Xin phép đào cái thớt này lên để coi như nơi lưu trữ.... Lúc nào quên còn lấy ra chỉnh chọt.
Thông thường loa sub điện sẽ có 3 nút chỉnh.
1. Volume (Chỉnh âm lượng của loa cho to và nhỏ)
2. Crossover: Điều chỉnh tần số. Thông thường loa Sub thể hiện được âm thanh trầm từ 35Hz cho đến 0,15 khz (Vẫn có loa có thể tái hiện dải trầm từ 20hz trở lên)
3. Phase (Pha) có ký hiệu từ 0-180. Đây chính là bộ phận chỉnh để âm thanh của Loa Sub đồng bộ với hệ thống loa chính. Khi setup loa sẽ điều chỉnh vặn từ 0 đến 180 sao cho tiếng trầm của loa Sub đánh ra cùng lúc với tiếng trầm của hệ thống loa chính.
1. Với Volume chúng ta sẽ điều chỉnh mức độ sao cho phù hợp với hệ thống loa chính đang phát đủ để các dải tần nghe vừa tai. Không bị thừa Bass hay thiếu Bass.
2. Crossover. Điều chỉnh dải tần của Loa sub sao cho phù hợp với hệ thống loa và thiết bị phát nhạc. Nếu nghe nhạc vàng có tiết tấu chậm, muốn tiếng Bass sâu thì điều chỉnh nằm ở hướng 10h. Nhạc mạnh tiết tấu nhanh để thể hiện tốt phần trung Bass để ở 11-12h. (tùy từng trường hợp mà điều chỉnh cho hợp lý). Càng vặn theo chiều kim đồng hồ lên cao thì tiếng trầm sẽ trở nên ko còn mạnh mẽ của dải âm trầm mà chuyển dần sang lai tiếng của các loa chính đang thể hiện các dải tần tương ứng, gây ra hiện tượng tiếng voice càng rõ các dải trầm mất đi.
3. Phase đã post ở trên.
Việc sắp đặt loa siêu trầm (subwoofer) trong hệ thống âm thanh để nghe tiếng bass đầy đặn hơn cũng khá đơn giản, cái khó là làm sao cho âm bass của nó kết hợp hài hòa với âm thanh của các loa khác.
Do cấu trúc đặc biệt của subwoofer nên tiếng bass của nó nghe khác so với tiếng bass cột hay bookself. Loa siêu trầm được thiết kế để tạo ra nhiều âm trầm thấp nhất của dải tần với tốc độ chậm, chứ không phải những tiếng trầm chi tiết, nhanh gọn, rõ ràng như ở các loa bass thông thường. Nếu được sắp đặt hợp lý, âm thanh sẽ trở nên nhẹ nhàng, êm ái, không quá mạnh mẽ; ngược lại thì tiếng rất nặng nề, mệt mỏi, gượng gạo.
Tính hài hòa giữa loa siêu trầm và toàn bộ hệ thống sẽ dễ đạt hơn khi bạn mua trọn bộ hệ thống loa từ cùng một nhà sản xuất vì chúng sẽ hợp tác với nhau nhịp nhàng hơn. Nếu bạn vẫn lựa chọn loa siêu trầm của một nhà sản xuất khác, hãy dùng một số núm điều khiển trên loa để phối hợp âm thanh siêu trầm với âm thanh toàn hệ thống.
Thông thường, trên bảng điều khiển của loa sub có một vài nút điều chỉnh, có tên: nút chỉnh âm lượng, nút điều khiển tần số cắt CROSSOVER, nút điều chỉnh pha (PHASE). Mỗi nút có một đặc điểm riêng.
Nút chỉnh âm lượng có tác dụng chỉnh âm lượng VOLUME (cường độ âm thanh) phát ra từ subwoofer. Chỉnh nút này quá lớn, tiếng siêu trầm sẽ lấn lướt, gây ra quá nhiều trầm, nghe nặng nề. Chỉnh quá nhỏ, hiệu quả của sub tạo ra sẽ không rõ ràng.
Nút điều khiển tần số cắt CROSSOVER để đặt tần số cắt cho loa. Tần số cắt là tần số tại đó diễn ra sự chuyển giao âm thanh giữa loa siêu trầm và các loa còn lại. Các tần số dưới tần số cắt sẽ được loa siêu trầm đảm trách. Nếu bạn chỉnh tần số cắt quá thấp thì dải âm sẽ xuất hiện một khoảng bị "hẫng", ở đó có những tần số bị "bỏ rơi", không loa nào chịu trách nhiệm. Đặt tần số cắt cho loa siêu trầm quá cao cũng khiến cho việc kết hợp giữa các loa không đồng bộ. Do vậy, tìm ra đúng tần số cắt cho loa siêu trầm là rất quan trọng để có được sự hài hòa trong âm thanh toàn hệ thống. Hầu hết sách hướng dẫn sử dụng loa loại này đều hướng dẫn người dùng cách cài tần số cắt. Thông thường, tần số cắt của loa siêu trầm càng thấp thì càng tốt.
Nút điều chỉnh pha (phase) có dạng một công tắc gạt hoặc một chiết áp. Bạn hãy tưởng tượng hai sóng âm phát ra cùng một lúc từ loa siêu trầm và loa toàn dải. Vì nhiều lý do, hai sóng âm này có thể bị lệch pha, hoặc ngược pha. Núm điều chỉnh pha sẽ giúp làm trễ sóng của loa siêu trầm để phát ra cùng lúc với sóng loa thường. Khi có sự trùng pha giữa các sóng âm, âm thanh sẽ trở nên thống nhất, hài hòa hơn.
Để điều chỉnh cho sóng âm trùng pha nhau, bạn có thể ngồi nghe rồi nhờ một người chỉnh núm phase cho tới khi bạn thấy tiếng bass mềm nhất. Mặc dù âm thanh siêu trầm hầu như không có hướng tính, nhưng vị trí của loa siêu trầm cũng ảnh hưởng đến lượng tiếng bass cũng như khả năng phối hợp giữa tiếng loa siêu trầm và loa khác trong hệ thống. Đặt đúng chỗ, dải trầm sẽ trở nên trong trẻo, chắc chắn, linh hoạt và dứt khoát, đồng thời tiếng loa sẽ khớp với toàn bộ âm thanh còn lại. Song, nếu đặt không đúng chỗ, nó sẽ phát ra những tiếng bass nặng nề, chậm chạp, thiếu chi tiết... và bạn sẽ cảm thấy subwoofer và các loa còn lại trình diễn rời rạc, chả có gì ăn nhập với nhau. Nếu bạn muốn nghe tiếng siêu trầm mạnh và rõ hơn, hãy đặt nó gần chỗ ngồi nghe vì âm thanh khi ấy sẽ đi thẳng đến tai nghe nhiều hơn, bạn không phải nghe âm thanh phản xạ.
Sưu tầm trên net.