Em ngại nói thẳng, nên em viết lòng vòng linh tinh. Thì cụ cũng biết đấy tai vách mạch rừng lắm. Nói đúng có khi cũng rách việc nếu việc nói đúng ấy đụng chạm người khác, mà bọn người khác ấy nó đông, hung hãn và cố tình cắn xé mình thì thôi mệt mỏi lắm.
Em nói vo thế này. Tuân thủ là cái mà em luôn làm. Tuy nhiên phải phòng bị. Ở cái nơi tranh tối tranh sáng nơi em và cụ đang đứng chân lên này thì đừng tin tuyệt đối vào các bộ phận chính quy đấy quá đà. Tin tưởng nó có cái hay là nó giúp cụ tuân thủ. Tuy nhiên bộ phận chính quy nó thao túng, nó nhũng lạm, nó nhiễu nhương thì chết, thiệt hại là cụ sẽ bị thiệt hại.
Em thêm ví dụ này: cái ông Nguyễn Văn Chấn đã phải tự nhận là có tội, chính ông ấy tự nhận tội, chính báo chí đã xô vào đánh hôi ông ấy chục năm trước đây. Cái ông ấy, chục năm trước đấy nó là cái thực tế tiêu biểu mà một nơi tranh tối tranh sáng con người phải tự nhận là có tội. Trong khi pháp luật đúng ra phải mặc nhiên công nhận sự vô tội nếu không có đủ bằng chứng. Cách đây chục năm ai cũng nghĩ ông ấy có tội. Cả một xã hội nhờ đọc báo mà ai cũng đồng lòng rằng ông đấy đáng bị tội. Chỉ có bản thân ông ấy biết việc gì đang diễn ra, nhưng ai trong thời điểm chục năm trước là người tin cho ông ấy??? cụ với em mà trót lòng tin tất cả thì một ngày đẹp giời rơi vào như ông Chấn sẽ khủng hoảng tinh thần lắm.
Em còm là vì em nhận ra cái gì cũng có 2 mặt. Người ta không tin tưởng, người ta phản ứng lại không phải là người ta không tin, mà là vì không còn cái gì để cho người ta bấu víu vào làm nền tảng cho lòng tin của họ. Người ta không tin, người ta chỉ trích là vì chính các bộ phận chính quy đã đi chệch hướng. Xã hội phải nhờ vào lực lượng HIỆP SĨ đường phố. Cụ bảo là nếu gặp chuyện khó sau này có cần nên gọi các chú chính quy ra để nhờ cậy không thì chắc chắn là phải gọi phải nhờ, nhưng mà phải thủ thế bằng nhiều cách tự bảo vệ.
Cụ chắc cũng từng biết vụ Yamaha Trung Tá, cái ông Yamaha Trung Tá là ví dụ điển hình về tự bảo vệ. Ông í giăng camera khắp văn phòng, và có người khi thấy như vậy liền chỉ trích ông ta tại sao lại giăng camera làm gì nếu thật sự có thiện chí? nhưng có người khác họ lập luận là nếu có thiện chí thì phái đoàn nên đến tận nơi, ngồi vào đấy và đàng hoàng câu chuyện, nếu ngay thẳng thì không có gì phải sợ hàng chục cái camera nó chĩa vào người làm gì.
Em giải thích lại có vẻ dài dòng nữa rồi, mong cụ thông cảm cho em.