* - Cung thì dễ thấy nhưng cầu thì hiện giờ cả nhà nước, cũng như các tổ chức chưa ai đo lường hết được trong một nền kinh tế tiền mặt
* - Nói cạn tiền trong giới đầu tư thì không chính xác vì Chứng khoán là trò chơi có tổng bằng không. Có kẻ bị kẹp ắt có người thu. Minh chứng dễ nhận thấy là vào những thời điểm thị trường tăng nóng hoặc giảm đến mức hỗ trợ tốt, một lượng cầu khủng được tung ra để gom hàng.
* - Cung có tăng từ các đợt IPO nhưng không có cơ sở để khẳng định cầu không đủ sức. Cứ nhìn lại lịch sử vào những thời điểm nóng (cuối năm 2006 đầu năm 2007, lượng cầu trong dân cứ như người chết đội mồ sống dậy, nội lực rất lớn so với quy mô thị trường.
* - Xét yếu tố ngoại lực thì tình hình tiền đô la đang mất giá mạnh so với tiền đồng. Áp lực dư ngoại tệ trên thị trường là rất lớn, luồng vốn ngoại đổ vào thị trường là không nhỏ
* - Vậy làm gì để đánh thức được cầu? Nhà nước cần tạo ra môi trường hấp dẫn (nhưng không quá thái cực) cho cả đầu tư lẫn đẩu cơ. Đầu cơ không xấu (như dưới con mắt một số các quan chức, thường đưa ra các lượng thuốc quá liều). Nếu không có đầu cơ, TT thiếu chất xúc tác để phát triển.
* - Cho đầu cơ, TT cần có sóng nhỏ và vừa (không nên quá lớn). Cho đầu tư, TT cần phát triển dài hạn vững chắc. Tránh đóng băng hoặc quá nhiệt.
* - Cụ thể nên làm gì?
* o Nhà nước cần có chính sách điều tiết cung cầu: nhanh, uyển chuyển, mọi lúc mọi nơi. Tránh tối đa tính hành chính, gây cộng hưởng xấu nhiều lần do yếu tố tâm lý. Cần thay những điều khoản mang tính áp đặt bằng những công cụ điều tiết mở. Cần sửa đổi 03, cắt bỏ phần bất hợp lý, mạnh dạn đưa vào phần hợp lý hơn, uyển chuyển hơn, nhưng vẫn đảm bảo được quản lý vĩ mô.
* o Tinh thần CT03 là đúng, nội dung triển khai lại sai, quá đơn giản, mang nặng tính chất áp đặt hành chính. Để chạy chỉ tiêu 3%, NHTM đã chạy đua phình lên ở những phân khúc thị trường không kém nguy cơ khác như cho vay mua bất động sản. TT này đang tăng quá nóng, có nguy cơ bị đóng băng và mất tính thanh khoản.
* o Vấn đề mấu chốt trong nguy cơ hoạt động tín dụng không phải việc kiểm soát dùng tiền vay vào đâu vì NĐT tự đánh giá chịu trách nhiệm cho các khoản đầu tư của mình. Vấn đề ở chỗ vay phải được dựa trên các khoản thế chấp được định giá dựa trên hế số an toàn cao, để khi có sự cố NH vẫn đảm bảo thu hồi đươc nợ, không gây ra hiệu ứng domino. Vì vậy đưa ra tỉ lệ x% nào đó vào một thị trường cụ thể nào đó (e.g ck, BĐS,...) là không cần thiết và dễ gây ra cộng hưởng xấu đến tâm lý NĐT
* o Vay đầu tư Chứng khoán cần nhìn nhận như là một đòn bẩy tốt để phát triển thị trường vốn, nhà nước cần có cái CT smarter hơn cái 03. Ví dụ thay vì hạn chế cứng bởi 3% thì có thể xây dựng quy chế cho vay 1 cấp, nghĩa là không thể dùng CK mua bằng tiền vay để tái cầm cố như đã từng xảy ra trong thời gian trước đây.
* o Quy luật tự nhiên là vốn luôn chảy đến vùng trũng nơi có thể sinh ra lợi nhuận nhiều nhất. Nhà nước cần có những điều tiết vĩ mô, sử dụng các công cụ tạo vùng trũng hợp lý cho TTCK đặc biệt trong giai đoạn IPO các tập đoàn lớn của nhà nước.
* o Quan trọng nhất vẫn phải dựa vào nội lực (vốn trong dân), kế đến là ngoại lực (vốn nước ngoài). Nội lực có thể ví như vốn tự có, ngoại lực có thể ví như vốn vay như cơ cấu trong một doanh nghiệp. Cho nên thị trường vững chắc phải dựa trên nền tảng là nội lực, cộng với ngoại lực là yếu tố cộng hưởng đẩy TT phát triển mạnh hơn. Nếu nội lực yếu, ngoại lực sẽ bẻ cong thị trường vào quỹ đạo của nó.
* o Việc mở room không phải yếu tố quan trọng hàng đầu. Nội lực chưa được khai thông mở room chẳng ích gì. Nếu coi mở room là yếu tố kích thích nội lực, thì e rằng cách thức này chỉ khiến nội lực lu mờ, lẽo đẽo sau ngoại lực và hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Nền kinh tế không thể lấy ngoại lực làm gốc. Nội lực là rất lớn, nhà nước cần có chính sách khai thông dòng vốn đẩy nội lực phát triển cạnh tranh cùng ngoại lực dựa vào đó TT có cơ sở phát triển ổn đinh trên sư cạnh tranh.
* o Làm sao để phát huy nội lực? Phải tạo cơ hội cho cả Nhà Đầu Tư và Nhà Đầu Cơ nội cơ hội lợi nhuận trong thị trường Chứng khoán qua các chính sách vĩ mô như:
* § Năm 2009 chưa phải là thời điểm tốt để triển khai thuế thu nhập lên CK. TT cần thời gian đủ để hấp thụ tốt các đợt IPO lớn và đi vào quỹ đạo hoạt động ổn định sau đó chính sách thuê thu nhập mới nên ra đời. Không thể hái quả khi cây chưa đủ lớn.
* § Cẩn có chính sách khai thông vốn hợp lý, uyển chuyển sửa đổi CT03, gỡ bỏ giới hạn cứng 3% thay bằng nhưng điều khoản linh động nhưng chặt chẽ ví dụ: cho vay 1 cấp, vay dưa trên các khoản thế chấp đảm bảo. Điều này giúp vốn được khai thông đến những nơi thưc sự cần nó nhưng vẫn hạn chế được những rủi ro. Không nên ngăn chặn dòng chảy vốn chủ quan, hãy để dòng vốn chảy vào TT nơi nó cần đến.
* § Cần điều tiết cung trong ngắn hạn khi lực cầu nội chưa được khai thông (giãn IPO).
* § Vào những thời điểm thái quá của thị trường (quá nóng hoặc quá nguội), Cty quản lý vốn nhà nước nên bơm vào hoặc rút ra khối lượng vốn hoặc hàng để điều tiết cung cầu hợp lý.
* § Cần chi tiết hóa cao trong pháp lý về yêu cầu thông tin đầy đủ, minh bạch và kịp thời cho nhà đầu tư.
Em yêu màu tím (y)
Em thấy bài: biện pháp kích cầu cho TTCK bên vietstock, mời các bác bình luận thêm.