Theo em triết lý này thích hơp với các bậc cha mẹ coi mục tiêu tối thượng của giáo dục là kiếm được một xuất định cư ở các nước Anglo Saxon, có làm nghề thủ thư thư viện hay đưa hàng (tương tự chạy grab ở Viêt Nam) cũng được, thế thì chì cần học tiếng Anh và có một cái bằng hạng bét ở một nước hạng bét như Iceland cũng được.
Còn em và các bậc phụ huynh muốn con mình trở thành người có kiến thức thực sự, đóng góp cho xã hội (dù là Việt Nam hay ở nơi mà nó sống) thì chắc không nuốt nổi cái triết lý này. Bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học hay nhà gì thì cũng cần kiến thức, tiếng Anh giỏi đến như các cháu chuyên Anh thì cũng chỉ là phương tiện hỗ trợ, k phải mục tiêu.
Từ đời cụ em đã sống ở nước ngoài (Tây) ông bà bố mẹ em làm NCS, học tập hoặc sinh ra lớn lên ở nước ngoài, em cũng ở nước ngoài vài năm nên với em thì con em học ở đâu cũng không phải quá quan trọng. Học thật giỏi, làm nghiên cứu khoa học thì ra nước ngoài vào trường top, còn học làng nhàng thì học trong nước đỡ tốn tiền bố mẹ, muốn biết nước ngoài thì làm cái bằng thạc sĩ 1 2 năm