Thực ra làm 9 chị ko cần người giỏi mà chỉ cần người hiểu việc và có tâm.
Truyện sau đây cóp pết về hầu các cụ.
Bắc Tống có Trình Hạo là một nhà nho có chí lớn Tế thế an dân, bất kể làm quan tại đâu, đều lấy “Thị dân như thương” (“Xem dân như người bị thương”) làm tôn chỉ của bản thân mình. Khi ông làm quan tại huyện Phù Câu, ông đã giúp dân giải quyết không ít khó khăn.
Mới nhậm chức vài hôm, nghe được tại đây nước uống của dân bị nhiễm mặn, ông hỏi người cố vấn: “Chẳng lẽ xưa nay dân chúng đều dùng thứ nước này hay sao?”, người cố vấn trả lời, “Chỉ có nước ở giếng gần chùa là tốt hơn một chút, nhưng phụ nữ bị cấm không được lấy nước ở đó”.
Sau khi suy nghĩ thấu đáo vấn đề và thảo luận với những cố vấn, Trình Hạo lệnh cho khoan một cái giếng ở trên cùng mạch nước với cái giếng chùa, từ đó giải quyết được vấn nạn cho dân chúng. Tất cả mọi người đều nói: “Chuyện này kéo dài nhiều năm như vậy, thế mà Trình huyện lệnh vừa mới đến đã giải quyết ngay cho chúng ta rồi”.
Quan tuần duyệt bảo giáp Vương Trung Chánh rất thân cận với Hoàng Đế, tuần tra từng địa phương. Mỗi nơi Vương đến, quan chức địa phương tiêu dùng rất nhiều tiền bạc để mở tiệc chào đón ông ta. Một lần khi ông ta đến huyện Phù Câu. Một trong số những thuộc hạ của Trình Hạo hỏi xem nên đón tiếp Vương như thế nào. Trình Hạo trả lời, “Huyện ta chẳng giàu có gì, chúng ta không thể hoang phí tiền bạc quá nhiều chỉ để lấy lòng Vương như các huyện khác đã làm. Hơn nữa, tiền này là từ dân mà có, chúng ta không được hoang phí vào những việc như thế này”. Chính tâm của Trình Hạo đã làm Vương bị sốc, nên không bao giờ đặt chân đến huyện Phù Câu khi Trình Hạo làm quan tại đây.
Trình Hạo một lần viết thư cho bạn, “Đối với bách tính, tôi chủ trương dùng nhân đức để giáo hóa”. Có một lần, một người bị bắt vì tội ăn cắp, Trình Hạo bảo hắn, “Nếu anh thành tâm hối cải, ta nguyện sẽ nhân từ mà giảm nhẹ hình phạt cho anh”. Tuy nhiên, người này về sau lại tái phạm tội. Khi quan binh đến bắt, anh ta quá hổ thẹn không còn mặt mũi nào gặp lại huyện lệnh nữa, bèn tự sát.
Khi Trình Hạo rời huyện Phù Câu đi nơi khác nhậm chức, dân chúng đều khóc muốn giữ ông lại, đi theo đến tận cuối đường xin ông đừng rời họ.
Trình Hạo làm quan ở đâu cũng vậy, nguyên tắc của ông luôn là lấy đức hạnh mà cảm hóa dân chúng. Khi ông làm huyện lệnh huyện Thượng Nguyên, một con đập lớn bị vỡ cần phải sửa ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng rộng lớn, nhưng cần rất nhiều nhân lực. Nếu chờ đợi thượng cấp phê chuẩn thì không còn kịp nữa, nên Trình Hạo quyết định lập tức tổ chức cho dân vá đập. Một trong số thuộc hạ của ông bèn hỏi, “Ngài chẳng lẽ không biết làm như vậy là muốn bị thượng cấp trách tội hay sao?”. Trình Hạo trả lời: “Ta không có lựa chọn nào khác. Nếu không như vậy, mà trình thượng cấp chờ phái người đến sửa đập, thì ruộng lúa sẽ sớm khô kiệt, sang năm nông dân ăn gì? Lại nữa, ta vì dân làm việc, cho dù có vì thế mà mang tội, ta cũng không từ”.
Dưới sự cai trị của Trình Hạo, con đập đã nhanh chóng được sửa lại, năm sau ruộng lúa bội thu. Nông dân tất cả đều nói: “Chúng ta thật may mắn có được huyện lệnh đức hạnh và nhân từ, luôn thấu hiểu và quan tâm lo lắng cho chúng ta!”.
Trung Quốc ngày xưa có câu: “Lạc dĩ thiên hạ, ưu dĩ thiên hạ”, (“vui cùng thiên hạ, buồn cùng thiên hạ”). Những vị quan được giáo dục như thế sẽ có một lương tâm mạnh mẽ luôn muốn cứu giúp mọi con người trên thế giới, và tích cực quan tâm đến sướng khổ của chúng dân. Ngoài ra, họ còn cố gắng “Dĩ đức phục nhân” (“lấy đức hạnh thu phục lòng người”). Dùng đạo đức bản thân mà cảm hóa trăm họ chính là lý tưởng của bậc nho sỹ ngày xưa.