- Năm 2010 đã qua khép lại một thập kỷ chưa thành công của công nghiệp ôtô Việt Nam ở mảng thị trường xe du lịch. Bước sang thập kỷ mới, người tiêu dùng Việt Nam có quyền hy vọng vào tương lai tươi sáng khi cách làm và quy mô hoàn toàn thay đổi, cộng với nỗ lực quyết tâm của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đầu tàu.Không còn đường lùi
Có thể nói thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của phân khúc xe thương mại (bao gồm xe tải, xe bus...) sản xuất trong nước. Từ con số 0 tròn trĩnh của đầu những năm 2000 và dấu mốc đáng nhớ là quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam được Chính phủ phê duyệt năm 2004, đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã chiếm thị phần áp đảo. Sự đầu tư rất lớn, bài bản của các doanh nghiệp như Trường Hải, Vinaxuki, ...cùng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã giúp cho các doanh nghiệp này lớn mạnh không ngừng. Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2010, doanh số bán của 3 doanh nghiệp mạnh nhất về xe tải tại Việt Nam là Trường Hải, Vinaxuki, Vinamotor đã đạt trên 45.000 chiếc, chiếm hơn 40% tổng doanh số của VAMA năm qua. Thậm chí, cộng với sự phát triển rất mạnh của mảng xe du lịch thương hiệu Kia, Trường Hải còn đặt mục tiêu soán ngôi vị số 1 của Toyota thông qua việc sản xuất và phân phối trên 32.000 xe trong năm 2011.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được ở mảng xe du lịch trong nước lại khá 'khiêm tốn'. Sau hơn 10 năm thâm nhập thị trường ô tô Việt Nam, đa số các liên doanh đều mới chỉ đầu tư nhỏ giọt và dừng lại ở việc nhập linh kiện lắp ráp, tỷ lệ nội địa hoá dưới 10%, thấp hơn nhiều con số cam kết 30-40%. Thực tế "trăm hoa đua nở" được các doanh nghiệp lý giải là do chính sách của Nhà nước không ổn định, thị trường quy mô nhỏ, công nghiệp phụ trợ yếu kém...
Theo tính toán của các chuyên gia, với xu hướng giảm thuế ngày càng mạnh mẽ khi Việt Nam hội nhâp, xe nhập vào Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn và nếu thực trạng công nghiệp ô tô vẫn giữ như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ quay sang nhập khẩu thay vì sản xuất, lắp ráp trong nước. Ước tính quy mô của thị trường ô tô Việt Nam năm 2020 được Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đưa ra là khoảng 500 -600 nghìn xe và đến năm 2030 khoảng 1 triệu xe. Nếu chỉ tính khoảng 80% trong đó là xe nhập khẩu thì theo con số nhập khẩu thực tế trên 50 nghìn chiếc, kim ngạch 1 tỷ USD của năm 2010 thì giả định đến năm 2020, kim ngạch nhập khẩu ô tô có thể lên 8 tỷ USD và gấp đôi vào năm 2030. Điều này không chỉ gây mất cân đối nghiêm trọng về cán cân thương mại, mà còn là sự phụ thuộc về công nghệ, về thị trường, sự thiếu hụt giá trị gia tăng trong nước...
Nhận thức được xu hướng bão hoà của xe thương mại cũng như tiềm năng ổn định lâu dài của xe du lịch, các doanh nghiệp nội như Trường Hải, Vinaxuki đã đang tích cực triển khai đầu tư cho sản xuất, lắp ráp xe du lịch. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trường Hải, cho rằng, với mốc thuế nhập khẩu trong khu vực AFTA bằng 0% vào năm 2018, nếu chúng ta ngay từ bây giờ không bắt tay làm và làm quyết liệt thì Việt Nam sẽ phải nhường thị trường trong nước cho nước ngoài. Cùng chung quan điểm này, ông Phạm Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp khẳng định đã đến lúc công nghiệp ôtô Việt Nam không còn đường lùi. Vì thế, cần sự tập trung đồng lòng và quyết tâm cao độ của các bộ ngành, của doanh nghiệp...và coi thị trường không chỉ là Việt Nam mà còn là 500 triệu dân của khu vực Đông Nam Á
Lấy xe chiến lược làm nòng cốt
Bật mí cho VnMedia vào những ngày cuối của năm Canh Dần, ông Phạm Văn Liêm cho hay, theo chỉ đạo của Chính phủ, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp đang là đơn vị đầu mối của Bộ Công Thương xây dựng chiến lược công nghiệp ô tô trong giai đoạn 2011 -2020, lấy xe du lịch làm nòng cốt. Dự kiến tháng 6/2011, dự thảo chiến lược này sẽ được Bộ Công Thương trình lên Chính phủ để xem xét phê duyệt. Theo đó, Bộ sẽ đề xuất một số dòng xe chiến lược (chứ không phải một như câu chuyện gây nhiều tranh cãi cuối năm 2009, đầu năm 2010- PV) với nhiều ưu đãi lớn nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất với tỷ lệ nội địa hoá cao.
Cùng với đó là việc nghiên cứu xây dựng một khu công nghiệp, tập trung các doanh nghiệp ô tô nội có tâm huyết, tiềm lực, các doanh nghiệp phụ trợ với nhiều ưu đãi. Hiện nay các nhà máy ôtô (chủ yếu là các nhà máy lắp ráp đơn thuần) và cả các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nằm rải rác khắp nơi: Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Hải Dương, Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai... với quy mô nhỏ, độc lập, mạnh ai nấy làm. Vì thế, UBND tỉnh Quảng Nam đang đề xuất lên Chính phủ xây dựng Trung tâm cơ khí đa dụng và ôtô quốc gia tại khu kinh tế mở Chu Lai.
Ông Liêm cho rằng, việc xây dựng công nghiệp ô tô Việt Nam phải dựa vào các doanh nghiệp ô tô trong nước chứ không thể trông chờ vào các liên doanh. Đặc biệt, chỉ có sự đoàn kết, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nội thì mới mong công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển.
Thực tế đã cho thấy, dù Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines là những nước phát triển ngành công nghiệp ôtô chậm hơn so với các nước như Nhật Bản, Mỹ hay Nga nhưng hiện nay họ lại trở thành những nước được đánh giá là có ngành công nghiệp hàng đầu về ôtô trên thế giới nhờ biết chọn lựa những khâu đột phá để đầu tư. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng khẳng định, dù chúng ta đi sau các nước hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, nhưng cơ hội và tiềm năng của Việt Nam vẫn rất lớn.
Hãy cùng chờ một tương lai xán lạn cho công nghiệp ô tô Việt Nam trong thập kỷ mới !
http://www8.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=211616&CatId=305
Có thể nói thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của phân khúc xe thương mại (bao gồm xe tải, xe bus...) sản xuất trong nước. Từ con số 0 tròn trĩnh của đầu những năm 2000 và dấu mốc đáng nhớ là quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam được Chính phủ phê duyệt năm 2004, đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã chiếm thị phần áp đảo. Sự đầu tư rất lớn, bài bản của các doanh nghiệp như Trường Hải, Vinaxuki, ...cùng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã giúp cho các doanh nghiệp này lớn mạnh không ngừng. Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2010, doanh số bán của 3 doanh nghiệp mạnh nhất về xe tải tại Việt Nam là Trường Hải, Vinaxuki, Vinamotor đã đạt trên 45.000 chiếc, chiếm hơn 40% tổng doanh số của VAMA năm qua. Thậm chí, cộng với sự phát triển rất mạnh của mảng xe du lịch thương hiệu Kia, Trường Hải còn đặt mục tiêu soán ngôi vị số 1 của Toyota thông qua việc sản xuất và phân phối trên 32.000 xe trong năm 2011.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được ở mảng xe du lịch trong nước lại khá 'khiêm tốn'. Sau hơn 10 năm thâm nhập thị trường ô tô Việt Nam, đa số các liên doanh đều mới chỉ đầu tư nhỏ giọt và dừng lại ở việc nhập linh kiện lắp ráp, tỷ lệ nội địa hoá dưới 10%, thấp hơn nhiều con số cam kết 30-40%. Thực tế "trăm hoa đua nở" được các doanh nghiệp lý giải là do chính sách của Nhà nước không ổn định, thị trường quy mô nhỏ, công nghiệp phụ trợ yếu kém...
Lắp ráp xe du lịch hiệu KIA tại nhà máy Chu Lai- Trường Hải. ảnh HT
Theo tính toán của các chuyên gia, với xu hướng giảm thuế ngày càng mạnh mẽ khi Việt Nam hội nhâp, xe nhập vào Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn và nếu thực trạng công nghiệp ô tô vẫn giữ như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ quay sang nhập khẩu thay vì sản xuất, lắp ráp trong nước. Ước tính quy mô của thị trường ô tô Việt Nam năm 2020 được Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đưa ra là khoảng 500 -600 nghìn xe và đến năm 2030 khoảng 1 triệu xe. Nếu chỉ tính khoảng 80% trong đó là xe nhập khẩu thì theo con số nhập khẩu thực tế trên 50 nghìn chiếc, kim ngạch 1 tỷ USD của năm 2010 thì giả định đến năm 2020, kim ngạch nhập khẩu ô tô có thể lên 8 tỷ USD và gấp đôi vào năm 2030. Điều này không chỉ gây mất cân đối nghiêm trọng về cán cân thương mại, mà còn là sự phụ thuộc về công nghệ, về thị trường, sự thiếu hụt giá trị gia tăng trong nước...
Nhận thức được xu hướng bão hoà của xe thương mại cũng như tiềm năng ổn định lâu dài của xe du lịch, các doanh nghiệp nội như Trường Hải, Vinaxuki đã đang tích cực triển khai đầu tư cho sản xuất, lắp ráp xe du lịch. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trường Hải, cho rằng, với mốc thuế nhập khẩu trong khu vực AFTA bằng 0% vào năm 2018, nếu chúng ta ngay từ bây giờ không bắt tay làm và làm quyết liệt thì Việt Nam sẽ phải nhường thị trường trong nước cho nước ngoài. Cùng chung quan điểm này, ông Phạm Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp khẳng định đã đến lúc công nghiệp ôtô Việt Nam không còn đường lùi. Vì thế, cần sự tập trung đồng lòng và quyết tâm cao độ của các bộ ngành, của doanh nghiệp...và coi thị trường không chỉ là Việt Nam mà còn là 500 triệu dân của khu vực Đông Nam Á
Lấy xe chiến lược làm nòng cốt
Bật mí cho VnMedia vào những ngày cuối của năm Canh Dần, ông Phạm Văn Liêm cho hay, theo chỉ đạo của Chính phủ, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp đang là đơn vị đầu mối của Bộ Công Thương xây dựng chiến lược công nghiệp ô tô trong giai đoạn 2011 -2020, lấy xe du lịch làm nòng cốt. Dự kiến tháng 6/2011, dự thảo chiến lược này sẽ được Bộ Công Thương trình lên Chính phủ để xem xét phê duyệt. Theo đó, Bộ sẽ đề xuất một số dòng xe chiến lược (chứ không phải một như câu chuyện gây nhiều tranh cãi cuối năm 2009, đầu năm 2010- PV) với nhiều ưu đãi lớn nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất với tỷ lệ nội địa hoá cao.
Cùng với đó là việc nghiên cứu xây dựng một khu công nghiệp, tập trung các doanh nghiệp ô tô nội có tâm huyết, tiềm lực, các doanh nghiệp phụ trợ với nhiều ưu đãi. Hiện nay các nhà máy ôtô (chủ yếu là các nhà máy lắp ráp đơn thuần) và cả các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nằm rải rác khắp nơi: Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Hải Dương, Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai... với quy mô nhỏ, độc lập, mạnh ai nấy làm. Vì thế, UBND tỉnh Quảng Nam đang đề xuất lên Chính phủ xây dựng Trung tâm cơ khí đa dụng và ôtô quốc gia tại khu kinh tế mở Chu Lai.
Ông Liêm cho rằng, việc xây dựng công nghiệp ô tô Việt Nam phải dựa vào các doanh nghiệp ô tô trong nước chứ không thể trông chờ vào các liên doanh. Đặc biệt, chỉ có sự đoàn kết, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nội thì mới mong công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển.
Thực tế đã cho thấy, dù Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines là những nước phát triển ngành công nghiệp ôtô chậm hơn so với các nước như Nhật Bản, Mỹ hay Nga nhưng hiện nay họ lại trở thành những nước được đánh giá là có ngành công nghiệp hàng đầu về ôtô trên thế giới nhờ biết chọn lựa những khâu đột phá để đầu tư. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng khẳng định, dù chúng ta đi sau các nước hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, nhưng cơ hội và tiềm năng của Việt Nam vẫn rất lớn.
Hãy cùng chờ một tương lai xán lạn cho công nghiệp ô tô Việt Nam trong thập kỷ mới !
http://www8.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=211616&CatId=305