Ahihi
quay lại chủ đề chính thì lý do nào một số dòng đồng hồ vỏ thép thường của Rolex lại lên giá nhiều thế nhỉ?
Em copy 1 bài viết e nghĩ là khá chính xác !
TẠI SAO NHIỀU MẪU ĐỒNG HỒ TĂNG GIÁ ĐỘT BIẾN?
*phỏng vấn giữa Ariel Adams, founder của aBlogtoWatch và George Mayer
Trong một thời gian ngắn, chỉ khoảng 6 tháng trở lại đây, chúng ta thấy rằng thị trường đồng hồ xa xỉ có một sự bất thường. Đó là rất nhiều mẫu đồng hồ được bán trên giá retail rất nhiều, ví dụ như Rolex các dòng Pro vỏ thép, hay PP Nautilus thép. Một chiếc Nautilus 5711 vỏ thép hiện có giá gấp đôi giá retail, ngang với giá retail 1 chiếc 5711 cả vỏ và dây vàng là cỡ hơn $50k
Theo George Mayer từ Govberg, (một dealer rất lớn về đồ xa xỉ từ năm 1916, cả cũ lẫn mới) Rolex đạt doanh số kỉ lục sau 3 quý của năm 2017, và quý thứ 4 họ hầu như không gửi thêm gì cho các AD. Lý do là bởi họ muốn một sự tăng trưởng đều và không quá nhiều so với 2016. Điều đó đã tạo ra sự khan hiếm trong 6 tháng vừa qua. Và tác dụng phụ của nó là làm cho mọi người lại đổ xô đi tìm Rolex, nhất là dòng Pro vốn đã được sx ít hơn các dòng khác. Bản chất của các món đồ xa xỉ là khi một thứ càng khó mua, người ta lại càng muốn nó và sẵn sàng trả giá cao hơn. Nếu nó lúc nào cũng mua được, thì khách hàng sẽ cảm thấy nó không còn “luxury” nữa.
Cộng thêm vào đó là chính sách phát triển theo chiều dọc, tức là cắt bớt nhiều AD, mở thêm boutique và ra mắt nhiều mẫu chỉ bán ở boutique và online store chính hãng. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa “boutique” và “authorized dealer”. “Boutique” là do chính hãng mở ra, hơn cả một cửa hàng, nó còn là nơi trưng bày và thể hiện phong cách, lịch sử và quyền lực của hãng. “Authorized dealer” đơn giản là một đại lý đã được hãng cấp phép phân phối. Mục đích của việc này chính là để chống lại tình trạng đồng hồ bị giảm giá quá nhiều khi đến “grey market”, ví dụ như Jomashop hay Ashford. Tại sao lại như vậy?
Các dealer thuộc “grey market” không thể lấy hàng trực tiếp từ hãng để bán, mà chính là từ AD không bán được và đẩy lại sang. Vì vậy cắt bớt AD sẽ góp phần làm giảm lượng hàng đến tay “grey market”, và đồng hồ sẽ không bị mất giá nhiều. Khi hàng new không bị mất giá nhiều, thì hàng cũ cũng sẽ tăng giá theo. Và khi hàng cũ tăng giá, tức là đồng hồ “giữ giá”, thì người ta lại càng muốn mua của hãng đó. Không ai muốn bỏ $10000 ra mua đồng hồ ở boutique, rồi sau đó thấy grey market bán có $7000, rồi trên ebay hay chrono24 hàng cũ bán có $3000 cả. Họ sẽ cảm thấy như bị lừa. Nếu một người mua được một chiếc đồng hồ $10k ở boutique, và sau đó bán cũ được $7-8000, thì là chấp nhận được, và họ sẽ quay lại boutique hãng để mua lần sau. Nhưng nếu mua 1 chiếc đồng hồ $10k từ hãng, và sau đó bán được cao hơn, thì người ta sẽ nhìn nhận rằng đó còn là một khoản đầu tư.
Vì vậy sẽ càng nhiều người săn tìm nó, cầu sẽ tăng đột biến gấp nhiều lần cung, và đẩy giá càng lên cao. Các hãng họ cũng hiểu điều đó, và dù họ có khả năng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng họ sẽ không bao giờ làm vậy.
Và phải nói thêm, là khi một người bỏ tiền ra mua 1 chiếc đồng hồ xa xỉ, thứ họ muốn không đơn giản chỉ là chức năng, như cái đồng hồ này chống nước tận 300m, có tourbillon, lịch vạn niên... hay đeo lên tay đẹp, mà cái họ cần nữa là thương hiệu nổi bật và gửi đi một thông điệp cho người đối diện. Một chiếc đồng hồ khó để mua, và giá cao hơn giá hãng, là một thông điệp rõ ràng.