[Funland] Chủ trâu chọi Đồ Sơn bị trâu húc đã tử vong: Cái giá quá đắt cho một lễ hội bạo lực!

MrSpy

Xe điện
Biển số
OF-188610
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
3,262
Động cơ
355,004 Mã lực
Quyền anh với đấu bò tót một năm chả chết bao nhiêu người vậy mà vẫn không bị cấm đấy thôi. Tuy nhiên mấy trò bạo lực này nên hạn chế đi ạ
 

BYD F0

Xe máy
Biển số
OF-440293
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
99
Động cơ
211,600 Mã lực
Quyền anh với đấu bò tót một năm chả chết bao nhiêu người vậy mà vẫn không bị cấm đấy thôi. Tuy nhiên mấy trò bạo lực này nên hạn chế đi ạ
Mỗi năm 1 lần cụ định hạn chế 10 năm 1 lần chăng?
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,661
Động cơ
280,563 Mã lực
Bao năm mới có 1 tai nạn chết người. Bọn Tây lông cũng có đấu bò tót mà. Em nghĩ ko vì 1 tai nạn mà bỏ 1 lễ hội có tính lịch sử văn hóa lâu đời
Trâu truyền thống không tiêm chất khích thích, trâu chọi ngày nay đa phần tiêm chất kích trước trận đấu. Em được khuyên chỉ nên ăn thịt trâu vòng ngoài, nhất nhì nghe oai nhưng ăn rồi lại như trâu chọi.
 

indigoptit

Xe tải
Biển số
OF-458708
Ngày cấp bằng
4/10/16
Số km
212
Động cơ
205,698 Mã lực
Tuổi
35
cháu xin lỗi tất cả các cụ nào có ý kiến dẹp cái lễ hội này đi ở bên trên nhé,cái lễ hội này truyền thống ở quê cháu bao năm nay diễn ra rồi,sự việc này là vô cùng hy hữu vào đáng tiếc,cấp trên có ý kiến xem xét lại khâu tổ chức lễ hội chứ chưa hề đưa ra lệnh cấm tổ chức lễ hội,các cụ đừng lấy sự việc này để xỉa xói hay nâng cao quan điểm nhé,đây là quê hương cháu nên cháu hơi sôi máu tẹo,cháu xin nhận mọi gạch đá từ các cụ=;:-@\m/
 

Ngô Minh Tâm

Xe tăng
Biển số
OF-63458
Ngày cấp bằng
6/5/10
Số km
1,059
Động cơ
445,300 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất.
Em cũng nghĩ nên bỏ cái lễ hội này đi cccm ạ, chẳng thấy bổ ích lý thú gì cả, mà lại nguy hiểm như chủ trâu vừa bị húc ở Đồ Sơn.
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,978
Động cơ
256,965 Mã lực
thế giới văn minh không chấp nhận việc ngược đãi động vật, nhất là những trò mà kẻ thua sẽ chết, nên dẹp.

Cái trò đấu bò tót ở TBN cũng nên dẹp, chọi cá mà đến chết cũng nên dẹp, may mà không còn con dế này nếu không chọi dế cũng dẹp :D

Các đại ca HP đừng mang tinh thần thượng võ ra nhé, giờ lo làm ăn thôi, suốt ngày lo đánh nhau đâu mà thượng võ, nhất là mấy trò võ bẩn như vót nhọn sừng trâu bằng mảnh sành
 

hungbeolt

Xe điện
Biển số
OF-183927
Ngày cấp bằng
7/3/13
Số km
2,352
Động cơ
351,058 Mã lực
thế giới văn minh không chấp nhận việc ngược đãi động vật, nhất là những trò mà kẻ thua sẽ chết, nên dẹp.

Cái trò đấu bò tót ở TBN cũng nên dẹp, chọi cá mà đến chết cũng nên dẹp, may mà không còn con dế này nếu không chọi dế cũng dẹp :D

Các đại ca HP đừng mang tinh thần thượng võ ra nhé, giờ lo làm ăn thôi, suốt ngày lo đánh nhau đâu mà thượng võ, nhất là mấy trò võ bẩn như vót nhọn sừng trâu bằng mảnh sành
Dẹp hết thì lấy nguời ra mà chọi , kakakka
 

Avelynn

Xe tải
Biển số
OF-366819
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
300
Động cơ
257,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Quyền anh với đấu bò tót một năm chả chết bao nhiêu người vậy mà vẫn không bị cấm đấy thôi. Tuy nhiên mấy trò bạo lực này nên hạn chế đi ạ
thế giới văn minh không chấp nhận việc ngược đãi động vật, nhất là những trò mà kẻ thua sẽ chết, nên dẹp.

Cái trò đấu bò tót ở TBN cũng nên dẹp, chọi cá mà đến chết cũng nên dẹp, may mà không còn con dế này nếu không chọi dế cũng dẹp :D
hehe, vậy e nghĩ ở ta có 1 môn thể thao cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ chết vào hàng top 1 của thế giới, theo các cụ thì có nên cấm ko ??? ;)
môn thể thao đó là môn giao thông đấy các cụ... >:), vừa rồi CA có vụ khảo sát 90% cấm xe máy đới ah :-"
 

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,461
Động cơ
648,404 Mã lực
Đó là tai nạn ko may thôi. Và UB Tp HP vẫn bày tỏ quan điểm muốn giữ lại lễ hội này.

Còn ở TBN - văn minh bậc nhất mà em thấy người ta vẫn giữ & duy trì môn người đấu bò tót, còn nguy hiểm hơn là trâu đấu trâu như HP ạ.
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,978
Động cơ
256,965 Mã lực
Từ giờ đến năm 2030 HN vẫn còn bộ môn chọi xe máy mà các cụ, có lộ trình rồi hí hí

Sau thời điểm đó, thì về quê để chọi :D

Dẹp hết thì lấy nguời ra mà chọi , kakakka
hehe, vậy e nghĩ ở ta có 1 môn thể thao cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ chết vào hàng top 1 của thế giới, theo các cụ thì có nên cấm ko ??? ;)
môn thể thao đó là môn giao thông đấy các cụ... >:), vừa rồi CA có vụ khảo sát 90% cấm xe máy đới ah :-"
 
Biển số
OF-436785
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
34
Động cơ
212,510 Mã lực
Tuổi
30
thế giới văn minh không chấp nhận việc ngược đãi động vật, nhất là những trò mà kẻ thua sẽ chết, nên dẹp.

Cái trò đấu bò tót ở TBN cũng nên dẹp, chọi cá mà đến chết cũng nên dẹp, may mà không còn con dế này nếu không chọi dế cũng dẹp :D

Các đại ca HP đừng mang tinh thần thượng võ ra nhé, giờ lo làm ăn thôi, suốt ngày lo đánh nhau đâu mà thượng võ, nhất là mấy trò võ bẩn như vót nhọn sừng trâu bằng mảnh sành
Khó bỏ lắm Cụ ợ
 

lookinsideacar

Xe buýt
Biển số
OF-350838
Ngày cấp bằng
15/1/15
Số km
548
Động cơ
271,466 Mã lực
Nơi ở
Phú Đô - Nam Từ Liêm - Hà Nội
lễ hội trọi châu đã chơi thì phải chịu, ko may thiệt mạng biết kêu ai giờ. Cái "trò chơi" này ngẫm ra thì cũng tội cho con trâu, thắng cũng chết mà thua cũng chết, có chăng là thịt con thắng giá sẽ chát hơn con thua trận, và cũng sẽ có các cốp cán đặt trước hết rồi.
Ăn vào cũng chả bổ béo gì cụ ah! Em nghe tin và các cụ ấy cũng xác minh là Trâu có cho chất kích thích và uống dopping trước mỗi trận đấu cho nó sung.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Bạo lực là một phần cuộc sống.
Trâu húc chết người thì ít, người ăn thịt trâu thì nhiều.
Ủng hộ duy trì các lễ hội, càng ít "văn minh" càng hay.
Thằng văn minh tàn phá bằng tỷ lần thằng nguyên thuỷ bạo lực.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,486
Động cơ
231,234 Mã lực
Tuổi
49
Lời nguyền 5.000 con trâu và trận động đất quả báo ở Nepal?
http://tintuc.vn/loi-nguyen-5000-con-trau-va-tran-dong-dat-qua-bao-o-nepal-45814

  • Nhiều ý kiến cho rằng, trận động đất mạnh 7,8 độ richter khiến 7.500 người chết là cái nghiệp mà người Nepal phải trả vì đã giết 5.000 con trâu trong lễ tế thần.
Theo ghi chép, lễ tế thần đó tên là Gadhimai của người Hindu ở Nepal, một trong những lễ tế động vật lớn nhất thế giới. Họ quan niệm, những con vật bị giết hại như trâu, bò, lợn, dê, cừu… phải hi sinh để làm vị thần sức mạnh Gadhimai “nguôi giận”.

Theo đó, cứ 5 năm 1 lần, khoảng 300.000 vật nuôi trong đó có 5.000 con trâu bị dồn vào một cánh đồng hoang rồi giết thịt. Vào ngày 28/11/2014, lễ hội diễn ra với tiếng hô vang “Gadhimai trường thọ” của những người đến tham dự. Những người đàn ông cao to lực lưỡng tiến vào khu vực giam giữ hàng nghìn con trâu rồi bắt đầu ra tay lấy mạng con vật. Nói về hành động này, những “đao phủ” cho hay, họ không cảm thấy tội lỗi mà ngược lại còn thấy vui vì đã có cơ hội để cảm ơn thánh Gadhimai, người đã cho gia đình họ một cuộc sống hạnh phúc.

Những người đi theo chiều hướng duy tâm cho rằng, việc giết hại hàng nghìn con trâu để phục vụ cho mục đích tâm linh là điều không nên bởi chúng cũng là cơ thể sống, cũng có suy nghĩ và hành động. Chính vì vậy, những gì mà người Nepal đang phải gánh chịu chính là lời nguyền quả báo, là cái nghiệp không thể tránh khỏi.





 

hauyenhd

Xe container
Biển số
OF-495122
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
6,218
Động cơ
2,960,798 Mã lực
☘ĐINH XUÂN HƯỚNG

Mùa chọi trâu Đồ Sơn năm nay, hình ảnh ông chủ trâu số 18 Đinh Xuân Hướng bị chính “ông trâu” của mình húc thiệt mạng tại vòng loại lễ hội tràn ngập trên báo chí, mạng xã hội. Rất nhiều ý kiến bày tỏ thương tiếc cho con người tài hoa bạc mệnh, sinh nghề tử nghiệp nhưng cũng có nhiều ý kiến khác lo ngại tính bạo lực và những trò biến tướng của lễ hội này sẽ gây nhiều hệ luỵ. Có ý kiến còn lên tiếng đề nghị loại bỏ lễ hội này, đại khái như vậy.

Trên sới chọi trâu, bác Đinh Xuân Hướng không phải người xa lạ. Bác ấy là chủ trâu tham gia lễ hội – “ông” trâu định mệnh mang số báo danh 18. Khi vào sới đấu, vài phút trước khi chết, Đinh Xuân Hướng đeo Thẻ BTC, trực tiếp cầm 1 đoạn thừng đưa “ông” trâu của mình vào sới. Hình ảnh video cho thấy, khi trâu số 18 có biểu hiện hung hãn, bác Hướng ra hiệu cho mọi người tản ra, bản thân không hề sợ hãi bỏ chạy khỏi sới mà cố gắng tìm cách “bắt” lại “ông” trâu đang nổi cơn bất kham để ngăn ngừa hậu hoạ.

Phải đến cú húc thứ 3, cả đầu “ông” trâu lao vào đầu ông chủ trâu, Đinh Xuân Hướng mới chịu nằm gục, trở thành con người đầu tiên chết trên sới chọi trâu trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của lễ hội này.

Đó là một cái chết thật lẫm liệt, đủ cho người khác phải nghiêng mình khâm phục!

Cái chết của Đinh Xuân Hướng cũng đem đến nhiều cảm xúc khó tả của người Hải Phòng nói chung, người Đồ Sơn nói riêng về lễ hội chọi trâu khi chứng kiến tai nạn đáng tiếc trên sới chọi.

Cần nói ngay rằng, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn không phải mới gần đây mới có. Tục chọi trâu xuất hiện từ cả ngàn đời trước ở Đồ Sơn rồi, và trong lịch sử tồn tại của mình, nó tạo ra rất nhiều điểm nhấn, nhiều nét khác biệt ít ai để ý đến.

Đầu tiên, phải kể đến đôi câu đối “Hải khẩu hiển hanh thanh, tiên điểu lai thời vân xuất tục/Hùng bàng tiêu thắng địa, kỳ ngưu đáo xứ, ký thành văn” treo tại Đền Nghè, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn ngày nay.

Cũng vì tục chọi trâu, Hải Phòng có tới 2 Đền Nghè, chứ không phải một. Ngoài Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân ở nội thành thì còn có 1 Đền Nghè khác, thờ lục vị tiên công (6 vị thần có công gây dựng đất Đồ Sơn). Nhiều nghi thức tế lễ tâm linh của lễ hội chọi trâu được tổ chức tại đây.

Quanh cái lễ hội này, có rất nhiều sự lạ. Xin kể 3 việc thôi. Chẳng hạn, cứ đến ngày chọi 9-8 âm lịch là trời nổi giông gió vần vũ, mưa như trút nước. Nhiều người tin rằng, đó là anh linh của những bậc tiên tổ người Đồ Sơn ra khai thiên lập ấp ngoài bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh) hiện về quê cũ dự hội chọi trâu.

Rồi quanh chuyện chọn trâu, huấn luyện trâu cũng lạ lùng không kém. Đôi câu đối treo ở Đền Nghè có 4 chữ “kỳ ngưu đáo xứ” – nghĩa là trâu lạ ở nơi khác đến – thì mới chọi hay. Vì vậy, tuyệt đại đa số các ông trâu được dự sới chọi ở Đồ Sơn là các giống trâu ngoài Hải Phòng. Có “ông” đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, từ các tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, có “ông” đến từ miền Đông Nam Bộ (hay như ông trâu 18 gây hoạ cho chủ đến từ miền Tây Nam bộ - nơi đặt bối cảnh bộ phim “Mùa len trâu” nổi tiếng). Thậm chí nhiều ông sang đây bằng… hộ chiếu Lào, Campuchia, Myanma…

Chuyện lạ thứ hai là cơ duyên chủ trâu gặp được “ông” trâu. Cứ tan hội chọi trâu năm trước, ăn tết xong, qua rằm tháng giêng năm sau là các phường giáp Đồ Sơn đã khăn gói quả mướp lên đường tìm trâu chọi mới. Khi gặp được “ông” trâu ưng ý, bao giờ người mua trâu cũng đưa thêm tiền, xin phép nhờ chủ nhà làm một mâm cỗ cúng. Mâm cỗ cúng ấy có món này món khác tuỳ vùng miền nhưng nhất thiết trên mâm phải có 1 cuộn dây thừng mới. Chủ trâu mới thắp hương quỳ giữa sân nhà có trâu, khấn khứa đại khái rằng: Chúng con quê ở Đồ Sơn, không quản đường xá trèo đèo lội suối, muôn dặm quan san mới tìm được đến đây, có cơ duyên được gặp “ông”. Nay con xin phép thay thừng mới, rồi “ông con mình” cùng về quê Đồ Sơn để mong giữ nếp xưa dáng cũ, để cùng rạng danh ở chốn trời biển giao hoà”…

Xin hỏi, đã có nơi nào và ở đâu, người và vật đối đãi với nhau cung kính như thế?

Chuyện lạ thứ ba là một chuyện… khó nói. Đó là tục lệ, gần đến ngày chọi, chủ trâu phải “ăn chay nằm mộng”, tuyệt đối không gần gũi vợ để giữ cho cả thể xác và tinh thần của mình được thanh tịnh, chuyên tâm vào việc luyện trâu. Thật ra về khoa học, việc này giúp chủ trâu bảo đảm sức khoẻ huấn luyện trâu, một công việc rất tốn sức, việc còn lại là tạo niềm tin vào sự may mắn của “ông” trâu trong mùa chọi mới.

Chưa ai hỏi các bà vợ của các ông chủ trâu có cảm nghĩ thế nào về sự “cấm vận” này, nhưng có lẽ các chị cũng không quan tâm lắm. Bởi vì, ông trâu chọi đại diện cho sức mạnh, tiềm lực và danh dự của cả gia đình, cả dòng họ, có khi là cả hàng giáp nữa. Có lẽ thế mà tất cả đều chuyên tâm vào nó, những chuyện khác không phải là vấn đề.

Ba chuyện lạ trên, và còn nhiều sự lạ nữa, đã giúp cho hội chọi trâu Đồ Sơn tồn tại cả nghìn năm nay, trải qua muôn vạn biến thiên, thăng trầm của đất trời và lòng người và được duy trì liên tục suốt 28 năm nay.

Ít ai biết, việc khôi phục lễ hội chọi trâu Đồ Sơn từng được đánh giá là một trong những nét đổi mới đáng kể về văn hoá của cả nước những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20.

Cũng không phải ngẫu nhiên, chọi trâu Đồ Sơn được vinh danh là 1/15 lễ hội trọng điểm quốc gia, ở một đất nước có đến trên 8000 lễ hội lớn nhỏ.

Nói không quá, chọi trâu Đồ Sơn là một trong số rất ít lễ hội xuất xứ Hải Phòng gây được tiếng vang với bên ngoài.

Hải Phòng vốn là thành phố lớn (có thời kỳ xếp thứ 3 cả nước). Nhưng nói gì thì nói, thành phố này vẫn thua Sài Gòn về sự sôi động kinh tế và kém Hà Nội về nét chiều sâu văn hoá.

Vậy thì, người Hải Phòng có gì để tự hào, để phân biệt với những nơi khác, nếu không phải là lễ hội chọi trâu?

Những bất cập, hạn chế của nó sẽ được những người có trách nhiệm chấn chỉnh chỉnh để tổ chức tốt hơn, qua đó tôn vinh bản chất của lễ hội này: ca ngợi tinh thần thượng võ, anh hùng quân tử, dũng cảm can trường, sẵn sàng đối đầu với mọi hiểm nguy, thử thách của những người đàn ông Đồ Sơn nói riêng, của người Hải Phòng và người dân Việt Nam nói chung, để đạt được mục đích cuối cùng là mang lại một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc!

Lễ hội là nét văn hoá làm nên sự khác biệt của vùng miền, thậm chí là sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Một khi nó đã trở thành hồn cốt, thành tâm thức thì không dể gì bỏ được.

Cho nên, nhiều người tin rằng, dù có thế nào, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng sẽ vẫn tồn tại. Chỉ có điều từ đây, nó sẽ được nhắc đến kèm theo cái tên Đinh Xuân Hướng!

<nguồn: copy>
Tác giả không thấy miêu tả lúc thịt "ông" có xin phép không cụ nhỉ:))
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,318
Động cơ
548,448 Mã lực
Trâu truyền thống không tiêm chất khích thích, trâu chọi ngày nay đa phần tiêm chất kích trước trận đấu. Em được khuyên chỉ nên ăn thịt trâu vòng ngoài, nhất nhì nghe oai nhưng ăn rồi lại như trâu chọi.
Càng tốt chứ sao ăn vào rồi đi chọi người ;))
 

LinhHung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136133
Ngày cấp bằng
27/3/12
Số km
2,222
Động cơ
386,287 Mã lực
☘ĐINH XUÂN HƯỚNG

Mùa chọi trâu Đồ Sơn năm nay, hình ảnh ông chủ trâu số 18 Đinh Xuân Hướng bị chính “ông trâu” của mình húc thiệt mạng tại vòng loại lễ hội tràn ngập trên báo chí, mạng xã hội. Rất nhiều ý kiến bày tỏ thương tiếc cho con người tài hoa bạc mệnh, sinh nghề tử nghiệp nhưng cũng có nhiều ý kiến khác lo ngại tính bạo lực và những trò biến tướng của lễ hội này sẽ gây nhiều hệ luỵ. Có ý kiến còn lên tiếng đề nghị loại bỏ lễ hội này, đại khái như vậy.

Trên sới chọi trâu, bác Đinh Xuân Hướng không phải người xa lạ. Bác ấy là chủ trâu tham gia lễ hội – “ông” trâu định mệnh mang số báo danh 18. Khi vào sới đấu, vài phút trước khi chết, Đinh Xuân Hướng đeo Thẻ BTC, trực tiếp cầm 1 đoạn thừng đưa “ông” trâu của mình vào sới. Hình ảnh video cho thấy, khi trâu số 18 có biểu hiện hung hãn, bác Hướng ra hiệu cho mọi người tản ra, bản thân không hề sợ hãi bỏ chạy khỏi sới mà cố gắng tìm cách “bắt” lại “ông” trâu đang nổi cơn bất kham để ngăn ngừa hậu hoạ.

Phải đến cú húc thứ 3, cả đầu “ông” trâu lao vào đầu ông chủ trâu, Đinh Xuân Hướng mới chịu nằm gục, trở thành con người đầu tiên chết trên sới chọi trâu trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của lễ hội này.

Đó là một cái chết thật lẫm liệt, đủ cho người khác phải nghiêng mình khâm phục!

Cái chết của Đinh Xuân Hướng cũng đem đến nhiều cảm xúc khó tả của người Hải Phòng nói chung, người Đồ Sơn nói riêng về lễ hội chọi trâu khi chứng kiến tai nạn đáng tiếc trên sới chọi.

Cần nói ngay rằng, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn không phải mới gần đây mới có. Tục chọi trâu xuất hiện từ cả ngàn đời trước ở Đồ Sơn rồi, và trong lịch sử tồn tại của mình, nó tạo ra rất nhiều điểm nhấn, nhiều nét khác biệt ít ai để ý đến.

Đầu tiên, phải kể đến đôi câu đối “Hải khẩu hiển hanh thanh, tiên điểu lai thời vân xuất tục/Hùng bàng tiêu thắng địa, kỳ ngưu đáo xứ, ký thành văn” treo tại Đền Nghè, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn ngày nay.

Cũng vì tục chọi trâu, Hải Phòng có tới 2 Đền Nghè, chứ không phải một. Ngoài Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân ở nội thành thì còn có 1 Đền Nghè khác, thờ lục vị tiên công (6 vị thần có công gây dựng đất Đồ Sơn). Nhiều nghi thức tế lễ tâm linh của lễ hội chọi trâu được tổ chức tại đây.

Quanh cái lễ hội này, có rất nhiều sự lạ. Xin kể 3 việc thôi. Chẳng hạn, cứ đến ngày chọi 9-8 âm lịch là trời nổi giông gió vần vũ, mưa như trút nước. Nhiều người tin rằng, đó là anh linh của những bậc tiên tổ người Đồ Sơn ra khai thiên lập ấp ngoài bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh) hiện về quê cũ dự hội chọi trâu.

Rồi quanh chuyện chọn trâu, huấn luyện trâu cũng lạ lùng không kém. Đôi câu đối treo ở Đền Nghè có 4 chữ “kỳ ngưu đáo xứ” – nghĩa là trâu lạ ở nơi khác đến – thì mới chọi hay. Vì vậy, tuyệt đại đa số các ông trâu được dự sới chọi ở Đồ Sơn là các giống trâu ngoài Hải Phòng. Có “ông” đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, từ các tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, có “ông” đến từ miền Đông Nam Bộ (hay như ông trâu 18 gây hoạ cho chủ đến từ miền Tây Nam bộ - nơi đặt bối cảnh bộ phim “Mùa len trâu” nổi tiếng). Thậm chí nhiều ông sang đây bằng… hộ chiếu Lào, Campuchia, Myanma…

Chuyện lạ thứ hai là cơ duyên chủ trâu gặp được “ông” trâu. Cứ tan hội chọi trâu năm trước, ăn tết xong, qua rằm tháng giêng năm sau là các phường giáp Đồ Sơn đã khăn gói quả mướp lên đường tìm trâu chọi mới. Khi gặp được “ông” trâu ưng ý, bao giờ người mua trâu cũng đưa thêm tiền, xin phép nhờ chủ nhà làm một mâm cỗ cúng. Mâm cỗ cúng ấy có món này món khác tuỳ vùng miền nhưng nhất thiết trên mâm phải có 1 cuộn dây thừng mới. Chủ trâu mới thắp hương quỳ giữa sân nhà có trâu, khấn khứa đại khái rằng: Chúng con quê ở Đồ Sơn, không quản đường xá trèo đèo lội suối, muôn dặm quan san mới tìm được đến đây, có cơ duyên được gặp “ông”. Nay con xin phép thay thừng mới, rồi “ông con mình” cùng về quê Đồ Sơn để mong giữ nếp xưa dáng cũ, để cùng rạng danh ở chốn trời biển giao hoà”…

Xin hỏi, đã có nơi nào và ở đâu, người và vật đối đãi với nhau cung kính như thế?

Chuyện lạ thứ ba là một chuyện… khó nói. Đó là tục lệ, gần đến ngày chọi, chủ trâu phải “ăn chay nằm mộng”, tuyệt đối không gần gũi vợ để giữ cho cả thể xác và tinh thần của mình được thanh tịnh, chuyên tâm vào việc luyện trâu. Thật ra về khoa học, việc này giúp chủ trâu bảo đảm sức khoẻ huấn luyện trâu, một công việc rất tốn sức, việc còn lại là tạo niềm tin vào sự may mắn của “ông” trâu trong mùa chọi mới.

Chưa ai hỏi các bà vợ của các ông chủ trâu có cảm nghĩ thế nào về sự “cấm vận” này, nhưng có lẽ các chị cũng không quan tâm lắm. Bởi vì, ông trâu chọi đại diện cho sức mạnh, tiềm lực và danh dự của cả gia đình, cả dòng họ, có khi là cả hàng giáp nữa. Có lẽ thế mà tất cả đều chuyên tâm vào nó, những chuyện khác không phải là vấn đề.

Ba chuyện lạ trên, và còn nhiều sự lạ nữa, đã giúp cho hội chọi trâu Đồ Sơn tồn tại cả nghìn năm nay, trải qua muôn vạn biến thiên, thăng trầm của đất trời và lòng người và được duy trì liên tục suốt 28 năm nay.

Ít ai biết, việc khôi phục lễ hội chọi trâu Đồ Sơn từng được đánh giá là một trong những nét đổi mới đáng kể về văn hoá của cả nước những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20.

Cũng không phải ngẫu nhiên, chọi trâu Đồ Sơn được vinh danh là 1/15 lễ hội trọng điểm quốc gia, ở một đất nước có đến trên 8000 lễ hội lớn nhỏ.

Nói không quá, chọi trâu Đồ Sơn là một trong số rất ít lễ hội xuất xứ Hải Phòng gây được tiếng vang với bên ngoài.

Hải Phòng vốn là thành phố lớn (có thời kỳ xếp thứ 3 cả nước). Nhưng nói gì thì nói, thành phố này vẫn thua Sài Gòn về sự sôi động kinh tế và kém Hà Nội về nét chiều sâu văn hoá.

Vậy thì, người Hải Phòng có gì để tự hào, để phân biệt với những nơi khác, nếu không phải là lễ hội chọi trâu?

Những bất cập, hạn chế của nó sẽ được những người có trách nhiệm chấn chỉnh chỉnh để tổ chức tốt hơn, qua đó tôn vinh bản chất của lễ hội này: ca ngợi tinh thần thượng võ, anh hùng quân tử, dũng cảm can trường, sẵn sàng đối đầu với mọi hiểm nguy, thử thách của những người đàn ông Đồ Sơn nói riêng, của người Hải Phòng và người dân Việt Nam nói chung, để đạt được mục đích cuối cùng là mang lại một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc!

Lễ hội là nét văn hoá làm nên sự khác biệt của vùng miền, thậm chí là sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Một khi nó đã trở thành hồn cốt, thành tâm thức thì không dể gì bỏ được.

Cho nên, nhiều người tin rằng, dù có thế nào, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng sẽ vẫn tồn tại. Chỉ có điều từ đây, nó sẽ được nhắc đến kèm theo cái tên Đinh Xuân Hướng!

<nguồn: copy>
Dựa vào đâu mà bác biết đây là người đầu tiên chết trong lịch sử ngàn năm của lễ hội này???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top