- Biển số
- OF-105945
- Ngày cấp bằng
- 16/7/11
- Số km
- 3,934
- Động cơ
- 454,814 Mã lực
OTOFUN là nơi ngọa hổ tàng long và chợ giời đúng là chỗ buôn bán tấp nập từ thượng vàng cho đến hạ cám. Vì vậy, lắm cụ mới lập nick cố cày cuốc để được đặt 1 chân vào.
Nhưng nói gì thì nói, Otofun vẫn là sân chơi chuẩn mực nhất trong nhiều diễn đàn hiện nay và tương đối phù hợp với những người lớn tuổi. Vì vậy, chọn Otofun là nơi tái khởi nghiệp với nghành nghề là bán thuốc phòng trừ côn trùng là lựa chọn có vẻ hợp lý.
. Nhiều cụ hay hỏi về độ độc của thuốc, em xin trả lời như sau:
Tất nhiên là có độc, vì độc cho nên côn trùng mới chết.
Tuy nhiên em cũng tổng hợp lại để các cụ có 1 cái nhìn công bằng dựa trên các nghiên cứu khoa học của thế giới qua vài chục năm chứ không dám chém bừa ( các cụ cứ google là ra, đây là em tóm lược lại )
Phòng trừ côn trùng có 2 hoạt chất chính: Cypermethrin, Permethrin và các đồng phân của nó.
1. Về độc tính: Độc đối với động vật thủy sinh, ong, các côn trùng gây hại khác như: Ruồi, muỗi, gián, kiến, rận, rệp ..... thế cho nên nó mới sinh ra để diệt trừ côn trùng.
Độc tính đối với động vật máu nóng như người và vật nuôi khác:
- Gây ngộ đốc cấp tính qua miệng ( Ví dụ như Cypermethrin ): Lớn hơn 200mg/kg dạng tech (dạng nguyên chất) tương đương với hơn 2.000mg/kg dạng thành phẩm ( vì thành phẩm đã được hòa tan trong dung môi). Nghĩa là 1 người nặng 60kg uống 1 chai 120ml sẽ bị ngộ độc cấp tính. Khi mua về sẽ phải pha 100ml với khoảng 10 - 15 lít nước, nghĩa là loãng ra thêm 100 lần nữa - Coi như loại trừ gây ngộ độc qua miệng.
- Ngộ độc qua da giảm đi 10 lần, tức là an toàn hơn 10 lần so với qua miệng.
- Không đủ gây ngộ độc qua hô hấp, kể cả đối với côn trùng - Cho nên không có tác dụng diệt côn trùng qua đường hô hấp.
Trên báo chí thường hay đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của thuốc với câu chữ: Ảnh hưởng khi tiếp xúc lâu dài ... Thế nào là tiếp xúc lâu dài, theo định nghĩa của các nghiên cứu khoa học có nghĩa là: Tiếp xúc thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại với nồng độ cao. Như vậy, người dùng cũng không có cơ hội tiếp xúc theo kiểu này.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, thuốc có thể đảo thải tự nhiên qua sinh học, không tìm thấy dư lượng trong cơ thể ( thí nghiệm trên 1 nhóm người thường xuyên hít, tiếp xúc ... ).
Em đọc tài liệu thấy có thí nghiệm dùng Permethrin trên phu nữ có thai để điều trị chấy, tuy nhiên không thấy có bất kỳ 1 triệu chứng lâm sàng nào cho cả thai nhi và phụ nữ ( em cũng không hiểu tại sao lại thì nghiệm liều lĩnh như vậy )
2. Về tác dụng của thuốc: Diệt trừ côn trùng, làm sạch nhà cửa, loại trừ nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ côn trùng. Các cụ nếu đã quen dùng, thì sẽ vẫn cứ dùng.
3. An toàn: Tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất: Găng tay, khẩu trang, kính mắt.
Trên đây là em toàn sơ lược từ google và các tài liệu em đọc được. Chứ còn về trải nghiệm: Em làm trong lĩnh vực này 20 năm, chứng kiến nhiều cụ về hưu hơn 10 năm vẫn mạnh khỏe, công nhân đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định hàng năm ... chưa thấy ai bị tác động trực tiếp do thuốc cả - mà hóa chất thì có nhiều loại độc hơn thuốc côn trùng nhiều nhé.
Nhưng nói gì thì nói, Otofun vẫn là sân chơi chuẩn mực nhất trong nhiều diễn đàn hiện nay và tương đối phù hợp với những người lớn tuổi. Vì vậy, chọn Otofun là nơi tái khởi nghiệp với nghành nghề là bán thuốc phòng trừ côn trùng là lựa chọn có vẻ hợp lý.
. Nhiều cụ hay hỏi về độ độc của thuốc, em xin trả lời như sau:
Tất nhiên là có độc, vì độc cho nên côn trùng mới chết.
Tuy nhiên em cũng tổng hợp lại để các cụ có 1 cái nhìn công bằng dựa trên các nghiên cứu khoa học của thế giới qua vài chục năm chứ không dám chém bừa ( các cụ cứ google là ra, đây là em tóm lược lại )
Phòng trừ côn trùng có 2 hoạt chất chính: Cypermethrin, Permethrin và các đồng phân của nó.
1. Về độc tính: Độc đối với động vật thủy sinh, ong, các côn trùng gây hại khác như: Ruồi, muỗi, gián, kiến, rận, rệp ..... thế cho nên nó mới sinh ra để diệt trừ côn trùng.
Độc tính đối với động vật máu nóng như người và vật nuôi khác:
- Gây ngộ đốc cấp tính qua miệng ( Ví dụ như Cypermethrin ): Lớn hơn 200mg/kg dạng tech (dạng nguyên chất) tương đương với hơn 2.000mg/kg dạng thành phẩm ( vì thành phẩm đã được hòa tan trong dung môi). Nghĩa là 1 người nặng 60kg uống 1 chai 120ml sẽ bị ngộ độc cấp tính. Khi mua về sẽ phải pha 100ml với khoảng 10 - 15 lít nước, nghĩa là loãng ra thêm 100 lần nữa - Coi như loại trừ gây ngộ độc qua miệng.
- Ngộ độc qua da giảm đi 10 lần, tức là an toàn hơn 10 lần so với qua miệng.
- Không đủ gây ngộ độc qua hô hấp, kể cả đối với côn trùng - Cho nên không có tác dụng diệt côn trùng qua đường hô hấp.
Trên báo chí thường hay đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của thuốc với câu chữ: Ảnh hưởng khi tiếp xúc lâu dài ... Thế nào là tiếp xúc lâu dài, theo định nghĩa của các nghiên cứu khoa học có nghĩa là: Tiếp xúc thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại với nồng độ cao. Như vậy, người dùng cũng không có cơ hội tiếp xúc theo kiểu này.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, thuốc có thể đảo thải tự nhiên qua sinh học, không tìm thấy dư lượng trong cơ thể ( thí nghiệm trên 1 nhóm người thường xuyên hít, tiếp xúc ... ).
Em đọc tài liệu thấy có thí nghiệm dùng Permethrin trên phu nữ có thai để điều trị chấy, tuy nhiên không thấy có bất kỳ 1 triệu chứng lâm sàng nào cho cả thai nhi và phụ nữ ( em cũng không hiểu tại sao lại thì nghiệm liều lĩnh như vậy )
2. Về tác dụng của thuốc: Diệt trừ côn trùng, làm sạch nhà cửa, loại trừ nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ côn trùng. Các cụ nếu đã quen dùng, thì sẽ vẫn cứ dùng.
3. An toàn: Tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất: Găng tay, khẩu trang, kính mắt.
Trên đây là em toàn sơ lược từ google và các tài liệu em đọc được. Chứ còn về trải nghiệm: Em làm trong lĩnh vực này 20 năm, chứng kiến nhiều cụ về hưu hơn 10 năm vẫn mạnh khỏe, công nhân đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định hàng năm ... chưa thấy ai bị tác động trực tiếp do thuốc cả - mà hóa chất thì có nhiều loại độc hơn thuốc côn trùng nhiều nhé.
Chỉnh sửa cuối: