kênh chứng khoán là thị trường dù tăng hay giảm thế nào vẫn tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư kiếm được tiền. Với diễn biến thị trường lình xình khó đoán như hiện nay thì việc kiếm tiền từ chứng khoán lại chủ yếu đến từ kẽ hở của các khoảng trống pháp luật. Và đây cũng là nguyên nhân được nhiều chuyên gia xem là “rờ-móc” kéo VN-Index thụt lùi.
Giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM cũng cho rằng không phải vô cớ khi VN-Index thấp lè tè mà Ngân hàng HSBC lại dự báo chứng khoán Việt Nam vào cuối năm này sẽ lại tăng lên 1.100 điểm.
Phân tích này dựa trên cơ sở chính phủ sẽ cứu chứng khoán và trong một thị trường mà nhà nước vẫn còn can thiệp sâu (như cách SCIC bỏ tiền mua chứng khoán) thì rất khó để kênh này vỡ trận. Do đó theo ông này, đây là cơ hội cho người chơi lướt sóng kiếm được tiền vì có sự “bảo hộ” của nhà nước. Ông này cũng đưa ra kim chỉ nam là các nhà đầu tư hãy phân tích và dự báo hướng đi của chính sách để có các quyết định đầu tư hiệu quả.
Anh Hoàng Ba, một nhà đầu tư tại sàn chứng khoán Beta, cũng nói với Pháp Luật TP.HCM rằng so với các kênh khác, chơi chứng khoán hiện nay vẫn thu lợi nhuận rất cao và khoản lợi này chủ yếu đến từ lỗ hổng của thị trường.
Theo phân tích của anh Hoàng Ba, dù kênh chứng khoán hình thành đã được bảy năm nhưng nhiều cơ chế chính sách về thị trường vẫn chưa hoàn thiện, như mới đây vẫn còn chuyện nhân viên công ty chứng khoán lấy cổ phiếu trong tài khoản nhà đầu tư để buôn, hay để doanh nghiệp thao túng thị trường như bán cổ phần xong lại lấy vốn này thành lập công ty con để bán tiếp cổ phần lần nữa, thậm chí chuyện công bố thông tin... đã có quy chế hẳn hoi nhưng ít doanh nghiệp chấp hành. Điều này có thể thấy như mới đây tin tổng giám đốc SSI bị bắt, dù là tin vịt nhưng vẫn làm nhiều người bán tín bán nghi.
Ngọn nguồn của chuyện này tất cả là do nhà đầu tư ít được tiếp cận với các thông tin nguồn, trong khi hiện nay để ra quyết định mua vào hay bán ra một cổ phiếu, nhà đầu tư phải săn thông tin mệt mỏi.
Mới đây khi góp ý cho cơ quan quản lý, các hiệp hội, nhà đầu tư chứng khoán cũng chỉ mong một điều, thông tin về kênh này làm sao phải minh bạch hơn, nhất là thông tin từ các doanh nghiệp niêm yết.
Ông Nguyễn Hải Thanh, chủ nhiệm câu lạc bộ nhà đầu tư chứng khoán tại TP.HCM cho biết trong quá trình thu thập tư liệu về các doanh nghiệp niêm yết mới vỡ lẽ có rất nhiều doanh nghiệp không có trang web, nếu có thì cũng công bố những thông tin rất cũ. Theo ông Thanh, một khi cơ chế về công bố thông tin chưa rõ ràng, tính minh bạch trong quản trị của các doanh nghiệp tù mù thì kênh chứng khoán chỉ có lợi cho một thiểu số người và như vậy càng làm cho kênh vốn này ít hấp dẫn với người chơi mới.
Do vậy, có thể hiểu vì sao các bản báo cáo về thị trường của các quỹ đầu tư ngoại khẳng định VN-Index bật dậy mạnh mẽ, là do họ chưa xét đến những yếu tố mang tính “nội bộ” của thị trường chứng khoán Việt Nam, những lỗ hổng mà chúng tôi dẫn ra trên.
Theo BÙI NHƠN - Pháp Luật TP.HCM
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
14,238
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Bác ra bãi ở ẩn với em nhá, 2 bác em mình 1 lều, vui phết, chiều chiều sang lều của Bé đánh chắn, hay sang lều Dongnat buôn vặt, hoặc rủ Sơn bọ vẽ ôto trên cát cũng hay... :D :D
(y)(y)(y) Bác làm em tưởng tượng ra bao nhiêu điều thích thú !!! :41::41::41:
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,258
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Em nhớ đến cái giai đoạn con em tập đi: bố/mẹ dắt tay nâng đỡ thì nó đi được, để thử xem khả năng thật sự của con mình thế nào ? bố/mẹ liền thả tay ra cho nó tự đi, nếu nó tự đi được thì để cho nó đi; còn nếu nó ngã thì bố/mẹ lại tiếp tục dìu tiếp! cứ thế cứ thế cho đến khi nó tự đi được.
Cứ: Bình tĩnh, tự tin và không cay cú (copyright by shumi) :D
 

ASCDH

Xe tải
Biển số
OF-12968
Ngày cấp bằng
1/2/08
Số km
300
Động cơ
523,700 Mã lực
Bác ra bãi ở ẩn với em nhá, 2 bác em mình 1 lều, vui phết, chiều chiều sang lều của Bé đánh chắn, hay sang lều Dongnat buôn vặt, hoặc rủ Sơn bọ vẽ ôto trên cát cũng hay... :D :D
:P Hihi vậy có khi rủ cả thớt chứng khoán ra lập thành làng Chứng sông Hồng bác nhỉ? Có khi lại còn được lên truyền hình ấy chứ!:69:

Ngày xưa lô đề ra đê ở
Tui nay buôn chứng phải ra sông
 

dongnat

Xe điện
Biển số
OF-9
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,629
Động cơ
619,199 Mã lực
sáng nay em vừa lobby với bảo vệ chỗ chung cư nhà em, khả năng là tranh được quả tum cầu thang, gắn thêm quả bạt phủ xe còn xót lại, xin thêm quả chiếu rách nữa là ổn, con cái và vợ gửi về bảo hành tại nhà ngoại, phương án của em thời chứng vỡ . Thỉnh thoảng đi xe bus lên sông Hồng chơi cờ và thả diều với các bác, đời quá lãng tử nhể
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top