Năm 2011: Giấy phép lái xe như thẻ ATM
TP -Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang hoàn thành việc triển khai cấp giấy phép lái xe (GPLX) theo mẫu mới, với nhiều ưu điểm. Cơ quan này cũng đang sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong giáo trình đào tạo lái xe cho phù hợp với Luật Giao thông Đường bộ mới.
Để được cấp bằng lái xe mới, học viên phải học cấp cứu tai nạn
giao thông. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Như thẻ ATM
Theo ông Nguyễn Thắng Quân - Vụ trưởng Vụ Quản lý Phương tiện và Người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), Tổng cục đã chuyển giao cho tất cả các địa phương bộ thiết bị in GPLX mới. Riêng Hà Nội và TPHCM được trang bị 2 bộ, để có thể chính thức cấp GPLX theo mẫu mới vào khoảng quý I/2011.
Cũng theo ông Quân, mẫu GPLX mới có tính bảo mật cao với 3 cấp độ khác nhau: Cấp độ 1, mắt thường có thể nhận thấy; Cấp độ 2, qua công cụ, máy móc để phát hiện; Cấp độ 3, chỉ có các nhà chuyên môn mới phát hiện được. Do có tính bảo mật cao nên việc cấp đổi GPLX theo mẫu mới sẽ hạn chế tình trạng GPLX giả hoặc giải quyết tình trạng một người có thể có nhiều GPLX.
Loại GPLX mới tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế tốt hơn, vì chúng ta sử dụng song ngữ (Việt - Anh) trên GPLX. Kích cỡ của mẫu GPLX mới sẽ tương tự với thẻ ATM và nội dung sẽ có một số thay đổi theo hướng chỉ có những thông tin cần thiết về hạng GPLX, thay vì có tất cả các thông tin về hạng GPLX như hiện nay.
Việc quản lý theo công nghệ mới cũng sẽ cho phép có một cơ sở dữ liệu thống nhất trong cả nước, để các cơ quan chức năng và địa phương có thể tra cứu, xác minh một cách tiện lợi và nhanh nhất. Việc tra cứu thông tin có thể chỉ cần qua tin nhắn điện thoại. Về mức phí chuyển đổi GPLX theo mẫu mới, ông Quân cho biết: Hiện Tổng cục đang xây dựng mức lệ phí trình Bộ GTVT để có đề xuất chính thức với Bộ Tài chính. Tuy nhiên, chắc chắn mức lệ phí theo công nghệ mới sẽ tăng so với trước, vì việc áp dụng công nghệ mới tốn kém hơn.
Để không xảy ra tình trạng ùn tắc khi triển khai cấp GPLX mới, bước đầu sẽ chuyển đổi ngay cho các trường hợp cấp mới hoặc với các GPLX đã hết hạn. Các trường hợp khác có thể chuyển đổi ngay hoặc không là do nhu cầu chứ không bắt buộc. Hiện nay, số lượng GPLX mô tô – xe máy chiếm phần lớn trong khi loại GPLX này không có thời hạn nên vẫn tiếp tục sử dụng, việc chuyển đổi chỉ thực hiện khi người sử dụng có nhu cầu. Hơn nữa với tốc độ in 120 GPLX/ giờ, các địa phương hoàn toàn có thể đáp ứng.
Để cấp bằng lái - phải học cấp cứu TNGT
Để phù hợp với những nội dung của Luật GTĐB năm 2008, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đang hoàn thiện nội dung bộ giáo trình đào tạo lái xe mới. Theo ông Trần Quốc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam): Việc điều chỉnh một số nội dung của giáo trình đào tạo lái xe lần này nhằm phù hợp với một số nội dung của Luật GTĐB mới.
Bộ giáo trình mới sẽ bổ sung một phần nội dung giảng dạy về đạo đức cho người lái xe và một số quy định liên quan bằng FC như: thêm phần nội dung học thực hành bằng FC; bổ sung đội ngũ giáo viên hoặc độ tuổi theo qui định tăng từ 21 tuổi lên 24 tuổi…
Ngoài việc điều chỉnh, bổ sung, thay đổi một số câu chữ cho phù hợp với nội dung của Luật, giáo trình lần này còn bổ sung thêm 3 Chương với các nội dung chủ yếu liên quan việc phòng ngừa và ứng cứu tai nạn giao thông (TNGT), gồm: Dự đoán tình huống nguy hiểm, lái xe phòng vệ chủ động; Kiến thức phòng tránh TNGT và bảo vệ mình; Thực hành cấp cứu khi xảy ra TNGT.
Để chính thức sửa đổi, bổ sung bộ giáo trình này, Ban soạn thảo sẽ lấy ý kiến rộng rãi thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo trong thời gian tới trước khi hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
Hoàng Nguyễn
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/516094/Nam-2011-Giay-phep-lai-xe-nhu-the-ATM.html
TP -Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang hoàn thành việc triển khai cấp giấy phép lái xe (GPLX) theo mẫu mới, với nhiều ưu điểm. Cơ quan này cũng đang sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong giáo trình đào tạo lái xe cho phù hợp với Luật Giao thông Đường bộ mới.
giao thông. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Như thẻ ATM
Theo ông Nguyễn Thắng Quân - Vụ trưởng Vụ Quản lý Phương tiện và Người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), Tổng cục đã chuyển giao cho tất cả các địa phương bộ thiết bị in GPLX mới. Riêng Hà Nội và TPHCM được trang bị 2 bộ, để có thể chính thức cấp GPLX theo mẫu mới vào khoảng quý I/2011.
Cũng theo ông Quân, mẫu GPLX mới có tính bảo mật cao với 3 cấp độ khác nhau: Cấp độ 1, mắt thường có thể nhận thấy; Cấp độ 2, qua công cụ, máy móc để phát hiện; Cấp độ 3, chỉ có các nhà chuyên môn mới phát hiện được. Do có tính bảo mật cao nên việc cấp đổi GPLX theo mẫu mới sẽ hạn chế tình trạng GPLX giả hoặc giải quyết tình trạng một người có thể có nhiều GPLX.
Loại GPLX mới tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế tốt hơn, vì chúng ta sử dụng song ngữ (Việt - Anh) trên GPLX. Kích cỡ của mẫu GPLX mới sẽ tương tự với thẻ ATM và nội dung sẽ có một số thay đổi theo hướng chỉ có những thông tin cần thiết về hạng GPLX, thay vì có tất cả các thông tin về hạng GPLX như hiện nay.
Việc quản lý theo công nghệ mới cũng sẽ cho phép có một cơ sở dữ liệu thống nhất trong cả nước, để các cơ quan chức năng và địa phương có thể tra cứu, xác minh một cách tiện lợi và nhanh nhất. Việc tra cứu thông tin có thể chỉ cần qua tin nhắn điện thoại. Về mức phí chuyển đổi GPLX theo mẫu mới, ông Quân cho biết: Hiện Tổng cục đang xây dựng mức lệ phí trình Bộ GTVT để có đề xuất chính thức với Bộ Tài chính. Tuy nhiên, chắc chắn mức lệ phí theo công nghệ mới sẽ tăng so với trước, vì việc áp dụng công nghệ mới tốn kém hơn.
Để không xảy ra tình trạng ùn tắc khi triển khai cấp GPLX mới, bước đầu sẽ chuyển đổi ngay cho các trường hợp cấp mới hoặc với các GPLX đã hết hạn. Các trường hợp khác có thể chuyển đổi ngay hoặc không là do nhu cầu chứ không bắt buộc. Hiện nay, số lượng GPLX mô tô – xe máy chiếm phần lớn trong khi loại GPLX này không có thời hạn nên vẫn tiếp tục sử dụng, việc chuyển đổi chỉ thực hiện khi người sử dụng có nhu cầu. Hơn nữa với tốc độ in 120 GPLX/ giờ, các địa phương hoàn toàn có thể đáp ứng.
Để cấp bằng lái - phải học cấp cứu TNGT
Để phù hợp với những nội dung của Luật GTĐB năm 2008, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đang hoàn thiện nội dung bộ giáo trình đào tạo lái xe mới. Theo ông Trần Quốc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam): Việc điều chỉnh một số nội dung của giáo trình đào tạo lái xe lần này nhằm phù hợp với một số nội dung của Luật GTĐB mới.
Theo ban soạn thảo giáo trình đào tạo lái xe mới, một chương đặc biệt và hoàn toàn mới trong giáo trình là hướng dẫn thực hành cấp cứu TNGT. Đây là nội dung có ý nghĩa nhân đạo, không chỉ trang bị những kiến thức cần thiết để lái xe có thể ứng cứu kịp thời khi xảy ra TNGT trên đường mà còn nhằm giáo dục đạo đức người lái xe, khi thấy người bị nạn thì phải ra tay cứu giúp. Bộ giáo trình mới sẽ bổ sung một phần nội dung giảng dạy về đạo đức cho người lái xe và một số quy định liên quan bằng FC như: thêm phần nội dung học thực hành bằng FC; bổ sung đội ngũ giáo viên hoặc độ tuổi theo qui định tăng từ 21 tuổi lên 24 tuổi…
Ngoài việc điều chỉnh, bổ sung, thay đổi một số câu chữ cho phù hợp với nội dung của Luật, giáo trình lần này còn bổ sung thêm 3 Chương với các nội dung chủ yếu liên quan việc phòng ngừa và ứng cứu tai nạn giao thông (TNGT), gồm: Dự đoán tình huống nguy hiểm, lái xe phòng vệ chủ động; Kiến thức phòng tránh TNGT và bảo vệ mình; Thực hành cấp cứu khi xảy ra TNGT.
Để chính thức sửa đổi, bổ sung bộ giáo trình này, Ban soạn thảo sẽ lấy ý kiến rộng rãi thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo trong thời gian tới trước khi hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
Hoàng Nguyễn
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/516094/Nam-2011-Giay-phep-lai-xe-nhu-the-ATM.html