e từng bị bệnh này mấy năm trước, bị rất nặng, từ mũi rồi xuống họng, lên tai đủ cả. thuốc thang đủ kiểu lần nào cũng combo: dị ứng, kháng sinh, tiêu đờm, kích đờm....mà không dứt được. Từ 2016-2019 3 năm e bị nặng nhất, mất tiếng,giọng ồm ồm, đầu u u đặc đặc, mất khứu giác vị giác là thường xuyên.
từ 2020 đến nay em đỡ hẳn tới 80% chỉ do 1 liều thuốc duy nhất: nước muối! Hầu như không còn viêm mũi dị ứng, mũi dãi sụt sùi nữa. Tuy nhiên, vẫn bị dính quả như này: thi thoảng đang yên chảy nước mũi xong viêm họng rồi ho và đờm rất nhiều, đờm cuống họng khạc cả ngày, cả tuần vẫn nhiều và đặc. Tuy nhiên gần đây e cũng đã phát hiện ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đang theo dõi thấy khá ổn. Xin chia sẻ cùng các cụ.
Nguyên nhân của việc này theo e có 2 loại: do CƠ ĐỊA DỊ ỨNG và do NHIỄM LẠNH.
1. Cơ địa dị ứng: dị ứng thời tiết, dị ứng bụi, ô nhiễm .... cụ nào sáng ngủ dậy thấy hắt xì hơi liên tục hàng tràng dài, không dứt được. sau đó có thể mũi trong --> mũi đặc --> viêm đủ thể loại tai mũi họng thì cơ địa dị ứng rồi. Tác nhân dị ứng thì chính là từ MŨI mà vào. Do đó cần giữ cái mũi sạch sẽ, sát khuẩn. Mà không có gì tốt hơn nước muối.
Để chữa được bệnh này thì các cụ kiên trì dùng nước muối sinh lý (hoặc nước muối ăn pha nhạt), chịu khó ít nhất ngày 2 lần phải rửa mũi. Cách rửa rất đơn giản, đổ nước muối vào cốc nước đánh răng, đưa thẳng lên 2 lỗ mũi rồi hít vào như đang uống nước = mũi vậy. Có thể hít sâu vào trong hốc mũi, chảy xuống họng rồi xì ra. Xì mạnh hay nhẹ cũng đc. Nếu mũi bị tắc thì nên xịt thông mũi rồi tầm 10p sau mới rửa. bí kíp là phải KIÊN TRÌ, làm thường xuyên, đều đặn hàng tháng trời mới có tác dụng. Như em đợt đầu rửa liên tục cả mấy tháng. Đến lúc tự nhiên nó khỏi hẳn thì ko cần phải rửa liên tục nữa, khi nào sáng ngủ dậy hắt hơi hoặc cảm giác thấy nó "bẩn bẩn" thì rửa.
2. Nhiễm lạnh: nếu ko bị dị ứng thì nhiễm lạnh cũng khiến mũi, họng bị vi khuẩn vi rút dễ tấn công. Cái này mình thường rất CHỦ QUAN nên hay bị dính. Em khỏi viêm mũi rồi nhưng mấy năm vẫn thi thoảng bị 1 đợt viêm mũi họng rất nặng, ho, đờm cuống họng rất nhiều. Sau này nghiệm lại mới biết: à, do mình chủ quan nên bị nhiễm lạnh. 2 thời điểm dễ bị nhiễm lạnh nhất là buổi tối và buổi sáng sớm. Có mấy bộ phận dễ bị nhiễm lạnh nhất là: đầu/tai/mũi, ngực và bàn chân. --> cần phải bảo vệ chắc chắn những bộ phận này: đội mũi, mặc áo, đi tất đủ ấm; tất chân nên đi 100% khi ngủ hoặc đi cả ngày càng tốt. Đừng chủ quan, vì nghĩ lại lần nào e bị dính cũng đều do chủ quan: thời tiết đang nóng ấm đổ lạnh mình vẫn áo cộc tay phong phanh, dính cơn gió lạnh phát là dẹo luôn. Hoặc cụ nào hay tắm đêm thì bỏ luôn, khi tắm cần đóng kín cửa, tránh gió lùa. Sáng sớm ngủ dậy mà trời đổi gió mùa thì ra ngoài cần mặc ấm luôn, vì thường ở trong nhà vẫn rất ấm nhưng xuống đường cái thì rét run. Việc nhiễm lạnh này cũng do cơ địa, có người khoẻ, chịu lạnh tốt nhưng như em hơi dính gió lạnh phát là biết ngay. Khi bị nhiễm lạnh nó cũng chảy nước mũi, chảy xuống họng gây viêm họng rồi gây đờm, ho, xoang... Do năm nay đã biết chắc nguyên nhân nên e phòng thủ rất kỹ nên mấy lần đổi gió mùa đột ngột chưa dính phát nào.
Ngoài ra mùa lạnh này cũng nên tăng cường sức khoẻ, thể lực, ăn uống đồ nóng sốt để cơ thể được giữ ấm sẽ hạn chế bệnh tật.
Đôi lời chia sẻ cùng các cụ từ thực tế của e!