Oài, đúng món em có tí kinh nghiệm. Có đến đâu em phọt đến đó, hy vọng các cụ giải quyết được búc xúc.
Về chống thấm, xác định nguyên nhân gây thấm là điều kiện tiên quyết để xử lý, không thì càng chống càng mệt, càng mệt lại càng muốn chống. Em fun tí, giờ thì Let's go!!!.
Nguyên nhân gây thấm về cơ bản chia làm các lại sau:
1/ Thấm do vật liệu chịu thấm kém ( như tường mưa nhiều gây thấm, như thẩm thấu qua bê tông sàn,...)
2/ Thấm do biện pháp thi công sai, lỗi do thi công không đúng quy cách. ( Gần giống loại 1). Hoặc có thể do lúc làm không tính đến chuyện tự dưng thấm nhiều thế, lỗi này gây ra biện pháp thi công không đúng.
3/ Thấm do các vết nứt trên bề mặt tường hoặc kết cấu chịu lực. ( NGuyên nhân do thấm này thì nhiều lắm. Ví dụ nhà đang ở yên ổn các cụ hứng chí độ thêm 1, 2 tầng hoặc nhà hàng xóm có cô bé xinh tươi lấy chồng nên quyết định xây lại nhà to hơn nhà mình, điẹp hơn nhà mình gây nghiêng, lún dẫn đến nứt nhà mình,.... vô vàn lý do khác nhau)
Từ các nguyên nhân cơ bản trên thì phương án chống thấm được xử lý như sau:
1/ Thấm do vật liệu kém: Tường xây gạch lỗ, quay gạch góc không đúng có thể gây ra thấm khi mưa lớn hoặc mưa kéo dài; Vữa trát không đủ chất lượng ( mác vữa) cũng là một nguyên nhân; túm cái váy lại là xử lý chống thấm tư thế đứng. Tùy vào tình trạng thấm như thế nào mà dùng biện pháp nặng hay nhẹ:
- Nặng: cạo hết vữa ra nhồi phụ gia chống thấm vào các lỗ gạch góc, trát lại bằng vữa đủ chất lượng ( tỷ trọng xi măng nhiều nhiều một chút hay nôm na là vữa XM mác 75# đến 100#). Sau khi trát xong quét lớp phụ gia chống thấm bên ngoài, đợi khô rồi mới sơn ( Sơn chống thấm càng tốt). Phụ gia chống thấm thì có nhiều loại, thông thường hay dùng bitum ( loại đen xì xì các cụ hay thấy ngoài đường ấy) hoặc xịn hơn nữa thì SIKA hoặc các loại chống thấm có sẵn trên thị trường.
- Nhẹ: theo như nặng nhưng xử lý theo từng khu vực.
2/ Thấm do biện pháp thi công sai, lỗi thi công không đúng quy cách, trong quá trình thi công không tính đến khả năng mưa nhiều,… Ví dụ cụ thể thì nhiều: Đổ sàn lồi lõm không đều, trong thấp ngoài cao; diện tích mặt sân rộng mà chỉ có mỗi 1 ga thu nước;… Cái này lại chia ra 2 dạng, trong và ngoài:
- Trong: Sàn vệ sinh bị thấm do thi công sai, đến lúc hoàn thiện thợ đổ cát đánh dốc che dấu khiếm khuyết đó; hoặc do tác động thi công nhà bên cạnh; do quá trình chịu lực của nhà mình bị lún nghiêng. Cái này có thể xử lý bằng cách lật gạch lên, đánh dốc lại sàn vệ sinh sau đó lót lớp màng chống thấm tổng hợp lên trên rồi lát lại gạch. Quan trọng nhất của cách xử lý này là ga thu nước sàn vệ sinh. Ga thu nước sàn vệ sinh cần xử lý chống thấm kỹ càng xung quanh cổ ga thu và vét vữa xi măng trộn phụ gia chống thấm ở trên miệng ga. Nói thì lằng nhằng nhưng thực ra đơn giản, đó là làm sao nước vào thẳng ga thu mà ko rơi giọt nào ra sàn đã bị nghiêng, dễ gây thấm ( loại trừ nguyên nhân và khả năng gây thấm).
- Ngoài:
+ Khơi dòng để tạo thoát nước tốt. Dòng tắc do tắc ga thu nước hoặc do nguyên nhân tắc lỗ gạch chống nóng, nước đọng lâu ngày gây thấm. Hãy khơi thông dòng cho nước dễ thoát.
+ Xây mái che chắn như lợp mái tôn, mái ngói,…
+ Trường hợp xấu nhất thì xử lý như phương án trong nhà, nhưng thường ít khi phải xử lý cách này ở ngoài.
Dài quớ mà em lại phải làm việc rồi, thư thả em nói nốt nhá. Thực ra chống thấm để nói hết chắc phải cỡ 1 quyển sách. Có lẽ em giả nhời các cụ theo từng trường hợp cụ thể vậy. Lâu rồi không phải mổ cò nhiều thế này, ngại quá!!!