Chó nghiệp vụ

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Xin phép các mợ em làm 1 series về chó nghiệp vụ để các mợ yêu chó đoc chơi!

Phần 1: Chó nghiệp vụ


Tham gia cứu hộ cứu nạn

Mũi chó là một giác quan đặc biệt do trời phú, có khả năng đánh hơi cực nhạy mà không động vật nào có thể sánh được, chính vì thế được các nhà khoa học gọi là "một công trình sáng tạo kỳ diệu của tạo hóa".

Khả năng đánh hơi của chó nhạy gấp 400 lần so với con người. Mũi chó có thể phân biệt được trên 2 triệu mùi vị khác nhau của vật chất, nhờ có trên 2 tỷ tế bào khứu giác, nhiều gấp 44 lần của con người.

Mọi cảnh khuyển đầu tiên đều phải tham gia các khóa huấn luyện cơ bản. Chúng phải tuyệt đối tuân lệnh người điều khiển. Nhờ sự huấn luyện này mà cảnh sát có thể chế ngự được tính hung hăng cố hữu của loài chó dữ, và cho phép nhân viên cảnh sát có thể kiểm soát được sức mạnh tấn công kẻ tình nghi của con chó theo ý muốn. Từ đó có thể dùng cảnh khuyển vào bất cứ việc gì, cho dù công việc có nguy hiểm.

Chó cảnh sát: Cách xa ngoài 5 m, chó cũng có thể cảm nhận được những biểu hiện trong cảm xúc của con người. Khi một con chó cảnh sát tấn công tội phạm, vẻ bên ngoài của nó tỏ ra dũng mãnh, ngoan cố, khiến cho người ta phải run sợ. Sử dụng chó cảnh sát để phá án là điều có thể thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Cơ quan cảnh sát của nước Anh, nhờ sự trợ giúp của chó cảnh sát, mỗi năm phá hàng chục nghìn vụ án.


Diến tập trấn áp

Chó phát hiện sự rò rỉ ở các ống dẫn khí: Phát hiện chính xác những chỗ rò rỉ của những ống dẫn khí đốt lắp đặt dưới đất là điều rất phức tạp. Với cái mũi kỳ diệu của mình, chó có thể phát hiện nhanh chóng nơi ống dẫn khí bị hư hỏng.

Chó làm trinh sát: Trong một cuộc chiến giữa quân Pháp và quân Đức, nhờ có được nhiều tin tức “thám báo” do chó cung cấp, quân Pháp đã buộc được quân Đức phải tháo chạy mà không tốn một viên đạn.

Chó kiểm tra các linh kiện điện tín: Cơ quan Bưu điện Thụy Điển tuyển dụng 30 chú chó, giao cho chúng nhiệm vụ kiểm tra các dụng cụ thông tin. Những con chó này đã dùng mũi phát hiện rất chính xác những chỗ hư hỏng trong hệ thống đường dây thông tin, nhờ đó mà sửa chữa kịp thời.

Chó tìm mỏ: Thăm dò là phương pháp truyền thống để tìm khoáng sản. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng các chú chó có chuyên môn đặc biệt này để tìm kiếm các loại khoáng sản quý trong lòng đất. Chúng có thể giúp các nhà địa chất tìm được những mỏ sắt và lưu huỳnh nằm ở độ sâu 12 m dưới mặt đất.

Chó phát hiện ma túy: Trong các nước tư bản, các tổ chức buôn lậu ma túy thường sử dụng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi khiến cho lực lượng hải quan và cảnh sát khó có thể đối phó. Thế nhưng, những kẻ buôn lậu xảo quyệt rất nể sợ các con chó cảnh sát. Bởi vì, bọn chúng dù có cất giấu các thứ hàng phạm pháp đó kín đáo và khéo léo đến đâu cũng không thể nào tránh được mũi của các chú chó. Ở Mỹ, có một con chó tên là Sipu từng phát hiện một lượng ma túy trị giá 63 triệu USD. Một con chó khác có tên là “Tướng quân” cũng đã phát hiện được 221 vụ buôn bán ma túy bất hợp pháp. Bọn buôn lậu ma túy đều vô cùng hoảng sợ khi nghe đến cái tên của chú chó này.

Chó tìm kiếm nạn nhân: Trong cuộc chiến tranh giữa Ai Cập và Israel trước đây, có một số thi thể của các binh sĩ bị chôn vùi trong sa mạc Sinai. Một số nhân viên chuyên nghiệp với sự giúp đỡ của các thiết bị điện tử hiện đại do Liên Hợp Quốc phái đến tìm kiếm vất vả trong nhiều tuần lễ chỉ phát hiện được 8 thi thể. Sau đó Liên Hợp Quốc phải mượn 2 chú chó cảnh sát của Anh và cũng trong chừng ấy thời gian, 2 “nhân viên” này đã phát hiện trên 40 tử thi, một số lượng khiến người ta hết sức kinh ngạc. Tiếp theo đó, Chính phủ Anh lại gửi thêm 4 chú chó cùng có chuyên môn tương tự. Kết quả là trong khoảng thời gian 6 tuần lễ, đã tìm được trên 400 thi thể, đáng chú ý là có một số thi thể trong đó đã bị chôn vùi ở độ sâu hơn 2 m.

Chó dò mìn: Sau khi được đưa đến hiện trường, và chỉ sau một thời gian ngắn lùng sục và đánh hơi, các chú chó “công binh” này có thể chỉ ra được một cách chính xác những nơi có mìn và chất nổ được chôn giấu.


Nhân vật không thể thiếu trong lực lượng bảo an mỗi quốc gia

Chó dự báo về địa chấn: Chó có thể dự báo về động đất nhờ cái mũi hết sức nhạy cảm. Vì thế, chúng được gọi với cái tên là “thiết bị địa chấn 4 chân”. Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, trước khi có động đất, trong không khí xuất hiện một loại hạt rất nhỏ có mang điện, mũi của chó có thể nhận biết một hiện tượng khác lạ sắp xảy ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Phần 2: Sơ lược lịch sử

Đại úy Max von Stephanitz, sĩ quan kỵ binh Đức, phát triển giống chó Berger Đức vào năm 1899, dựa hoàn toàn theo tầm nhìn của ông về một loài chó nghiệp vụ hoàn hảo, một loài chó có thể làm việc tốt dưới bất kỳ điều kiện nào.
Lịch sử chó Berger Đức đã bắt đầu như thế. Max von Stephanitz đã sử dụng nhiều giống chó chăn cừu Đức để gây giống và từ đó phát triển thành giống chó nghiệp vụ mới và đặc trưng, đó là chó Berger Đức.
Ông rất ngưỡng mộ các giống chó chăn cừu của nước Đức quê hương ông, và tin rằng chúng hoàn toàn có tiềm năng trở thành một giống chó nghiệp vụ đa dạng. Max von Stephanitz hiểu rõ nhu cầu về chó chăn cừu đang suy giảm và tin rằng khả năng làm việc của giống chó này sẽ giảm nếu chúng không được sử dụng cho các mục đích khác.


ZS1 và ZS2
Là người theo chủ nghĩa lý tưởng, ông tài trí hơn người và rất có khả năng tài chính nên dễ dàng thực hiện các ý tưởng của mình, Max von Stephanitz còn là người có tính kiên quyết, giàu nghị lực, đam mê cống hiến để biến ý tưởng thành hiện thực.
Theo quan niệm của ông, chó chăn cừu là giống chó cực kỳ thông minh, mạnh mẽ, tính ổn định cao và có nhiều tố chất của giống chó hoang dã – nhanh chân, đánh hơi tốt, và không bị ảnh hưởng do những tình huống khắc nghiệt như các giống chó khác. Ông đã thành công trên con đường mở đầu lịch sử phát triển GSD.
Đối với ông, một con chó vô dụng cho dù đẹp cũng chẳng là gì và ông cương quyết loại bỏ những con ông cho là yếu ớt. Với sự quyết tâm và nỗ lực không mệt mỏi, ông đã đặt nền móng cho lịch sử GSD mà về sau đã cho ra đời giống chó nghiệp vụ toàn diện về mọi mặt trên thế giới.
Đến thời của Horand, các chó chăn cừu có nhiều hình dáng, kích cỡ, chủng loại và khả năng khác nhau. Những người chăn cừu ở Đức cũng giống như ở nhiều nơi khác trên thế giới, chọn những con chó thích hợp với họ, thể chất và thần kinh, chỉ để phục vụ cho công việc mà ít quan tâm đến vẻ bên ngoài của chó. Max von Stephanitz có những ý tưởng rất xác thực về đặc điểm trí tuệ, cấu tạo cơ thể và cấu trúc sinh học của một con chó Berger. Ông am hiểu sâu sắc các yêu cầu về thần kinh và cấu trúc cơ thể của một con chó Berger nghiệp vụ.
Rất có thể do tình cờ, lịch sử chó Berger Đức bắt đầu từ một buổi triển lãm chó tại Đức. Tại đây, một con chó dòng sói có kích cỡ trung bình, màu lông vàng xám đã thu hút sự quan tâm của von Stephanitz, khi ông đang dự buổi triển lãm với bạn ông là Artur Meyer.
Chú chó này, Hektor Linksrheim, được von Stephanitz mua ngay sau đó và về đặt lại tên là Horand von Grafrath.
Horand trở thành chú chó Berger Đức đầu tiên được đăng ký với số hiệu là SV1.

Chỉ vài tuần sau, von Stephanitz và bạn ông là Artur Meyer thành lập câu lạc bộ Verein für Deutsche Schaferhunde, gọi tắt là SV (câu lạc bộ chó Berger Đức), cùng với sự trợ giúp của một số nhà đồng sáng lập. Câu lạc bộ chó Verein für Deutsche Schäferhunde (SV) sau này trở thành câu lạc bộ chó giống lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới và là bước khởi đầu quan trọng trong lịch sử phát triển chó Berger Đức.

Tiêu chuẩn cho giống chó Berger Đức được hình thành nhanh chóng dựa trên sự ổn định về trí tuệ và khả năng hữu dụng. Châm ngôn của vị thủ lĩnh là “Tính hữu dụng và trí thông minh”. Đối với ông, vẻ bên ngoài chỉ đóng vai trò thứ yếu, và ông đánh giá con chó vô dụng nếu thiếu các yếu tố thông minh, tính khí ổn định, cấu trúc cơ thể kém để có thể làm người hầu tốt cho con người.

Tiêu chuẩn giống chó Berger Đức được trình bày như một bản thiết kế liệt kê chính xác chức năng và tương quan của từng khía cạnh về cấu trúc cơ thể, dáng đi, điệu bộ , kết hợp với quy định giống, trong đó yêu cầu rằng chó được gây giống trước tiên phải chứng minh được giá trị thể chất và tinh thần.

Về sau, nhờ sự cộng tác của cảnh sát địa phương và các câu lạc bộ chó nghiệp vụ, một loạt các đợt kiểm tra cụ thể được tổ chức để kiểm tra khả năng tìm dấu vết (tracking), vâng lời (obedience) và tấn công bảo vệ (protection work) . Các bài kiểm tra này về sau được phát triển thành các bài thử nghiệm Schutzhund chó – góp một phần quan trọng trong lịch sử phát triển GSD. Các giới chức được thuyết phục sử dụng chó Berger Đức trong nhiều lĩnh vực dịch vụ của chính phủ và phục vụ trong chiến tranh như chó tiếp tế quân nhu, chó canh gác, chó cứu hộ Hồng Thập Tự, chó đưa thư, tìm dấu vết và chó bảo vệ, v.v…
Về mặt lịch sử, chó Berger Đức chỉ mới thu hút được sự chú ý của Hoa Kỳ khi Chiến Tranh Thế Giới nổ ra. Năm 1917, khi Hoa Kỳ tham chiến Đệ Nhất Thế Chiến, tất cả mọi liên quan với Đức đều bị cấm kỵ. AKC (American Kennel Club = CLB Chó Hoa Kỳ) đổi tên giống chó này thành chó Chăn Cừu và câu lạc bộ chó Chăn Cừu Đức của Hoa Kỳ trở thành Câu lạc bộ chó Chăn Cừu Hoa Kỳ. Tại Anh, tên giống chó Berger Đức được đổi thành chó Alsatian.

Các mốc quan trọng của lịch sử phát triển chó Berger Đức

Sau Đệ Nhất Thế Chiến, lính Anh và Mỹ, ấn tượng trước khả năng của GSD, họ mang giống chó này về nước mình để gây giống. Giống chó này nhanh chóng trở nên phổ biến, và được nuôi làm thú cưng trong nhà cũng như làm chó nghiệp vụ. Sau chiến tranh, ngôi sao điện ảnh chó Rin-Tin-Tin và Strongheart một lần nữa khuấy lên sự quan tâm đến lịch sử phát triển GSD.

Vẻ đẹp ấn tượng, kết hợp với trí thông minh nổi bật và lòng trung thành đã biến GSD thành chó nghiệp vụ và là thú cưng được nhiều người ưa chuộng. Các cơ sở nhân giống chó nhanh chóng mọc lên rầm rộ để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về giống chó này, và "chó cảnh sát Đức chất lượng kém" tràn ngập thị trường Hoa Kỳ, kết quả làm giảm dần sự yêu thích của quần chúng đối với giống chó này.

Về sau trong Đệ Nhị Thế Chiến, GSD được lùng kiếm và được sử dụng rộng rãi trong cả lực lượng Đồng minh và phe đối lập. Các chú chó này thực hiện nhiều nhiệm vụ như dò mìn, canh gác, bảo vệ và đưa thư. Tại Hoa Kỳ, lực lượng chó bảo vệ được thành lập, và cung cấp hàng ngàn con cho quân đội.

Trong lịch sử phát triển chó Berger Đức, con đường phát triển của GSD và chó Berger Hoa Kỳ sau Đệ Nhị Thế Chiến đi theo hai hướng khác nhau. Nhiều GSD đã bị giết hoặc tiêu diệt do thiếu lương thực. Sau này những nhà nhân giống gây giống chó này trở lại nhờ đặc tính được ưa chuộng của chúng.

Đến khoảng năm 1949, các dòng GSD chất lượng cao lại bắt đầu xuất hiện tại các triển lãm về chó. Thập niên 50, các nhà nhân giống chó ở Hoa Kỳ nhận ra nhu cầu lai tạo gống và năm 1957 Troll von Richterback, Grand Victor chiếm lĩnh thị trường tại thời điểm đó.

Thập niên 60, xuất hiện nhiều dòng chó giống. Về mặt lịch sử, đây là một phần quan trọng trong việc gầy dựng lại gống chó Berger Đức. Mặc dù SV kiểm soát GSD tại Đức, hội các nhà nhân giống chó Berger Đức tại Hoa Kỳ được thành lập để phát triển giống chó theo sở thích riêng của họ. Grand Victor của Hoa Kỳ và Canada, Lance of Fran-Jo tiêu biểu cho một kỷ nguyên chó Berger Hoa Kỳ và được sử dụng rộng rãi trong thập niên 60. Lance đã cho ra đời nhiều GSD con và trở thành nền tảng chó giống của Hoa Kỳ.

Tại Đức, lịch sử phát triển cho thấy một thị trường năng động về GSD được đẩy nhanh, và chó con được nhập về từ các nước Nam Mỹ, Nhật Bản, Ý, các nước Scandinavia và Pháp. Ngoài ra, SV bắt đầu đặt nặng tầm quan trọng ngày càng cao của các bằng cấp về huấn luyện chó. Các bài kiểm tra về tính khí và sự can đảm ngày càng khắt khe hơn, và SV buộc các nhà gây giống tập trung cao độ đến chó con và các lỗi của chó lớn như thiếu răng, mái mông ngắn, v.v

Từ một nền tảng chung, GSD tại Đức và Hoa Kỳ đã đi theo hai trường phái khác nhau.

Cả Đức và Hoa Kỳ đều phát triển các giống chó được cho lai tạo cận giống (closely-bred dogs). Chúng khác nhau về bề ngoài, cách di chuyển, phong cách, cấu trúc cơ thể và khai triển cả những tính cách mong muốn và không mong muốn ở giống chó này.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Thôi mod xóa hộ phát!
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
đọc chơi nào
10 nghìn chó nghiệp vụ của quân đội Trung Quốc

Có hơn 10.000 chú chó nghiệp vụ hiện đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Trung Quốc trong các nhiệm vụ như tìm kiếm gìn giữ hòa bình sau thiên tai, cứu nạn và tuần tra biên giới, một quan chức quân đội Trung Quốc cho biết.


Sỹ quan Trung Quốc đang rèn luyện thể lực cho một chú chó nghiệp vụ

Những con chó này hiện đang phục vụ trong hơn 5.000 đơn vị quân đội, Wang Han - một quan chức đang làm việc tại một trung tâm chuyên đào tạo về chó nghiệp vụ tại thủ đô Bắc Kinh cho biết trong một cuộc hội thảo.

Những con chó nghiệp vụ này được tuyển chọn từ khoảng 10 giống chó Côn Minh của Trung Quốc, chó chăn cừu Đức và Bỉ, và chó tha mồi Labrador. Được biết hàng năm các trung tâm chó nghiệp vụ của Trung Quốc đào tạo hàng trăm con chó nghiệp vụ mỗi năm phục vụ cho tuần tra, trinh sát, truy tìm ma túy cũng như làm việc và phát hiện chất nổ, Wang nói.

Được thành lập vào năm 1950, dự án chó nghiệp vụ trong quân đội của Trung Quốc (MWD) được tạm dừng vào những năm 1960 trong cuộc cách mạng văn hóa và tiếp tục vào năm 1991.

Wang cho biết: "Trong năm năm qua, những chú chó nghiệp vụ của chúng tôi đã giúp giải quyết hàng trăm trường hợp. Chúng có một vai trò quan trọng trong quân đội mà không có thể được thay thế bằng công nghệ hiện đại".
Ngoài Trung Quốc, trên thế giới rất nhiều quân đội các nước sử dụng chó nghiệp vụ như 1 chiến binh đặc biệt có tầm hiệu quả cao như trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, một chú chó nghiệp vụ ưu tú nhất đã sát cánh cùng với 79 lính đặc nhiệm Mỹ. Trong chiến dịch đó, chú chó cũng tham chiến và là vũ khí đáng sợ của đội đặc nhiệm SEAL.

Có khoảng 3.000 chú chó nghiệp vụ đang phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ tại khắp các chiến trường ở Iraq và Afghanistan. Việc đào tạo một chú chó nghiệp vụ của Mỹ tốn khoảng 20.000 USD phí đào tạo nhưng số lượng những chiến binh đặc biệt trong quân đội tinh nhuệ nhất hành tinh này không ngừng tăng.

Không những có mặt ở những nhiệm vụ chiến đấu, các chú chó ưu tú còn tham gia cứu hộ các nạn nhân trong những thảm họa thiên nhiên…
Đội đặc nhiệm SEAL thực hiện một cuộc đổ bộ diễn tập ở Joint Expeditionary Base Little Creek - Fort Story, Virginia ngày 17/07/2010. Các chuyên gia cho biết, những chú chó tham gia vào chiến dịch truy lùng Osama bin Laden ở Pakistan là thành viên của một đội cảnh khuyển đặc biệt ưu tú. (ảnh: Boston.com) Những lý do “giải ngũ” của chó nghiệp vụ thường là: kiệt sức, chấn thương nghiêm trọng trong chiến đấu, không chịu đựng được sự khắc nghiệt của cuộc chiến. Một chú chó nghiệp vụ thường chỉ có thời gian công tác chiến đấu kéo dài từ 5 đến 7 năm.

 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Cụ chủ thớt cho em hỏi tí là hiện nay trên thế giới dòng chó nào được sử dụng nhiều nhất trong chiến trường ah ?
Thông dụng nhất thì em ko biết nhưng thiện chiến nhất là dòng Malinois .
Mợ nói em mới nhớ đấy, cái thớt Seal Navy quên ko đưa thêm tt về giống Malinois vào, dòng này không đẹp lắm đâu ạ!


Còn loại ngon nhất la chó ta tầm 25kg, chăm chạy nhưng vẫn phải có tý mỡ. Nướng lá na cũng tuyệt! =))


có thớt y choang rồi nhá
mà mấy con chó trong ảnh ănn không ngon
Toàn ảnh thôi, thớt này em ko chú trọng ảnh đâu!
 
Chỉnh sửa cuối:

VEAM

Xe máy
Biển số
OF-124205
Ngày cấp bằng
14/12/11
Số km
57
Động cơ
379,990 Mã lực
Thế mà dân mình cứ chửi nhau là bảo ngu như chó.
Em thích nuôi chó từ bé và cực kỳ yêu quý chó, nhưng em cũng rất thích ăn thịt chó (nhưng không bao giờ ăn thịt chó mà mình đã nuôi nó)
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Trong biên chế QDNV Việt Nam, chó là vũ khí cấp 1 ( em ghe lỏm Television). Việc huấn luyện chó cũng la cả 1 quá trình và được xây dựng giáo án khá bài bàn! Suất ăn của chó nếu đem so với suất ăn trong căng tin cho chiến sỹ mà mấy lần em được ăn khi vào thăm 1 số đv thì hơn nhiều cả về lượng và chất!

Huấn luyện chó không phải đơn giản là cứ sáng dắt chó ra, sút nó vài phát rồi bắt nó chạy là được mà là cả 1 quá trình gian khổ.Vì thế em mạn phép post tiếp bài này ( ST):
Các công ty lớn như Coca Cola, điện Phú Mỹ, Cao su Hòa Lâm (Vũng Tàu) hay tại các siêu thị như Cora, Maximax (TP HCM) đều có nhu cầu sử dụng chó nghiệp vụ làm công tác bảo vệ và hỗ trợ cho các lực lượng bảo vệ khác. để có được một chú chó khôn ngoan, có nghiệp vụ, sẵn sàng tấn công không khoan nhượng với bọn tội phạm người làm công tác huấn luyện chúng phải trải qua những ngày tháng huấn luyện nguy hiểm và gian khổ. Bù lại, họ sẽ có những người bạn trung thành.

Nhàn. Không có gì khó khăn cả!". Đó là câu trả lời chung của những người làm nghề huấn luyện chó nghiệp vụ tại Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ P.D.S (109 Nguyễn Xiển, quận 9, TP.HCM) về công việc mà họ đang làm. Nhưng những gì chúng tôi ghi nhận được khi chứng kiến công việc huấn luyện của họ lại khá nguy hiểm và không hề đơn giản chút nào!

Chưa bị cắn... chưa phải là HLV

15 giờ 30 chiều, trời còn nắng, các huấn luyện viên (HLV) đã bắt đầu buổi làm việc của mình. Sân tập là một bãi đất rộng, có mái tôn với những chiếc cầu thang cao thấp khác nhau được sắp xếp theo hệ thống. Mấy chú chó lần lượt được HLV của mình đưa ra sân tập khởi động bắt đầu cho "buổi học". Những chú chó Becgiê, Boxer, Rottweiler khá bự (nếu so sánh thì chúng còn nặng hơn cả tôi, thậm chí hơn cả những người huấn luyện) trông thật hung dữ, nhìn chúng tôi vẻ thăm dò. Nếu không có những người huấn luyện kiềm chế thì có lẽ chúng tôi đã trở thành mồi của chúng rồi. Sau màn khởi động tập cho chó leo cầu thang, chạy, vượt chướng ngại vật là bài học... cắn. Chó biết cắn là chuyện đương nhiên, thế nhưng chúng vẫn cần đến các HLV dạy môn sở trường này. phải có một người đóng vai “con mồi”, được trang bị bằng nhữngbộ áo quần bảo hộ dày cộm, nặng nề và ngột ngạt. Những chú chó thì bị “bịt miệng" nhằm đảm bảo an toàn cho các HLV. Buổi học bắt đầu, “con mồi” bước ra giữa sân. Một số chú chó đã được cột vào góc sân, còn lại mỗi chú được một người huấn luyện giữ bằng dây. “con mồi” tiến gần lại mấy chú chó, tay cầm chiếc gối nhồi bông đập bình bịch xuống đất để khiêu khích bản năng của chúng. Các chú chóá gào lên, nhào lại tấn công mục tiêu, kéo theo người huấn luyện. Và, chúng sẽ không chịu "trả tự do" cho “con mồi” khi HLV của nó chưa lên tiếng yêu cầu. Sau vài lần tập dượt,cả “thầy” và “trò”â đềuthấm mệt, mồ hôi nhễ nhại. Anh Phan Văn Trường, người đóng vai “con mồi”, vừa thở vừa nói: làm nghề này phải thích mới làm được, bài tập cho chó cắn rất mệt. lúc đầu mình cũng sợ, nhưng dần rồi quen. thỉnh thoảng cũng bị chúng cắn mấy nhát. những chú chó khi đến trung tâm huấn luyện đều được chích thuốc phòng ngừa tất cả các loại bệnh nên dù bị cắn, các HLV sẽ không bị ảnh hưởng gì. Anh Khương, người quản lý huấn luyện tại trung tâm, khẳng định: người nào chưa bị chó cắn thì chưa phải là HLV... chó.

HLV phải biết... yêu!

anh Thế Anh, một HLV của trung tâm huấn luyện chó P.D.S nói rằng, từ nhỏ đã rất thích chó nên chọn làm công việc này. Ban đầu phải chăm sóc chúng nhiều cũng hơi ngán, nhưng càng ngàylại càng thấy yêu và gần gũi chúng hơn khi chúng nghe lời và làm theo những gì mình nói. Ngoài tình yêu đối với các chú chó, người HLV còn phải có tính nhẫn nại, biết chịu đựng.

Mỗi HLV muốn ra nghề đều phải học nghiệp vụ huấn luyện tại trung tâm huấn luyện của P.D.S (Hà Nội) 5 tháng với lệ phí 10 triệu đồng. Ngoài việc huấn luyện chó của P.D.S để làm dịch vụ cho thuê và bán, các HLV còn phụ trách việc huấn luyện chó cho những đơn vị và gia đình có nhu cầu. Mỗi người phụ trách từ 1 - 4 chú với mức lương trung bình 1,5 triệu đồng/tháng/người và sẽ được tăng thêm theo số lượng chó mà HLV nhận huấn luyện với mức 500.000đ/con. Anh Khương cho biết giai đoạn làm quen với chó rất quan trọng, thông thường phải mất từ 15-20 ngày. Sau đó là giai đoạn huấn luyện cơ bản về kỷ luật rồi mới huấn luyện một số kỹ năng cao hơn. Huấn luyện chó là một nghệ thuật và là công trình tâm huyết của người "thầy". mỗi HLV đều có cách riêng của mình để chinh phục các chú chó. Mỗi ngày, các chú chó được ra sân tập hai lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều, mỗi lần tập không quá 2 giờ. Có như vậy mới đảm bảo được sức khoẻ và chất lượng huấn luyện. Nếu bắt chó tập lâu, chúng mệt và sẽ không chịu nghe lời. Ngoài huấn luyện nghiệp vụ, mỗi HLV phải có nhiệm vụ chăm sóc và vệ sinh cá nhân cho "học trò" của mình. Điều đó đòi hỏi đức tính khéo léo, nhạy bén và nhẫn nại. Sau mỗi khoá huấn luyện, những chú chó quá hung dữ sẽ bớt dữ đi còn những chú quá nhút nhát, không biết cắn sẽ bạo dạn lên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường, mỗi chú chó được huấn luyện trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên thời gian huấn luyện cũng có thể lâu hơn tuỳ theo nhu cầu và mục đích sử dụng của người chủ. Công việc cũng đòi hỏi các HLV phải có sự nhạy bén và biết cách "nhìn" chó để đánh giá được khả năng của từng con, từng loại để có biện pháp huấn luyện phù hợp.

Người bạn trung thành

Chó nghiệp vụ đã qua tuyển chọn và huấn luyện có khả năng thực hiện nhiều việc mà con người không thể làm được. Với hệ thần kinh cao cấp, thính giác-khứu giác phát triển, chúng có thể phát hiện và phân biệt các loại tiếng động xa hàng trăm mét, phân biệt các loại mùi và quan sát tinh vi... Chó nghiệp vụ đã trở thành một công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực như an ninh - quốc phòng, nghiên cứu khoa học... Nhu cầu sử dụng chó nghiệp vụ vào công tác bảo vệ đang tăng cao và thị trường chó nghiệp vụ hiện nay rất phát triển. Mỗi chú chó đã được huấn luyện giá có thể từ 15 đến hơn 20 triệu đồng. Nếu khách hàng gửi huấn luyện tại Trung tâm, mỗi tháng phải thanh toán chi phí 1 triệu đồng (có thể hơn tuỳ từng loại chó) cộng thêm 400.000 đ tiền thức ăn mỗi tháng. Tuy nhiên, để có thể sử dụng chó nghiệp vụ vào công tác bảo vệ, an ninh, phòng ngừa trộm cắp một cách hiệu quả nhất, trung tâm thường có người đi kèm mà thông thường họ là những người đã trực tiếp huấn luyện chúng. Đã có rất nhiều DN, Ctythuê chó nghiệp vụ và người huấn luyện làm công tác bảo đảm an ninh.

Vào Trung tâm huấn luyện, cộng tác với nhau trong công việc, những chú chó và các HLV đã trở thành người bạn tri âm, đồng hành, trung thành nhất. Chính điều đó đã tạo nên tình yêu của HLV với nghề của mình.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Vẫn là về Huấn Luyện Viên:
Chó không biết nói như người nên để hiểu được những điều chó muốn hoặc nghĩ HLV cần quan sát các cử chỉ của chó hay nói văn hoa là Ngôn ngữ cơ thể chó:


Một trong những lý do mà con chó được trở thành con vật gần gũi với chúng ta nhiều như vậy là vì cách giao tiếp đặc biệt của nó với con người. Những con chó cưng xem chúng ta là một phần mở rộng nơi gia đình loài chó của chúng

, và rất nhanh chóng chúng biên dịch được những lói hành động và những ý định của chúng ta. Sự hiểu biết về việc làm cách nào, một con chó có thể giao tiếp với những con chó khác. Sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn chính xác hơn về điều mà con vật cưng cố gắng thể hiện.

Chó có khả năng giao tiếp với những con chó khác thông qua hàng loại các dấu hiệu, bao gồm những thể hiện trên nét mặt, những cử chỉ của cơ thể, những âm thanh và những mùi phát ra. Chó của bạn sử dụng các cơ quan: miệng, mắt tai, và thậm chí cả đuôi để biểu lộ tình cảm.

Một con chó có xu hướng dũng cảm hay hung hăng thường cố gắng biểu lộ cảm giác là 1 con vật mạnh mẽ hơn, to lớn hơn. Nó sẽ đứng cao lên với đôi tai và cái đuôi dựng, đẩy bộ ngực ra phía trước và cũng có thể dựng vùng lông xung quanh cổ, và vùng lông dọc lưng. Nó cũng có thể đung đưa nhẹ cái đuôi và gầm gừ.

Ngược lại một con chó dễ phục tùng lại cố gắng xuất hiện một cách nhỏ bé. Sự tiến gần một đối tượng có vẻ cầm quyền hơn thường xuất phát từ phía bên hông.

Nếu từ chinh diện thì thường sẽ cúi xuống đất, đuôi luôn giữ thấp hay cụp xuống và vẫy đuôi rất nhanh, mạnh. Chó ở xu hướng này cũng thường cố gắng liếm tay hay chân và mặt của người hoặc chó mà nó cảm thấy ở thế cao hơn, và nếu có thể cuộn người, đưa lưng xuống và đưa bụng lên. Ở tư thế này, một vài con cũng cho ra một số it nước tiểu.


Một điểm làm nên tính cách của con chó khi cảm thấy thân thiết với ai là động tác vẫy đuôi. Hầu hết mọi nguời đều dễ dàng nhận ra động tác khi đuôi quẫy một cách buông lỏng tự do là chỉ sự quẫy đuôi quá mức làm chuyển động cả phần mông thường thấy ở các con chó có tính cách phụ thuộc, và với nhưng con chó có đuôi quá ngắn.
Đuôi cũng là một chỉ số biểu hiện nhiều thứ tình cảm khác nhau. Đuôi quẫy chậm và cứng, nằm ngay thẳng với lưng biểu hiện sự bực tức, giận dữ. Đuôi cụp xuống dưới hai chân sau là dấu hiệu con chó đang sợ.Những con chó đang lo âu hay căng thẳng có thể quẫy đuôi cứng nhắc, đuôi cụp xuống, là dấu hiệu của sự nhân nhượng.
Vị trí và cách dựng đuôi sẽ khác nhau trên từng giống chó và việc cắt đuôi chó. Trên một số giống chó như giống whippet và Greyhound Ý thì đuôi ở vị trí thấp, nhưng nói chung thì đuôi luôn dụng cao khoảng 450 so với xương sống khi diễn tả sự lanh lợi và sự vui mừng.

biến đổi trên nét mặt cũng cho chúng ta biết nhiều về tâm trạng của con chó – con chó đang lo lắng hay bị kích động, lo sợ hay vui chơi hay bất kỳ tâm trạng nào mà nó có thể bộc lộ. Tai chó vểnh lên khi báo động hay nghe ngóng tập trung vào điều gì, nhưng lại quay ra sau hay cụp xuống đầu khi muốn diễn tả sự mong muốn, sự khuất phục hay sợ hãi. Để có thể đọc được chính xác tâm trạng của chú chó, chúng ta cần quan sát những dấu hiệu cơ thể khác cùng một lúc.

Chó nheo mắt hay khép nửa mắt lại là dấu hiệu cho thấy nó đang vui vẻ, hài lòng hay đang phục tùng, nhưng khi đôi mắt mở to ra là thể hiện chó đang có khuyng hướng giận dữ.
Trong thiên nhiên, con lãnh đạo cả bầy có thể, thể hiện sự kiểm soát của mình rất đơn giản bằng cách nhìn chằm chằm vào mắt của con chó dưới mình. Hai con vật sẽ nhìn vào nhau cho đến khi một trong hai con thách thức con còn lại, hoặc cho đến khi một con cúi đầu xuống và bỏ đi. Nếu việc nhì thẳng vào mắt vẫn tiếp tục sau khi con chó phục tùng đã quay đi lập tức là nó cảm thấy bị lúng túng và sẽ cắn không chút sợ hãi. Nếu tấn công bằng mắt không hiệu quả con chó ở thế cao hơn sẽ đẩy mạnh sự đe dọa bằng cách gầm gừ và có thể tấn công.
Bạn đừng nên gắng nhìn lâu vào con chó khi nó đang có khuynh hướng nổi giận hay căng thẳng quá mức. Điều đó có thể gây ra một sự tấn công. Ngược lại một ánh mắt nhẹ nhàng trấn an con chó và củng cố mối quan hệ sẽ cần thiết hơn.

Những con chó có tính phục tùng và một số giống chó mỗi khi nó mở miệng và thể hiện tình bạn với biểu hiện đôi môi kéo ra hai bên. Tuy nhiên trong khi sủa thể hiện giận dữ, thì cả hai môi đều kéo lên và lloj ra hầu như tất cả hàm răng, và có thể kèm theo tiếng gầm gừ, rít.

Con chó có thể, thể hiện niềm mong muốn vui đùa bằng cách giơ chân trước lên, hay cúi phần đầu xuống trong khi đuôi quẫy liên hồi đôi khi kèm theo vài tiếng sủa để gây sự chú ý.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã

TL_Vietnam

Xe lăn
Biển số
OF-44799
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
10,872
Động cơ
570,129 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu khoái dòng này từ nhỏ nên chật chội cũng phải nuôi 1 em :D Khoe với các kụ ty ah D

 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em nghe bảo laọi này thông minh lắm, khi muốn chuyển nó đến đơn vị khác phải đọc lệnh nó mới chịu đi phải không các cụ nhể?:-??
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top