Haiz, cần phải hiểu thế nào là giai HN đã. Giai HN xịn thì bình thường như giai tỉnh thôi. Xịn có nghĩa là họ hàng đến 10 đời sống ở HN, và họ thường là dân các làng ven đô như Bạch Mai, Quỳnh Lôi, Ngũ Xã, Hào Nam, Tứ Liên, Xuân Đỉnh... Thể loại thứ 2 là giai phố cổ (giai phố, phô d_ái), họ tự nhận là gốc HN nhưng kỳ thực cụ kỵ, ông bà là dân ngoại tỉnh, sống đất HN ko quá 3 đời (nếu sinh tầm 7-8X).
HN xưa gọi là Kẻ Chợ, nơi thương nhân làng nghề các tỉnh lên buôn bán (Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam...). Ở chợ họ buôn bán theo phường rồi dựng thành các Phố Hàng với nhau. Buôn bán có tiền nên các thú vui ăn chơi giải trí xuất hiện. Để cạnh tranh tồn tại được thì các trò phải có chiều sâu, quy mô tốt hơn các nơi khác. Có thể nói dân phố cổ đời đầu là hội tụ các thương nhân thành đạt tứ xứ, họ có sự phong lưu nhất định hơn hẳn tỉnh lẻ. Có thương nhân ắt có kẻ làm thuê, dân phố cổ gốc gác thợ thuyền cũng ko ít. Dân thợ thuyền ở trong các xóm, ngõ ngách phía sau các Phố Hàng. Thợ thuyền thì ko thể phong lưu cho được, tệ nạn lưu manh sinh ra ở đây cũng ko hiếm.
Sau 54 thì tầng lớp tinh hoa tiểu tư sản HN ra đi rất nhiều. Họ là những người nhạy bén thức thời, ko vì cái mác HN mà bám lại làm gì. Họ đi đâu chăng nữa họ cũng đều thành đạt cả. Tóm lại tầng lớp này là sự chọn lọc của tự nhiên mà ra, ko liên quan đến gốc rễ, môi trường sống thay đổi thì next luôn. Nhóm nay em tạm gọi là Elite Group.
Thành phần ở lại sau 54 cũng ko ít người tinh tú nhưng tiếc quyết định ở lại đã làm mất đi cơ hội phát triển. Có rất rất ít gia đình ở lại và gây dựng lại được sản nghiệp, rồi con cháu kế thừa phát huy. Số này em gọi là "Quý Tộc". Phong lưu chỉ một đời, còn Quý tộc thì phải truyền lại được cho con cháu nhiều đời, cái này hiếm lắm lắm.
Nói về phần đa thế hệ con cái sau này của dân phố cổ thì do thừa hưởng sẵn có nên ý chí vươn lên ko được mãnh liệt. Có phần kém toả sáng so với thế hệ trước, lụi cũng ko hiếm (ngoại trừ nhóm Quý tộc vốn rất ít).
Kẻ nào dám thoát li, tìm môi trường mới phát triển hơn thì cơ hội thành công lại cao.
Vậy đấy HN phố cổ nó chỉ là cái chợ, mạnh thì trụ lại. Muốn vươn tầm nữa thì phải kiếm sân chơi lớn khác. Mác HN chỉ chứng tỏ ông bà, cha mẹ họ xưa ở quê rất giỏi và nỗ lức để thoát khỏi luỹ tre, vậy thôi. Đến các bạn trẻ ngoại tỉnh giờ đang bươn trải bám trụ HN, họ khác gì ông bà cụ kị đám Rai Phố kia trước đây từng làm. Dân HN lấy gì mà chê bai họ quê mùa khi gốc gác cha ông họ cũng vậy.
Êm chả biết, hồi chưa vô SG thì nghe đâu cũng chém gái Nam nó ghét, kỳ thị zai Bắc, nhất là zai HN, HP. Vô đây 2 năm em lại thấy ngược cmn lại. Mấy thằng HN vô đây c.tác, làm ăn thằng nào cũng như cực cmn phẩm trong mắt gái SG.
Êm nói thế này, ko phải đơn giản đất Giang Nam bên Khựa nó lại lắm hào hoa, phong tử. Ko đơn giản mà vó ngựa mạnh mẽ Mông Cổ qua t/gian lại chấp nhận khuất phục chịu đồng hóa ngc bởi văn hóa của Hán tộc. Rất nhiều người các tỉnh đến SG làm ăn và giàu có nhưng nhắc đến trai HN (sinh ra và lớn lên ở HN) vẫn có cái gì đó nó gọi là chiều sâu văn hóa cực dễ gây ấn tượng và sức hấp dẫn lên phụ nữ SG.
HN xưa giờ là mảnh đất già, giàu lịch sử và hội tụ tất cả những j tinh túy nhất của lịch sử đất nc rồi. Nên sinh ra và lớn lên ở đây ắt hẳn nó phải có cái chất riêng mà những tỉnh # ko có đc. Thế nên ngta mới có thứ gọi là truyền thống.
Em sinh ra ở thời cuối 8x, đúng thời điểm giao thoa giữa sự cổ kính còn sót lại và những bước phát triển đầu tiên của HN. Hồi bé đc đi cả SG, HN chơi nhưng ko hiểu sao chỉ yêu và thích đi HN dù SG hồi 90 giàu có, sôi động hơn HN rất nhiều. Cái đó chỉ có thể giải thích là sự cảm nhận cái nét đặc biệt của HN. Nên trai HN thật họ có cái sức hút riêng biệt đó. Nói chung em cạn cmn từ rồi nên cũng đíu biết giải nghĩa ra sao. Chỉ biết gái SG trong này tiếp xúc với zai HN đa phần đều thích nói chuyện lắm, đếu hiểu!
Em cần phơm chuyện này.
HN nó vừa là một cái chợ lại là một nhà quan khổng lồ nên trai phố ở đây đi tới nơi khác (ý em nói là ông nào tháo vát bước ra khỏi cửa ô là cũng dạng cao bồi thích phiêu lưu rồi) là những thành phần chí ít cũng trên trung bình chiếm tới 40% trai phố (loại dưới trung bình thì léo dám đi vì sợ chết đói nếu rời xa bố mẹ).
Mà cái loại trai phố trên trung bình ở HN sẽ có ít nhất 4 trong 6 yếu tố này:
- Đẹp trai (tối thiểu là phải ưu nhìn).
- Khéo mồm.
- Có tài chính.
- Có học thức.
- Trai thẳng.
- Dạn dày chinh chiến.
Và tựu chung chúng có một cái kiểu rất cao bồi, nhưng không phải cao bồi bẩn mà là cao bồi bí ẩn và đểu.
Em nghĩ như vậy là đủ để hấp dẫn phụ nữ.
PS: Trai phố theo định nghĩa của em là gia đình ở HN trước 1954.
Dạ anh dạy chí phải, khí không phải năm 1914 nhà anh ở phường nào? Nhà em ở phường Cửa Đông bây giờ anh ạ, có gần không để em qua hiểu biết.
Nhà em ở Hà Nội cũng mới hơn 100 năm thôi ạ, chưa được 1 vài chục năm đâu ạ.