Chính xác hơn, những đứa trẻ nghịch nhiều dễ thành công, vì càng nghịch càng va chạm và biết ứng xử khôn ngoan hơn, có khả năng ứng phó hơn. Bọn trẻ nghịch, mải nghịch, tuy điểm không cao, nhưng khó nói là học dốt lắm, trí thông minh có đk phát triển.
Những đứa ngoan, lành, ít nghịch, tất nhiên, điểm cao hơn, nhờ chăm học, nhưng cũng ít va chạm hơn, kém ứng phó. Thể lực, trí tuệ có khi kém phát triển hơn.
Chứ còn học dốt do đầu óc tối tăm không tiếp thu được, sau này cũng khó thành công lắm.
Thực tế, học sinh pt ở các nước tiên tiến Âu Mỹ đến trường nghịch là chính, chúng có học toán văn... nhưng không áp lực gì, vì chúng không bị chạy theo điểm. Chúng thích nghịch gì thì nghịch cái ấy. Đặc biệt, chúng coi trọng rèn luyện thể lực, đứa nào nổi về thể thao thì tất cả ngưỡng mộ lắm. Rất ít môn phải thi, phải kiểm tra, mà có thi hay kiểm tra thì Nhà trường không bao giờ thông báo điểm cho tất cả cùng biết, chỉ thông báo riêng cho ai biết điểm người ấy. Phụ huynh không bao giờ có chuyện họp, rồi cô thông báo điểm và hạnh kiểm, nhận xét từng đứa cho tất cả nghe. Cần góp ý với phụ huyng nào về cách dạy con thì người ta mời gặp riêng phụ huynh ấy.
Từ phụ huynh, đến trường, đến trò, và tâm lý cộng đồng không ai thèm quan tâm điểm, kết quả thi cử. bệnh thành tích không nặng nề như mình, áp lực với trẻ rất ít.
Cho nên khi nhỏ trẻ em nước mình học văn hóa rất nặng, môn vớ vẩn gì cũng phải học vất vả để có điểm cao, cuối năm còn xếp hạng hs giỏi, tiên tiến... chẳng còn thời gian cho chúng nghịch, đùa, học vẽ, học nhạc, và nhất là chơi thể thao, nếu thi giải toán với trẻ nó thì ta thắng, nhưng ngoài 20 tuổi thì mỗi ngày nó một tiến và vượt xa ta.
Bệnh thành tích (chưa kể bệnh giả dối) là bệnh nặng nề nhất của giáo dục nước ta, báo chí nói mãi rồi, mà thực tế không sửa được, thậm chí càng ngày càng nặng (?).