Nên mua xe có màu tương sinh hay cùng hành, kỵ mua xe màu tương khắc với mạng của chủ nhân.
- Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.
- Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành).
- Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn. Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ (right off).
Ngũ hành tương sinh
Mộc sinh Hỏa - Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim - Kim sinh Thủy - Thủy sinh Mộc.
Tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là dưỡng nuôi, trợ giúp, làm cho hành kia có lợị Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa...
Sự tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
* Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành mình. Mình được lợị
* Sinh xuất: Hành mình làm lợi cho hành khác. Mình bị hạị
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (bị hại).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (bị hại).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (bị hại).
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (bị hại).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (bị hại).
Ngũ hành tương khắc :
Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay khống chế hành khác. Thí dụ như: Mộc khắc Thổ, rễ cây sẽ ăn hết phân của đất. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chận làm cho nước không thể chảy qua được...
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
* Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành mình. Mình bị hạị
* Khắc xuất: Hành mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác. Mình không bị hạị
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).