Hiện nay dường như có hai trường phái: một muốn con được chăm sóc tận răng, học chơi chơi học như nhiều trường tư, một muốn con được rèn luyện kiểu trường công. Hai mô hình này em nghĩ đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, quan trọng mình muốn con mình sau này như thế nào.Em biết nhiều người sẽ ném đá, đặc biệt là fan của anh Vova.
Sản phẩm của giáo dục 15 năm sau mới có kết quả. Các bạn học vins được cái tự tin, kỹ năng tốt, thiết bị học tốt. Tuy nhiên, họ mới chỉ tham gia thị trường giáo dục chưa đầy 10 năm, chất lượng giáo viên ko được kiểm chứng...
Hơn nữa, Các cụ có bao giờ nghĩ rằng con các cụ học ở môi trường toàn các bé gia đình có điều kiện, các cháu sẽ nghĩ cược sống nó toàn màu hồng và trong vắt không?chưa kể các cháu ở đó đều đc gia đình chăm sóc rất cẩn thận và có phần hơi ích kỷ ko?
Em thích môi trường đa dạng hơn khi con em kể bạn Anh Thư học giỏi nhất lớp con nhà ở đầu dốc có cái bãi phế liệu to đùng ( chắc nhà con bé thầu đồng nát, hay nhà bạn TS có xưởng làm bánh bao hôm nay bác ấy mang bánh đến lớp cho mỗi bạn một cái ngon ơi là ngon. Các cụ có thể tìm hiểu để biết Eton ( anh) hay truòngWEst point nó đào tạo thế nào. Nó ko cho con các cụ suuóng đâu. Nó hành cho ra ngô ra khoai để trở thành người cứng cáp, dám thử thách.
Con em cấp 1 học gần nhà, cấp 2 trường điểm công lập, tiếng Anh học từ bé, kể cả khi chưa học viết tiếng Việt. Nói ko với luyện chữ đẹp và làm văn mẫu( em áp dụng việc này với cháu lớn từ 7 năm trước).
Em nghĩ rằng gia đình, nhà truuòng và xã hội cùng phải tham gia giáo dục các cháu, trách nhiệm ko chỉ ở nhà trường. Khi cha mẹ thấy con mình kém cái gì thì phải bổ sung cái đó cho con. Con kém kỹ năng xã hội thì bố mẹ phải dậy con, chơi với con, không khoán cái đó cho thầy cô được.
Em thuộc type học giỏi trường làng, cày quốc nhưng ngoài học chả giỏi cái gì, thành ra sau này cũng làng nhàng, chả có gì đặc biệt. Em không muốn con em lặp lại như em, nhưng cũng không rõ thay đổi như thế nào thì phù hợp.