Hy vọng là hôm nay cụ đã đưa người nhà đi khám và được tư vấn? Bệnh về tâm thần thực ra không quá hiếm, nhưng xã hội ta thiếu hiểu biết về lĩnh vực này nghiêm trọng, kỳ thị người bệnh và người bệnh cũng tự kỳ thị, đâm ra đi khám tâm thần với nhiều người là chuyện lớn lao, khó khắn, thường là đã để khá nặng rồi mới chịu đi khám.
Để chữa thì thuốc là 1 phần, mà sự kết hợp của gia đình và xã hội là 1 mảnh ghép quan trọng.
Ở nước ngoài những kiến thức cơ bản về tâm thần học đa phần mọi người đều biết, và quan trọng hơn, người không biết thì họ biết im lặng lắng nghe. Cụ lên quora, reddit, nhiều người có người thân bị bệnh tâm thần hoặc bệnh nhân lên đặt câu hỏi đều được trả lời tử tế. Bạn em làm ở công ty đa quốc gia, trong đó có 1 đứa cũng khá giỏi người nc ngoài, nó bị Rối loạn lưỡng cực, khi tới giai đoạn trầm cảm, đứa đó nộp đơn xin nghỉ 1 thời gian, cả công ty đều biết bệnh của nó, và không kỳ thị.
Để không kỳ thị được không chỉ vài lời đầu môi là xong, mà cụ cần mở mang kiến thức của bản thân, hiểu bệnh thần kinh thực ra cũng không có gì to tát, và ở 1 số trường hợp bệnh nhân vẫn có thể tái hoà nhập xh, lao động tốt nếu đc trợ giúp hợp lý.
Đây là 1 dự án về tâm thần học được tài trợ từ nước ngoài,
https://beautifulmindvn.com
Bác có thể check độ tin cậy ở đây
https://beautifulmindvn.com/do-tin-cay/
Bạn admin nghe nói là người mắc chứng lo âu hoảng loạn, khi cơn hoảng loạn đến bạn sợ hãi, ko làm được gì.
Bạn này tiếng anh giỏi, đã tự lên forum dành cho những bệnh nhân thần kinh ở nước ngoài tự học, tự tìm hiểu, bạn hỏi và đã được các thành viên tư vấn rất nhiệt tình, gửi cho sách vở tài liệu (Tìm hiểu bằng tiếng Việt thì khó mà cũng không sâu được).
Bạn tự luyện và học được cách sống chung với bệnh của mình, sau đó bạn này đã ra nước ngoài sống và làm việc, mở ra dự án này.
Bạn tự giới thiệu về mình như thế.
Tôi viết dài là mong là cụ và bản thân người nhà cụ tránh được kỳ thị và tự kỳ thị.
Bệnh này cần sự đồng hành giữa bệnh nhân và thày thuốc đặc biệt là khi thử thuốc giai đoạn đầu. Cùng 1 bệnh nhưng dùng thuốc nào thì hợp với thể trạng của bệnh nhân là cần sự theo dõi của bác sỹ, việc thử và sai, dùng thuốc không hợp (do tác dụng phụ quá ghê gớm với người bệnh chả hạn) -> bác sỹ ra đơn thay thuốc khác là bình thường, lúc này cần sự tin tưởng trao đổi 2 chiều giữa bác sỹ bệnh nhân và gia đình. ở môi trường Vn, e rằng khi gia đình đưa người bệnh tới khám thì đã ở giai đoạn mà bệnh nhân ko tự chủ được nữa -> càng cần sự trợ giúp từ gia đình.
Bản thân em từng chơi với 1 bạn bị OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế) nhẹ và chứng rung giật mà nếu ở VN thì bạn sẽ bị coi là thần kinh, chắc không có tương lai. Bạn kia ở nước ngoài, chơi được rất nhiều nhạc cụ, piano có thể ứng tác chơi cả tiếng đồng hồ. Bạn học thạc sỹ và dự định sẽ làm tiến sỹ, học giỏi, được học bổng và đã có báo nghiên cứu được đăng.