Đọc qua một lượt em thấy các cụ / mợ trên này tranh luận , phán xét gay gắt quá .
Để mà bới lông tìm vết thì đến đại học Harvard cũng có nhược điểm chứ nói gì vinschool .
Vấn đề đặt ra là người ta chọn cái trường đó mục đích đạt được cái gì thôi .
Mỗi một hệ thống giáo dục theo đuổi một mục đích riêng và nếu đem ra so sánh thì nó thật là khập khiễng . Chuẩn mực hay góc nhìn về giáo dục trong suy nghĩ mỗi cụ cũng đều khác nhau nên nếu đem suy nghĩ đó để phán xét hơn thua nó chủ quan lắm .
Nó tương tự việc đem 1 vận động viên cờ vua đi so sánh với 1 vận động viên điền kinh vậy .
Giờ chọn trường cho con mỗi người đều phải cân nhắc thiệt hơn mỗi nơi để tính toán vì hoàn cảnh ai cũng khác nhau .
Các trường công như Ams , chuyên ABC họ đào tạo ra các học sinh có năng khiếu vừa là bồi dưỡng nhân tài , vừa là để thi đấu giải nọ giải kia . Học những trường đó thường sẽ có tính cạnh tranh cao ( từ đầu vào ) cho đến cách họ phân loại học sinh theo lớp ( thậm chí ranking trong lớp ) .
Các trường tư như Vin , AIS , tư thục thì lại đi theo hướng đặt học sinh làm trung tâm . Dạy kỹ năng sống , chú trọng vào việc Đào tạo theo nhu cầu của người đến học , tính ganh đua thấp nhưng đứa trẻ bù lại sẽ có được môi trường ko đặt nặng áp lực điểm số .
Mỗi cái nó đều có ưu và nhược điểm , tuỳ các cụ thấy cái nào phù hợp thì lựa trường cho con mình .
Là em thì em cũng tính đến các yếu tố khác khá quan trọng đó là :
1- tài chính của cha mẹ
2- quãng đường đến trường ( giờ xã hội quá nhiều vấn đề rồi , bớt đc cái khoản lo âu nào tốt cái đó )
3- em sẽ cân nhắc tiếng nói của con trẻ khi cho con đi học thử để biết con mình thích học nơi nào hơn .
Ngoài ra còn vấn đề khác nữa mà các cụ cũng nên xem xét đó là : trường tốt chưa chắc giáo viên dạy con mình tốt . Cho nên dù ko muốn cũng phải thừa nhận rằng “yếu tố” con người nó chiếm % khá cao trong giáo dục mà cái này đôi khi nó là hên xui .
Để mà bới lông tìm vết thì đến đại học Harvard cũng có nhược điểm chứ nói gì vinschool .
Vấn đề đặt ra là người ta chọn cái trường đó mục đích đạt được cái gì thôi .
Mỗi một hệ thống giáo dục theo đuổi một mục đích riêng và nếu đem ra so sánh thì nó thật là khập khiễng . Chuẩn mực hay góc nhìn về giáo dục trong suy nghĩ mỗi cụ cũng đều khác nhau nên nếu đem suy nghĩ đó để phán xét hơn thua nó chủ quan lắm .
Nó tương tự việc đem 1 vận động viên cờ vua đi so sánh với 1 vận động viên điền kinh vậy .
Giờ chọn trường cho con mỗi người đều phải cân nhắc thiệt hơn mỗi nơi để tính toán vì hoàn cảnh ai cũng khác nhau .
Các trường công như Ams , chuyên ABC họ đào tạo ra các học sinh có năng khiếu vừa là bồi dưỡng nhân tài , vừa là để thi đấu giải nọ giải kia . Học những trường đó thường sẽ có tính cạnh tranh cao ( từ đầu vào ) cho đến cách họ phân loại học sinh theo lớp ( thậm chí ranking trong lớp ) .
Các trường tư như Vin , AIS , tư thục thì lại đi theo hướng đặt học sinh làm trung tâm . Dạy kỹ năng sống , chú trọng vào việc Đào tạo theo nhu cầu của người đến học , tính ganh đua thấp nhưng đứa trẻ bù lại sẽ có được môi trường ko đặt nặng áp lực điểm số .
Mỗi cái nó đều có ưu và nhược điểm , tuỳ các cụ thấy cái nào phù hợp thì lựa trường cho con mình .
Là em thì em cũng tính đến các yếu tố khác khá quan trọng đó là :
1- tài chính của cha mẹ
2- quãng đường đến trường ( giờ xã hội quá nhiều vấn đề rồi , bớt đc cái khoản lo âu nào tốt cái đó )
3- em sẽ cân nhắc tiếng nói của con trẻ khi cho con đi học thử để biết con mình thích học nơi nào hơn .
Ngoài ra còn vấn đề khác nữa mà các cụ cũng nên xem xét đó là : trường tốt chưa chắc giáo viên dạy con mình tốt . Cho nên dù ko muốn cũng phải thừa nhận rằng “yếu tố” con người nó chiếm % khá cao trong giáo dục mà cái này đôi khi nó là hên xui .