- Biển số
- OF-547318
- Ngày cấp bằng
- 25/12/17
- Số km
- 11,067
- Động cơ
- 315,871 Mã lực
Cảm ơn cụ Quang.
Chắc chắn cụ đã xử lý búa cây đàn M1A chứ thay mấy cái back rail thì chỉ đỡ tạp âm chứ không thể làm cho âm của nó đều như vậy được. Nhưng em có cảm giác tiếng phần trầm cứ xịt xịt sao đó mà không mạnh mẽ được, nhưng so với C3 thì còn tròn tiếng hơn. Nhìn cái đàn bị chuột, nhậy cắn be bét thì em có thể đoán cụ bỏ bao nhiêu công sức để ra tiếng đàn đó, nhưng em tò mò là chủ đàn đã mua bao nhiêu tiền hay kiếm nó ở đâu mà phần vỏ thì bóng bẩy mà máy móc chắp vá ghê quá thể. Thú thật em không lạ lẫm gì đàn cũ, nhưng đây là lần đầu thấy thợ làm ẩu đến mức còn không xứng với từ tút tát.
Cũng xin tò mò là cơ duyên nào đã đưa cây đàn này đến với cụ vậy?
1/ Búa đàn giữ nguyên không hề đụng đến bác ạ! trừ việc thay nỉ Hammer Butt felt. Âm thanh đều là do canh chỉnh lò xo của Jack spring và máy đàn (Action) đúng cách.
2/ Bì âm thanh của một cây Yamaha upright M1A (dạng console piano) cao tầm 105cm mà đòi tương đương với một cây Yamaha U1 thôi, thì có thể nói, đã là ngu rồi, còn như mà so với một cây grand piano C3 hay G3 (Demi queue) thì không ngu cũng hẳn là điên!
Hay nói cho dễ hiểu, bì thành tích vận động viên Olympic với VĐV Para- Olympic (Olympic cho VĐV khuyết tật) thì vô cùng khập khiễng.
Chỉ có thể nhìn tổng thể và coi kết quả so sánh trên bình diện chung để thấy sự "vươn lên" của ý chí VĐV mà thôi!
In adition, tiếng Bass nhiều note ở octave 1, 2 không vang nhiều (tịt) do dây trước đây bị đứt, và thợ thay bằng dây VN, thêm nữa là lâu ngày xuống cấp chưa có thể thay toàn bộ (Restring) được.
Bác nghe và có nhận ra là tiếng đàn được lên tới chuẩn La A 442Hz không?
Với thợ VN nói chung và một số thợ NN không ai dám (có thể) lên nó tới chuẩn La A 440 ngay sau khi phục hồi trong tình trang ntn, chứ đừng nói là La A 442!
Em thách ai dám lên cây đàn ntn tới La A 442Hz đấy!
3/ FYI, đây là cây đàn đặc biệt kỷ niệm của một pianist kiêm giảng viên có tài và thợ VN từ chối sửa vì "một tiền gà ba tiền thóc".
Chi phí sửa nó còn mắc hơn tiền mua một cây đàn khác! Em sửa nó vì nó nằm trong phạm vi 3 nguyên tắc em đề ra khi làm:
a/ Đàn của nhà thờ, tu viện: Ưu tiên hàng đầu và miễn phí toàn bộ (cả công lẫn vật tư linh kiện thay thế) cũng như không nhận quà cáp biếu xén hay ăn uống,...... .
Làm cho Chúa thì đừng quản công hay tính toán, vì Chúa chẳng bao giờ lường công ai!!!!
b/ Đàn mà thợ từ chối sửa và không ai sửa được: Cả công lẫn vật tư, linh kiện thay thế miễn phí toàn bộ hay chỉ tính những vật tư, linh kiện thay thế rẻ tiền, những vật tư, linh kiện thay thế mắc tiền sẽ cố phục hồi hay tặng không, không thèm lấy tiền!
c/ Đàn của pianist có tài hay người học piano giỏi: Cả công lẫn vật tư, linh kiện thay thế miễn phí toàn bộ hay chỉ tính những vật tư, linh kiện thay thế rẻ tiền, những vật tư, linh kiện thay thế mắc tiền sẽ cố phục hồi hay tặng không, không thèm lấy tiền: "Làm một lần cho biết mặt nhau"
In addition, BTW, đây là những cái em đã làm cho cây M1A này, liệt kê ra với chủ nhân của nó và ghi thành "văn bản" để tránh mọi cựa cãi (nếu có). Bác coi để hiểu là em không đụng đến búa đàn (hammer) nhé:
Chỉnh sửa cuối: