- Biển số
- OF-151210
- Ngày cấp bằng
- 1/8/12
- Số km
- 3,830
- Động cơ
- 382,710 Mã lực
Em biết có trường hợp thế này, các cụ mợ bình thế nào:
Nhà kia, có 2 anh em: anh trai và em gái. Cả 2 đều đã xây dựng gia đình và có con, anh trai và vợ con sống với bố mẹ, em gái theo chồng cách nhà bố mẹ khoảng 5km. Cuộc sống của cả hai gia đình đều ổn, không thiếu thốn, có phần dư giả.
Sau 10 năm sống tại nhà cũ, bố mẹ và vợ chồng anh trai chung tiền mua nhà khác, rộng hơn, điều kiện sống tốt hơn. Giấy tờ mua để tên bố mẹ. Để mua được nhà này, cả bố mẹ và gia đình anh trai đều phải cố gắng hết sức, kể cả vay nợ trả chậm. Sau hai năm, trả nợ xong. Số tiền góp mua nhà của bố mẹ và vợ chồng anh trai có tỷ lệ tương đương nhau. Cả nhà chuyển sang sống ở nhà mới. Vui vẻ, đầm ấm. Nhà cũ để nguyên, không bán.
2 năm sau mua nhà mới, chuyện phát sinh khi bố mẹ dấu vợ chồng anh trai làm di chúc, nội dung: nếu bố hoặc mẹ mất, sẽ bán nhà cũ và nhà mới. Phần tiền góp mua nhà mới của bố mẹ trước kia sẽ do người còn sống lúc đó (bố hoặc mẹ) quyết định. Vợ chồng anh trai tình cờ biết được việc này do dọn nhà vô tình đọc được di chúc (có chữ ký của cả bố và mẹ).
Anh trai giận bố mẹ do:
1. Quyết định của bố mẹ làm di chúc và bán nhà (cả cũ và mới) không được trao đổi với gia đình anh trai.
2. Lý luận của anh trai như sau:
Nhà cũ bán phải có sự đồng ý của gia đình anh trai (vợ và con) vì cả gia đình anh trai vẫn nằm trong hộ khẩu tại nhà cũ.
Nhà mới bán cũng phải được bàn bạc trước do nhà này gia đình anh trai cùng góp mua với bố mẹ. Nếu bán gia đình anh trai đương nhiên sẽ lấy lại phần góp nhưng chắc chắn không mua được nhà mới. Và như vậy, cả nhà sẽ ra đường hoặc phải đi thuê nhà ở sau khi bán nhà.
3. Lý luận của bố mẹ: không sai vì đây là quyền của bố mẹ, không cần bàn với ai hết. Muốn bán sẽ bán và sẽ chia tài sản cho các con (trai, gái, dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại).
Vấn đề ở đây đó là:
Về kinh tế, đại gia đình này (bố mẹ; con trai và vợ; con gái và chồng) đều ở mức khá, không ai cần và quan tâm tới tiền sau khi bố mẹ mất.
Tâm lý của anh trai và vợ rất mệt mỏi vì có thể phải ra đi bất cứ lúc nào.
Tự nhiên, có một sự nghi kỵ lớn trong tất cả các thành viên của đại gia đình này.
Quan điểm của các cụ/mợ nghĩ sao về tình huống này.
Nhà kia, có 2 anh em: anh trai và em gái. Cả 2 đều đã xây dựng gia đình và có con, anh trai và vợ con sống với bố mẹ, em gái theo chồng cách nhà bố mẹ khoảng 5km. Cuộc sống của cả hai gia đình đều ổn, không thiếu thốn, có phần dư giả.
Sau 10 năm sống tại nhà cũ, bố mẹ và vợ chồng anh trai chung tiền mua nhà khác, rộng hơn, điều kiện sống tốt hơn. Giấy tờ mua để tên bố mẹ. Để mua được nhà này, cả bố mẹ và gia đình anh trai đều phải cố gắng hết sức, kể cả vay nợ trả chậm. Sau hai năm, trả nợ xong. Số tiền góp mua nhà của bố mẹ và vợ chồng anh trai có tỷ lệ tương đương nhau. Cả nhà chuyển sang sống ở nhà mới. Vui vẻ, đầm ấm. Nhà cũ để nguyên, không bán.
2 năm sau mua nhà mới, chuyện phát sinh khi bố mẹ dấu vợ chồng anh trai làm di chúc, nội dung: nếu bố hoặc mẹ mất, sẽ bán nhà cũ và nhà mới. Phần tiền góp mua nhà mới của bố mẹ trước kia sẽ do người còn sống lúc đó (bố hoặc mẹ) quyết định. Vợ chồng anh trai tình cờ biết được việc này do dọn nhà vô tình đọc được di chúc (có chữ ký của cả bố và mẹ).
Anh trai giận bố mẹ do:
1. Quyết định của bố mẹ làm di chúc và bán nhà (cả cũ và mới) không được trao đổi với gia đình anh trai.
2. Lý luận của anh trai như sau:
Nhà cũ bán phải có sự đồng ý của gia đình anh trai (vợ và con) vì cả gia đình anh trai vẫn nằm trong hộ khẩu tại nhà cũ.
Nhà mới bán cũng phải được bàn bạc trước do nhà này gia đình anh trai cùng góp mua với bố mẹ. Nếu bán gia đình anh trai đương nhiên sẽ lấy lại phần góp nhưng chắc chắn không mua được nhà mới. Và như vậy, cả nhà sẽ ra đường hoặc phải đi thuê nhà ở sau khi bán nhà.
3. Lý luận của bố mẹ: không sai vì đây là quyền của bố mẹ, không cần bàn với ai hết. Muốn bán sẽ bán và sẽ chia tài sản cho các con (trai, gái, dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại).
Vấn đề ở đây đó là:
Về kinh tế, đại gia đình này (bố mẹ; con trai và vợ; con gái và chồng) đều ở mức khá, không ai cần và quan tâm tới tiền sau khi bố mẹ mất.
Tâm lý của anh trai và vợ rất mệt mỏi vì có thể phải ra đi bất cứ lúc nào.
Tự nhiên, có một sự nghi kỵ lớn trong tất cả các thành viên của đại gia đình này.
Quan điểm của các cụ/mợ nghĩ sao về tình huống này.