Có nhiều cụ thắc mắc chùa BD xây dựng dựa trên di tích gì:
Xin thưa các cụ là có đấy
Em xin trích 1 số thông tin cho các cụ:
Theo ông Đặng Văn Bắc, người phụ trách tôn tạo lại ngôi chùa cũ này, cho hay: “Chùa cũ là nơi long chân huyệt đích, long mạch chạy dài, tụ thủy ở Giếng Ngọc. Trong vùng dù khô hạn đến mấy mà giếng không bao giờ cạn”.
“Còn chùa mới được cái vị thế ỷ sơn hướng hải, không gian khoáng đạt, trước mặt sông chảy qua, án ngữ bởi hai khối núi như long chầu hổ phục”.
Các cụ trong huyện Gia Viễn đều kể lại câu chuyện thiền sư Nguyễn Minh Không vào núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông bị hóa hổ. Thiền sư phát hiện động Tối, động Sáng, Thung Thuốc trên núi nên đã biến thành chùa thờ phật. Bên động Tối gồm nhiều hang nhỏ thông nhau có thờ cả Mẫu Thượng Ngàn.
Theo tác giả VIỆT HOÀI (Tuổi Trẻ): Một vị tướng Tây Sơn từng làm lễ tế cờ ở núi Bái Đính trước khi xuất quân ra Thăng Long trong chiến dịch mùa xuân Kỷ Dậu. Trong kháng chiến chống Pháp, núi Bái Đính cũng là trụ sở của những người kháng chiến. Trong kháng chiến chống Mỹ là nơi chứa vũ khí lương thực của bộ đội. Vì vậy, núi - chùa Bái Đính (cũ) đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1997.
Các cụ vào
đây để xem chi tiết hơn
Nếu chúng ta cứ sống mãi với Một cột, Tây Phương... thì đời nay, thời đại Hồ Chí Minh để lại di sản Phật giáo gì cho mai sau?
Em rất thích câu nói này!!!
Có một cuốn sách nói về chùa BD: “Bái Đính ngàn năm tâm linh và huyền thoại” của Trương Đình Tưởng, do NXB Thế giới (Hà Nội) các cụ tim đọc thì sẽ rõ hơn