[Thảo luận] Cho phép 02 ô tô đi 2 chiều Cát Linh

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,343
Động cơ
510,363 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Không biết các bác có thấy thuận tiện, lưu thông dễ dàng hơn từ khi cho phép ô tô đi 2 chiều trên đường Cát Linh hay không.
Chứ theo em từ ngày cho phép car đi chiều thì chỉ làm đường CL thêm tắc, nhất là sau khi làm thêm đoạn rào chắn với đường Trịnh Hoài Đức.

Cứ buổi sáng đi làm và chiều tan tầm thì tắc ở đầu rào chắn gần đầu Bích câu, xe 4B đỗ dài dằng dặc luôn.

Em thấy cái này gọi là cải lùi giao thông.
Ngày nào cũng đưa con đi học qua đường học thấy bức xúc quá.
 

quatmo212

Xe điện
Biển số
OF-3919
Ngày cấp bằng
21/3/07
Số km
2,229
Động cơ
572,888 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó có beer
ngày nào em cũng đi đi về về đường này đúng là ức chế thật :102:
 

HorsePower

Xe container
Biển số
OF-40974
Ngày cấp bằng
18/7/09
Số km
8,989
Động cơ
557,605 Mã lực
Chia lửa với Nguyễn Thái Học bác ạ.
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,069
Động cơ
412,002 Mã lực
Tuổi
47
Ngày vẫn cấm ô tô Cát Linh thì chỉ Nguyễn Thái Học tắc, bi giờ hết cấm thì tăc cả 2 :77: Ôi nền Giao Thông nước nhà muôn năm :69:
 

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,343
Động cơ
510,363 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Nhiều điểm phân làn ùn tắc trở lại

Dòng phương tiện kẹt cứng tại điểm quay đầu xe, một số nút giao thông vốn thông thoáng nay trở nên ùn tắc. Giải pháp phân làn "bịt ngã tư" của ngành giao thông Hà Nội đang gặp thách thức khi mùa tựu trường bắt đầu.
> Giao thông Hà Nội rối loạn ngày tựu trường

Đầu giờ sáng 27/8, tại ngã tư Giảng Võ - Đê La Thành, hàng trăm ôtô, xe máy chen chúc qua hàng rào inox được dựng lên giữa đường. Cách ngã tư 200 mét, tại điểm quay đầu trên đường Láng Hạ, xe máy xếp hàng dài đằng sau chiếc xe buýt đang quay đầu.


Ùn tắc giao thông tại điểm phân làn Giảng Võ. Ảnh: Xuân Tùng

Tại ngã ba Nguyễn Lương Bằng - Kim Liên mới, Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức phân làn bằng cách đặt dải phân cách cứng giữa đường, buộc các phương tiện đang đi thẳng phải rẽ sang đường Kim Liên mới để qua ngã tư.

Do điểm quay đầu xe quá gần ngã tư và hẹp nên mỗi khi một xe buýt rẽ sang, phía sau hàng trăm phương tiện khác mắc kẹt. Giờ cao điểm, 3-4 cảnh sát giao thông túc trực phân làn nhưng ùn tắc vẫn xảy ra.

Hơn một tuần nay, khi học sinh đi học trở lại, tuyến đường Phan Kế Bính cũng rơi vào cảnh tương tự. Do nút giao thông Liễu Giai - Đào Tấn bị bịt lại, để sang Vạn Phúc hoặc Văn Cao người tham gia giao thông buộc phải đi vào đường Nguyễn Văn Ngọc hoặc Linh Lang rồi thẳng ra Phan Kế Bính. Nhưng đường này quá nhỏ nên thường xuyên tắc nghẽn.

Anh Huy, nhân viên công ty máy tính trên phố Vạn Bảo cho biết, mấy tuần gần đây khi phân làn mới ngày nào tuyến đường Phan Kế Bính cũng rơi vào cảnh tắc nghẽn. "Trước kia, ngã tư Liễu Giai - Đào Tấn ít khi tắc nhưng kể từ khi bịt lại ngã tư này, các phương tiện phải rẽ vào ngõ nhỏ gây tắc nghẽn, rất bất hợp lý", anh Huy nói.


Cảnh thường thấy trên tuyến phố Kim Mã vào giờ cao điểm cuối buổi chiều. Ảnh: Xuân Tùng


Tuy nhiên, giải pháp dùng barie bịt các ngã ba, tư thường xuyên xung đột cũng đã giải quyết được đáng kể số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, điển hình là tuyến Nguyễn Chí Thanh, Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân.

Với hai làn đường rộng hơn 8m, lại có dải phân cách cứng ở giữa khá rộng, việc rào chắn tại các ngã ba, tư và mở các điểm quay đầu xe mới cách đó hơn 200 mét đã giúp giảm tải cho các ngã tư. Tại đường Nguyễn Chí Thanh, do có dải phân cách rộng nên ngay cả khi xe buýt quay đầu cũng không ảnh hưởng đến lưu thông của các làn xe.

TS Khuất Việt Hùng, Phó Viện trưởng Viện quy hoạch và quản lý giao thông vận tải nhận định, cách phân làn của Sở Giao thông vận tải chỉ có tác dụng trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Thành công ban đầu của giải pháp phân làn là do có mặt cảnh sát giao thông hướng dẫn và cưỡng chế. Khi cảnh sát rút đi, tác động tiêu cực của việc quay đầu tại các điểm mở sẽ dần điều khiển hành vi của người lái xe.

"Phần lớn người mình hay e dè với cái mới nên lúc đầu họ ứng xử rất văn minh, nhưng khi quen rồi thì lại trở lại thói quen giao thông "bất quy tắc" hằng ngày", ông Hùng đánh giá.

Theo ông, để giải quyết nạn ùn tắc giao thông của Hà Nội, trong ngắn hạn phải tổ chức nhiều nút giao thông khác nhau. Đóng nút giao thông ngã tư như cách đang làm chỉ là một trong rất nhiều giải pháp. Trong trung hạn thì phải hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân, đặc biệt là ôtô con, sau đó là xe máy.

Ngày 27/8, trao đổi với VnExpress.net, ông Hoàng Văn Mạnh, Phó thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, sau khi học sinh, sinh viên nhập học trở lại, liên ngành công an, giao thông thành phố đang tiến hành rà soát lại các điểm phân làn mới có nguy cơ ùn tắc để tăng cường lực lượng, điều tiết giao thông.

Ông Mạnh khẳng định, việc ùn tắc tại các điểm sang đường mới hiện nay là "giả tạo" và chủ yếu do các ôtô khách, xe du lịch gây ra. Những điểm quay đầu mà chiều dài xe buýt lớn hơn góc quay của đường đã được tổ chức cho quay đầu xe ở những vị trí khác phù hợp hơn.

"Ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng người tham gia giao thông cũng phải có trách nhiệm đi đúng làn đường. Nhiều trường hợp điều khiển ôtô thiếu ý thức gây nên tình trạng ùn ứ ở các điểm quay đầu xe", ông Phó thanh tra nói.

(nguồn vnexpress)
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,069
Động cơ
412,002 Mã lực
Tuổi
47
Hơ hơ, ùn tắc lại sửa lại :69::69::69: Sai đâu thì để đấy!
 

Xinh 22

Đi bộ
Biển số
OF-30100
Ngày cấp bằng
27/2/09
Số km
8
Động cơ
481,680 Mã lực
Ối, hôm trước vừa khen thưởng giải pháp chống ùn tắc nàqy, bây giờ học sinh đi học lại ---> tắc lại thì làm thế nào nhỉ? Chẳng nhẽ chia thưởng rồi lại thu lại???

Chỗ có đèn, có CSGT đứng còn chẳng ăn ai , giờ lại cho toàn dân tự xử.
 

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,343
Động cơ
510,363 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Ối, hôm trước vừa khen thưởng giải pháp chống ùn tắc nàqy, bây giờ học sinh đi học lại ---> tắc lại thì làm thế nào nhỉ? Chẳng nhẽ chia thưởng rồi lại thu lại???

Chỗ có đèn, có CSGT đứng còn chẳng ăn ai , giờ lại cho toàn dân tự xử.
Nguyên nhân ùn tắc là do học sinh mà ra.
Vậy nên có khoản phí ùn tắc giao thông thu thêm học sinh vào đầu năm học.:21:
 

MinhPT

Xe tăng
Biển số
OF-28047
Ngày cấp bằng
31/1/09
Số km
1,346
Động cơ
497,740 Mã lực
Hic, đúng là vô cùng cực nhọc khi đi qua các khu vực kiểu như: Nguyễn Lương Bằng, Kim Liên, rồi thì Cát Linh, Láng Hạ,... Nếu mà làm việc ở nhà 50% dân HN thì chắc mới đỡ được.

Mà sao có HN2 rồi sao không ra HN2 sống và làm việc?
 

nhatminhsm

Xe buýt
Biển số
OF-41139
Ngày cấp bằng
20/7/09
Số km
831
Động cơ
475,450 Mã lực
Ngã 3 Cát Linh-Trinh Hoài Đức là ngã 3 cải tiến nút giao thông dởi hơi nhất HN,đang lợn lành chữa thành lợn què...bó tay mấy anh GTCC..:77::77::77:
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,341
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Cát Linh đi 2 chiều là để đỡ tắc cho Nguyễn Thái Học, nói vậy chứ đường nào cũng tắc:77:
 

pokekie

Xe tải
Biển số
OF-212
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
326
Động cơ
584,130 Mã lực
Tuổi
23
Nơi ở
riêng 1 góc trời
các cụ cứ trình bày nhiều làm j cho mất công mát sức , lưư lượng xe nó nhiều quá , đường nó bé quá thì đương nhiên là tắc , có cái j đi cũng ko hết dc. nói thế cho nó nhanh , chúng ta sống chiung vơí lũ , còn cảm thâý ko chiụ dc thì sang tỉnh khác vơí nước khác ở thoai .(b)(b)(b)
 

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,343
Động cơ
510,363 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Các bác cho ý kiến về trả lời dưới của ông TTGT với.Một số đường phân làn xong thì tắc tị luôn mà cha này là trả lời đơn giản chỉ là cảm quan. :77::77::77:


'Ùn tắc ở các điểm phân làn chỉ là cảm quan'

"Một số người cho rằng, ách tắc đang xuất hiện tại các điểm quay đầu xe, nhưng tôi cho đó là cái nhìn cảm quan. Ùn tắc hiện nay là giả tạo do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông", ông Hoàng Văn Mạnh, Phó thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội trao đổi với VnExpress.net.
> Nhiều điểm phân làn ùn tắc trở lại/ Giao thông Hà Nội rối loạn ngày tựu trường
- Thời gian gần đây, ùn tắc tái xuất hiện trên một số tuyến đường. Nhiều người cho rằng, việc phân làn thời gian qua thành công là do tiến hành vào thời gian học sinh, sinh viên nghỉ hè. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
- Trong thời gian thí điểm phân làn, một số sinh viên, học sinh nghỉ hè hoặc về quê, sau khi quay trở lại Hà Nội chứng kiến việc tổ chức lại giao thông nên bỡ ngỡ, chưa quen với các điểm quay đầu. Phải mất một thời gian nhất định để người tham gia giao thông quen với biển báo chỉ dẫn hướng đi. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân mật độ giao thông khi tựu trường tăng đột biến.
Liên ngành công an và giao thông thành phố đang tiến hành rà soát những điểm phân làn có nguy cơ ùn tắc để tăng cường lực lượng, điều tiết giao thông trên các tuyến này.
Ùn tắc giao thông tại điểm phân làn trên phố Giảng Võ - Đê La Thành. Ảnh: Xuân Tùng.

- Vậy ông giải thích thế nào trước ý kiến cho rằng, phân làn giao thông cũng chỉ là đẩy ùn tắc từ ngã ******* các điểm quay đầu xe?

- Nếu thoạt nhìn có thể một số người cho rằng ùn tắc đang xuất hiện tại các điểm quay đầu xe, nhưng tôi cho đó là cái nhìn cảm quan. Hiện nay tại các điểm quay đầu, tình trạng chen lấn diễn ra khá phổ biến gây ùn tắc. Đây là nét không văn hóa về giao thông. Tôi rất buồn về việc này.
Có những điểm quay đầu chúng tôi tạo ra các ô để chia làn cho các phương tiện không bị xung đột, tránh ùn ứ nhưng do ý thức kém, người tham gia giao thông chỗ nào đi được là chen vào gây nên tình trạng ùn tắc cục bộ.
- Thực tế cảm quan cho thấy, việc "cưỡng ép" phân làn ở một số tuyến đường có dải phân cách nhỏ là không hợp lý. Tại sao không tiến hành phân làn chỉ ở những tuyến đường có dải phân cách rộng?
- Đúng là việc phân làn để thành công cần có các điều kiện: mặt cắt tuyến đường đảm bảo để các loại xe có thể quay đầu, dải phân cách tương đối rộng đủ chiều quay và không cản các luồng phương tiện đi lại...
Tại các điểm sang đường mới, tất cả những tuyến xe buýt và xe trên 12 chỗ đều được điều chỉnh quay tại vị trí khác thích hợp hơn. Việc này đã được tính toán từ trước, nếu người tham gia giao thông thực hiện đúng thì không có vấn đề gì nhưng rất tiếc một số trường hợp thiếu ý thức. Hiện nay, nhiều xe du lịch, xe chở khách tham quan quay đầu tùy tiện.
Ùn tắc giao thông tại điểm quay đầu xe trên phố Kim Mã. Ảnh: Xuân Tùng.

Việc phân làn thời gian qua tương đối tốt và đã hạn chế được 45 điểm ùn tắc trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của cơ quan chức năng, người tham gia giao thông cũng phải có trách nhiệm đi đúng làn đường.
- Theo những gì ông vừa nói thì việc tái diễn ùn tắc chủ yếu là do ý thức người tham gia giao thông. Vậy việc rào chắn các ngã tư để phân làn đến nay có điểm nào chưa hợp lý?
- Các tuyến phân làn cơ bản đã đạt mục tiêu. Tuy nhiên, cũng còn một số tuyến chưa được như mong muốn, ví dụ đường Nguyễn Văn Cừ. Khi nghiên cứu tổ chức làn, liên ngành giao thông, công an thành phố đã đưa ra nhiều phương án, trong đó, có tham khảo ý kiến của công an phường, quận nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra giải pháp để giải quyết.
Nguyên nhân là do mật độ giao thông qua cầu Chương Dương vào nội thành quá lớn. Các cây cầu kế cận: Vĩnh Tuy, Thanh Trì... chưa thông. Chúng tôi đang tập trung tìm phương án cho điểm này.
(trích vnexpress).
 

ttmindustry

Xe buýt
Biển số
OF-27945
Ngày cấp bằng
28/1/09
Số km
963
Động cơ
494,130 Mã lực
Website
ttmindustry.vn
dể từ từ các bác ấy tìm ra giải pháp chứ.

hang bao nhiêu năm mới cải tiến được như vậy la có tiến bộ rồi, còn việc cải tiến hơn nữa cũng cần có thời gian chớ. cùng lắm là bằng thời gian như trước đây tính ngược từ khi có cải tiến về trước ấy thôi.
 

Civic86

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-23303
Ngày cấp bằng
1/11/08
Số km
768
Động cơ
500,910 Mã lực
Lại phải thêm kinh phí để phân làn kiểu mới mới mới .... mới nữa!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top