Nhà Cháu nói chính xác là gốc tích, vì cùng gốc tích từ thời Lý như Bút Tháp, Phật Tích, Vĩnh Ngiêm, Bổ Đà ..... Ngay Dâu, Keo thì gốc là đầu Công Nguyên nhưng nguyên bản Chùa hiện thời thì mới. Còn nguyên bản chùa Keo Thái Bình thì cũng thuộc hàng cổ nhất, Lão xem có nguyên bản chùa nào có tuổi đời 400 năm đâu !
Theo em được biết thì Việt Nam có 2 chùa Keo được biết đến nhiều nhất, bao gồm chùa Keo bên Nam Định và chùa Keo bên Thái Bình:
- Chùa Keo Nam Định (chùa Kẹo hạ), khởi lập năm 1611;
- Chùa Keo Thái Bình (chùa Keo thượng), khởi lập năm 1630.
Như vậy chùa Keo Thái Bình có sau chùa Keo Nam Định, cho nên xét về "hàng cổ nhất" của chùa Keo thì phải là chùa Keo Nam Định.
--------------------------------------------------
THÔNG TIN THÊM:
Tương truyền, nguyên thủy chùa do
Thiền sư Không Lộ xây dựng ở ven
sông Hồng từ năm
1061 dưới thời
Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hải Thanh (nay là xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định). Ban đầu, chùa có tên là
Nghiêm Quang tự, đến năm
1167 mới đổi thành
Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
Theo sách
Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược (Phòng Địa chí - Thư viện tỉnh Nam Định chế bản) tại trang 146, trong mục chùa Keo thì ghi:
Không Lộ tên chính là Nguyễn Chí Thành người xã Điềm Xá huyện Gia Viễn cùng Nguyễn Viết Y người xã Loa Điền Hải Thanh kết bạn với nhau, Chí Thành đạo hiệu là Không Lộ, Viên Y đạo hiệu là Giác Hải, sau gặp sư Từ Đạo Hạnh người Yên Lãng cùng sang Tây Trúc học đạo đều thành.
[1]
Sau gần 500 năm tồn tại, năm
1611, nước
sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời sang phía nam sông Hồng, lập thành làng
Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện
Xuân Trường,
Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất
Thái Bình, về sau cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa
Keo Trên (Keo Thượng).