[Funland] Chịu chi như anh hàng xóm 230 tỏi biden

losedow

Xe tải
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
382
Động cơ
238,362 Mã lực
Doanh số bán xe điện Trung Quốc ra nước ngoài: Xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ
Trung Quốc đang là nhà sản xuất và xuất khẩu xe điện lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường xe điện toàn cầu. Dưới đây là một số điểm chính về doanh số bán xe điện Trung Quốc ra nước ngoài:

1. Tăng trưởng mạnh mẽ:

Doanh số bán xe điện Trung Quốc ra nước ngoài đã tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây. Năm 2023, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 800.000 xe điện, tăng 60% so với năm 2022. https://vtv.vn/kinh-te/gioi-xe-dien-trung-quoc-day-manh-dau-tu-san-xuat-tai-chau-au-20240423065324117.htm
Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong những năm tới, với dự báo lượng xuất khẩu xe điện Trung Quốc sẽ đạt 1 triệu chiếc vào năm 2025 và 2 triệu chiếc vào năm 2030. https://vinfastauto.com/vn_vi/vinfast-ban-giao-hon-1000-oto-dien-quy-32023
2. Thị trường mục tiêu:

Châu Âu là thị trường xuất khẩu xe điện lớn nhất của Trung Quốc, chiếm hơn 70% tổng doanh số bán ra nước ngoài vào năm 2023. Các quốc gia châu Âu có nhu cầu cao về xe điện do lo ngại về ô nhiễm môi trường và chính sách hỗ trợ của chính phủ. https://vnexpress.net/20-xe-dien-ban-ra-o-chau-au-san-xuat-tai-trung-quoc-4728342.html
Trung Quốc cũng đang tăng cường xuất khẩu xe điện sang các thị trường khác như Đông Nam Á, Nam Mỹ và Trung Đông.
3. Các hãng xe dẫn đầu:

BYD là nhà xuất khẩu xe điện lớn nhất của Trung Quốc, chiếm hơn 30% thị phần toàn cầu vào năm 2023. Các hãng xe Trung Quốc khác có doanh số bán ra nước ngoài lớn bao gồm SAIC, Chery, Great Wall Motor và Geely. https://www.vietnamplus.vn/cac-hang-xe-trung-quoc-lan-dau-vuot-mat-thuong-hieu-my-ve-doanh-so-ban-post959140.vnp
Những hãng xe này đang cạnh tranh mạnh mẽ với các nhà sản xuất xe điện lâu đời như Tesla và Nissan.
4. Yếu tố thúc đẩy:

Sự tăng trưởng của thị trường xe điện toàn cầu
Chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc
Giá cả cạnh tranh của xe điện Trung Quốc
Chất lượng và công nghệ xe điện Trung Quốc ngày càng được cải thiện
5. Tác động:

Sự bùng nổ xuất khẩu xe điện Trung Quốc đang tạo ra lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước. Ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc đang tạo ra hàng triệu việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xu hướng này cũng đang góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Kết luận:

Doanh số bán xe điện Trung Quốc ra nước ngoài đang tăng trưởng mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều này là do sự tăng trưởng của thị trường xe điện toàn cầu, chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, giá cả cạnh tranh và chất lượng xe điện ngày càng được cải thiện. Sự bùng nổ xuất khẩu xe điện Trung Quốc đang mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước và góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu.
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,388
Động cơ
326,262 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Quá nể a Tầu . Anh chi số tiền lớn như mà chỉ có vài dn biển thủ
Ở ta mà chi như vậy ko biết có ra cái giống ji ko
 

Viêm Hoàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-855809
Ngày cấp bằng
23/3/24
Số km
85
Động cơ
2,605 Mã lực
Tuổi
36
xe điện tàu đang sa lầy rồi, lại giống đại nhảy vọt của thằng mao ngày xưa thôi
 

DT Mobile

Xe hơi
Biển số
OF-745503
Ngày cấp bằng
6/10/20
Số km
151
Động cơ
58,918 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Em nhớ không nhầm hiện giờ Trung Quốc phải đến 200 hãng xe điện… sàu này nó đào thải đi chắc còn 10 hãng
Thế này là lợi dụng chính sách hỗ trợ của chính phủ để cá kiếm rồi. Bán xe giá xưởng thì vẫn lãi thảo nào bên VN có cụ nhập về mở hãng taxi 😆
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
899
Động cơ
124,686 Mã lực
230 tỷ USD và 10 năm: 'Cái giá' Trung Quốc đã phải bỏ ra để đưa ngành xe điện tung hoành thế giới

Báo cáo của Trung tâm chiến lược quốc tế (CSIS) tại Mỹ cho thấy Trung Quốc đã phải hỗ trợ ít nhất 230,8 tỷ USD trong suốt hơn 10 năm mới có thể xây dựng được ngành xe điện thành công như ngày hôm nay.
Tổng ngân sách hỗ trợ của chính phủ này tương đương bình quân 18,8% doanh số bán xe của toàn ngành ô tô điện trong khoảng 2009-2023. Mức tỷ lệ này đã giảm dần từ 40% doanh số bán xe năm 2017 xuống còn 11% năm 2023 trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh cắt giảm hỗ trợ để các doanh nghiệp "tự bơi ra biển lớn".
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh Liên minh Châu Âu (EU) đã tăng thuế lên xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc với cáo buộc chính quyền Bắc Kinh trợ giá cho sản phẩm nội địa.
Trước đó vào tháng 5/2024, Mỹ cũng đã nâng mức thuế nhập khẩu xe điện Trung Quốc lên 100%.
Phía CSIS cho biết những hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc lên ngành xe điện nội địa bao gồm cả cách chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp địa phương trước các tập đoàn nước ngoài.
Trong khi đó Mỹ vẫn chưa tạo được một môi trường ưu đãi cho ngành xe điện trong nước ở quy mô mà Trung Quốc đã từng làm.
"Dù có nhiều kỳ vọng nhưng nhìn chung các doanh nghiệp xe hơi Phương Tây và chính phủ vẫn đang khá lơ là và chưa đủ tích cực trong việc thúc đẩy ngành này", chuyên gia Scott Kennedy của CSIS nhận định.
230 tỷ USD và 10 năm: 'Cái giá' Trung Quốc đã phải bỏ ra để đưa ngành xe điện tung hoành thế giới- Ảnh 1.'Cái giá' Trung Quốc đã phải bỏ ra để đưa ngành xe điện tung hoành thế giới- Ảnh 1.

Chấm dứt sự thống trị
Quay trở lại câu chuyện hỗ trợ ngành của Trung Quốc, Bộ tài chính nước này trong những năm đầu phát triển xe điện đã phát hiện ít nhất 5 doanh nghiệp lừa dối để lấy hơn 1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 140 triệu USD tiền trợ cấp từ chính phủ.
Tuy nhiên nhờ vào việc thúc đẩy xu thế tiêu dùng xe điện mà Trung Quốc đã chấm dứt được sự thống trị của các hãng ô tô xăng nước ngoài tại đây.
Thậm chí ngân hàng Bank of America còn kêu gọi các hãng xe Mỹ nên rời bỏ thị trường Trung Quốc để chuyển nguồn lực về quê nhà khi đã đánh mất ưu thế tại xứ sở 1,4 tỷ dân.
Mặc dù vậy, báo cáo của CSIS cũng cho thấy các doanh nghiệp xe điện Trung Quốc chưa đem lại mức lợi nhuận tương xứng với khoản tiền hỗ trợ từ chính phủ trong khi sản lượng dư thừa đang làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách.

"Trong một nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp sẽ phải cẩn trọng với số tiền đầu tư mở rộng sản lượng nhằm tránh gây mất cân bằng cung cầu và dẫn đến sụp đổ toàn ngành", chuyên gia Kennedy nhận xét.
Số liệu cho thấy lợi nhuận ròng trên mỗi sản phẩm bán ra của BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc, trong 12 tháng qua đã giảm xuống chỉ còn 739 USD. Tương tự, con số này của Tesla cũng đã giảm xuống 2.919 USD.
Thị trường xe điện thời gian qua đã chứng kiến cuộc chiến dìm giá, đốt tiền của nhiều doanh nghiệp trong khi người tiêu dùng không còn hào hứng với sản phẩm này như trước.
230 tỷ USD và 10 năm: 'Cái giá' Trung Quốc đã phải bỏ ra để đưa ngành xe điện tung hoành thế giới- Ảnh 2.'Cái giá' Trung Quốc đã phải bỏ ra để đưa ngành xe điện tung hoành thế giới- Ảnh 2.
Hãng xe điện Nio của Trung Quốc, vốn vẫn đang thua lỗ, cho biết khoảng 10 thương hiệu sẽ phải rời bỏ thị trường này trong năm nay, qua đó chỉ còn lại khoảng 20-30 doanh nghiệp hoạt động trong ngành tại xứ sở 1,4 tỷ dân.
Về phía Mỹ, Đạo luật chống lạm phát được ban hành năm 2022 đã cấp 370 tỷ USD hỗ trợ ngành xe điện, bao gồm khoản tín dụng ưu đãi 7.500 USD cho mỗi đơn mua xe điện. Tuy nhiên con số này chẳng là bao so với mức 13.860 USD/xe tiền hỗ trợ của Trung Quốc năm 2018, dù con số hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 4.600 USD/xe.
báo cáo này cũng giống các báo cáo của Hoa Cầy về việc Chính phủ Việt Nam trợ cấp nông sản thôi.
Sau đó chúng nó áp giá bán chống phá giá với nông sản Việt Nam từ 20 - 100% 😏
Trong khi Thái Lan cạnh ta chỉ phải chịu 6-10%.
Cái cớ để áp thuế phá giá để chạy media dư luận, không ngạc nhiên nếu Hoa Cầy áp thuế với ô tô điện TQ 100%
Tưởng bc của chính TQ thì còn đáng tin
 
Chỉnh sửa cuối:

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,097
Động cơ
143,195 Mã lực
Xe điện thì Tây Mỹ sẽ phải dùng tới biện pháp cuối cùng là đe dọa an ninh quốc gia mới hạ đc Tàu thôi, dù hiện giờ mọi biện pháp họ dùng cũng k còn là kinh tế thị trường.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
899
Động cơ
124,686 Mã lực
Xe điện thì Tây Mỹ sẽ phải dùng tới biện pháp cuối cùng là đe dọa an ninh quốc gia mới hạ đc Tàu thôi, dù hiện giờ mọi biện pháp họ dùng cũng k còn là kinh tế thị trường.
chuẩn rồi, bài tiếp theo của Tây là xe điện TQ gây nguy hại cho an ninh quốc giá, cấm bán nữa là chuẩn bài 😁 khi anh sx rẻ thì anh kêu gọi toàn cầu hoá, khi chi phí sx của a cạnh tranh k lại thì anh bắt đầu dựng các hàng rào thuế quan
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,727
Động cơ
757,271 Mã lực
230 tỷ USD và 10 năm: 'Cái giá' Trung Quốc đã phải bỏ ra để đưa ngành xe điện tung hoành thế giới
em hỏi ngu tiếp: "tq" ở đây là ai nhỉ? Ngân sách, nhà đầu tư, chính phủ....
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,852
Động cơ
1,134,828 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Quá nể a Tầu . Anh chi số tiền lớn như mà chỉ có vài dn biển thủ
Ở ta mà chi như vậy ko biết có ra cái giống ji ko
Ta có Lotus nổi tiếng, nhưng không được trợ giúp. Chứ được trợ giúp thì bóp chết FB, Douyin Tiktok rồi.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
899
Động cơ
124,686 Mã lực
Ta có Lotus nổi tiếng, nhưng không được trợ giúp. Chứ được trợ giúp thì bóp chết FB, Douyin Tiktok rồi.
trc tiên muốn Lotus sống phải bóp chết Fb hoặc hạn chế FB, như thế lại động vào Mỹ, khó lắm cụ. Còn thị phần FB quá lớn rồi, khó đánh bại, trên FB người ta đâu chỉ để lướt feed, còn buôn bán trên đó nữa.
Trc kia 2010 thì Zingme mới là trang lớn nhất VN, tiếc là k phát triển đc vì source mua của TQ về Việt hóa thôi. Bản thân thằng VNG cũng chỉ là con buôn và vận hành lại game từ source bên TQ đẩy sang, công ty mẹ VNG là Tencent, nắm quyền chi phối thông qua các cổ đông gián tiếp và cả trực tiếp.
Làm mảng Cloud mà phát hãi :)) đến giờ các cty cung cấp dịch vụ cloud trong nước: Viettel, CMC, FPT, VNPT, VNG, Bizfly còn chết lên chết xuống service thì vẫn chưa hi vọng đc nhiều
 

Sứa.

Xe điện
Biển số
OF-792935
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
4,843
Động cơ
336,845 Mã lực
Tuổi
30
Phương Tây phản ứng khác nhau trước sự trỗi dậy của xe điện Trung Quốc
Mỹ và châu Âu cùng tăng thuế nhập khẩu lên xe điện Trung Quốc, nhưng kết quả của chính sách này được dự báo rất khác nhau.

Hôm 14/5, Mỹ thông báo tăng gấp 4 lần thuế nhập khẩu với xe điện Trung Quốc, từ mức 27,5% lên 102,5%. Lael Brainard, cố vấn kinh tế quốc gia của Tổng thống Joe Biden, cho rằng việc này nhằm bù đắp "các hoạt động và trợ cấp không công bằng của Trung Quốc". Mục đích là tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất ôtô và công nhân Mỹ.

Một tháng sau, đến lượt châu Âu có động thái tương tự. Ủy ban châu Âu (EC) hôm 12/6 cho biết kết quả sơ bộ của cuộc điều tra cho thấy chuỗi giá trị xe điện Trung Quốc được hưởng lợi từ "trợ cấp không công bằng", gây tổn hại cho các đối thủ EU.

Vì vậy, ba công ty xe điện nội địa Trung Quốc đang có thị phần lớn nhất ở châu Âu gồm BYD, Geely và SAIC sẽ bị áp mức thuế mới lần lượt là 17,4%; 20% và 38,1%. Mức thuế chung trước đó là 10%.

Mỹ và châu Âu đưa ra động thái giống nhau. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng tác động của chúng lại rất khác nhau.

Một chiếc BYD tại triển lãm ôtô ở Anh tháng 4/2023. Ảnh: Reuters


Một chiếc BYD tại triển lãm ôtô ở Anh tháng 4/2023. Ảnh: Reuters

Mỹ vốn đã dựng rào cản với xe điện Trung Quốc từ trước khi các hãng ra mắt sản phẩm. Hiện không có hãng xe điện lớn nào của Trung Quốc, như BYD, NIO hay Li Auto, bán chính thức tại Mỹ. Polestar là thương hiệu duy nhất, thông qua sự hợp tác giữa Geely (Trung Quốc) và Volvo, bán xe vào thị trường này.

Lượng xe điện Trung Quốc vào Mỹ vì thế hiện rất ít. Thuế nhập khẩu do đó sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức đến doanh nghiệp Trung Quốc


Dù vậy, giới phân tích cho rằng vẫn có khả năng thuế nhập khẩu ở mức cao chót vót này không ngăn cản được xe điện Trung Quốc. Ví dụ, các hãng có thể chọn sản xuất ở Mexico để bán vào Mỹ, tận dụng hiệp định thương mại tự do của Mexico với Mỹ và Canada.

Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp này, Washington hồi tháng 2 đã mở cuộc điều tra để đánh giá rủi ro an ninh quốc gia. Việc này có thể khiến xe điện Trung Quốc chịu nhiều rào cản hơn nữa. Nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden thất bại trong cuộc bầu cử cuối năm nay, nhiệm kỳ của ông Donald Trump được dự báo sẽ khiến các hãng xe Trung Quốc càng gặp khó.

Ngược lại, tại Liên minh châu Âu (EU), việc tăng thuế sẽ chỉ làm chậm lại dòng chảy xe điện Trung Quốc vào đây. Người tiêu dùng cần thời gian để làm quen với thương hiệu lạ, nhưng thị trường châu Âu vẫn mở cửa với xe điện nước này.

Mức thuế mà châu Âu áp dụng cũng thấp hơn so với Mỹ. Dù thuế nhập khẩu sẽ khiến các hãng xe Trung Quốc mất lợi thế về giá so với đối thủ châu Âu, kế hoạch tăng trưởng của họ không hoàn toàn bị bỏ xó.

Citi ước tính nếu BYD chia được phần chi phí cộng thêm này cho người tiêu dùng châu Âu, họ có thể còn thu lợi nhuận lớn hơn so với thị trường Trung Quốc - vốn đang cạnh tranh rất khốc liệt.

Bên cạnh đó, mức thuế của châu Âu mới là kế hoạch. Con số cuối cùng có thể còn thấp hơn.

Hôm 22/6, Reuters đưa tin giới chức Trung Quốc và EU đã đồng ý đàm phán lại về kế hoạch này. Hai bên vẫn còn nhiều thời gian, do đến tháng 11, thuế này mới có hiệu lực hoàn toàn.

Tuần trước, Trung Quốc cũng phản ứng bằng việc mở cuộc điều tra chống bán phá giá với thịt lợn châu Âu. Đây được coi là động thái đáp trả của Bắc Kinh. Cả Trung Quốc và châu Âu đều viện dẫn quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về "thuế bù đắp" với các sản phẩm bị coi là có trợ giá.

Trong khi đó, thuế nhập khẩu của Washington lại theo Điều khoản 301 (Section 301). Đây là công cụ của riêng nước này, khiến việc đàm phán song phương gần như là không thể.

Tại châu Âu, tác động chính của thuế nhập khẩu mà EU áp lên xe điện Trung Quốc là tăng tốc quá trình nội địa hóa sản xuất. Trên WSJ, Andrew Bergbaum - chuyên gia tại hãng tư vấn AlixPartners - cho biết các hãng xe điện Trung Quốc đã lên kế hoạch xây 8 nhà máy ở châu Âu. Miễn là đảm bảo tỷ lệ linh kiện nội khối đủ lớn, các hãng này vẫn có thể bán sản phẩm mà không mất đồng thuế nào.

Tuy nhiên, hiện tại, khi lượng người mua chưa đủ lớn, thuế nhập khẩu sẽ khiến châu Âu dư thừa xe điện. Đây là tin tốt với người tiêu dùng, nhưng lại không tốt với các hãng xe truyền thống vốn đang ngày càng khó cạnh tranh.

Trong khi đó, Mỹ ngoài tăng thuế nhập khẩu còn hỗ trợ lĩnh vực xe điện thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) có hiệu lực năm ngoái. Theo đó, nước này sẽ dành ra 370 tỷ USD nữa để thúc đẩy các công nghệ sạch.

Nếu các chiến lược này hiệu quả, Mỹ có thể tạo ra một chuỗi nguồn cung xe điện mới, bên cạnh chuỗi của Trung Quốc.

Dù vậy, chính sách này cũng sẽ tạo ra dư thừa công suất. Bên cạnh đó, rất khó để hai chuỗi cung ứng của hai nước hoàn toàn độc lập với nhau. Bỏ qua vấn đề tiềm năng tăng trưởng, lợi nhuận của ngành xe điện được dự báo đi xuống khi căng thẳng chính trị toàn cầu tăng cao thời gian qua.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
899
Động cơ
124,686 Mã lực
Phương Tây phản ứng khác nhau trước sự trỗi dậy của xe điện Trung Quốc
Mỹ và châu Âu cùng tăng thuế nhập khẩu lên xe điện Trung Quốc, nhưng kết quả của chính sách này được dự báo rất khác nhau.

Hôm 14/5, Mỹ thông báo tăng gấp 4 lần thuế nhập khẩu với xe điện Trung Quốc, từ mức 27,5% lên 102,5%. Lael Brainard, cố vấn kinh tế quốc gia của Tổng thống Joe Biden, cho rằng việc này nhằm bù đắp "các hoạt động và trợ cấp không công bằng của Trung Quốc". Mục đích là tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất ôtô và công nhân Mỹ.

Một tháng sau, đến lượt châu Âu có động thái tương tự. Ủy ban châu Âu (EC) hôm 12/6 cho biết kết quả sơ bộ của cuộc điều tra cho thấy chuỗi giá trị xe điện Trung Quốc được hưởng lợi từ "trợ cấp không công bằng", gây tổn hại cho các đối thủ EU.

Vì vậy, ba công ty xe điện nội địa Trung Quốc đang có thị phần lớn nhất ở châu Âu gồm BYD, Geely và SAIC sẽ bị áp mức thuế mới lần lượt là 17,4%; 20% và 38,1%. Mức thuế chung trước đó là 10%.

Mỹ và châu Âu đưa ra động thái giống nhau. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng tác động của chúng lại rất khác nhau.

Một chiếc BYD tại triển lãm ôtô ở Anh tháng 4/2023. Ảnh: Reuters


Một chiếc BYD tại triển lãm ôtô ở Anh tháng 4/2023. Ảnh: Reuters

Mỹ vốn đã dựng rào cản với xe điện Trung Quốc từ trước khi các hãng ra mắt sản phẩm. Hiện không có hãng xe điện lớn nào của Trung Quốc, như BYD, NIO hay Li Auto, bán chính thức tại Mỹ. Polestar là thương hiệu duy nhất, thông qua sự hợp tác giữa Geely (Trung Quốc) và Volvo, bán xe vào thị trường này.

Lượng xe điện Trung Quốc vào Mỹ vì thế hiện rất ít. Thuế nhập khẩu do đó sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức đến doanh nghiệp Trung Quốc


Dù vậy, giới phân tích cho rằng vẫn có khả năng thuế nhập khẩu ở mức cao chót vót này không ngăn cản được xe điện Trung Quốc. Ví dụ, các hãng có thể chọn sản xuất ở Mexico để bán vào Mỹ, tận dụng hiệp định thương mại tự do của Mexico với Mỹ và Canada.

Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp này, Washington hồi tháng 2 đã mở cuộc điều tra để đánh giá rủi ro an ninh quốc gia. Việc này có thể khiến xe điện Trung Quốc chịu nhiều rào cản hơn nữa. Nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden thất bại trong cuộc bầu cử cuối năm nay, nhiệm kỳ của ông Donald Trump được dự báo sẽ khiến các hãng xe Trung Quốc càng gặp khó.

Ngược lại, tại Liên minh châu Âu (EU), việc tăng thuế sẽ chỉ làm chậm lại dòng chảy xe điện Trung Quốc vào đây. Người tiêu dùng cần thời gian để làm quen với thương hiệu lạ, nhưng thị trường châu Âu vẫn mở cửa với xe điện nước này.

Mức thuế mà châu Âu áp dụng cũng thấp hơn so với Mỹ. Dù thuế nhập khẩu sẽ khiến các hãng xe Trung Quốc mất lợi thế về giá so với đối thủ châu Âu, kế hoạch tăng trưởng của họ không hoàn toàn bị bỏ xó.

Citi ước tính nếu BYD chia được phần chi phí cộng thêm này cho người tiêu dùng châu Âu, họ có thể còn thu lợi nhuận lớn hơn so với thị trường Trung Quốc - vốn đang cạnh tranh rất khốc liệt.

Bên cạnh đó, mức thuế của châu Âu mới là kế hoạch. Con số cuối cùng có thể còn thấp hơn.

Hôm 22/6, Reuters đưa tin giới chức Trung Quốc và EU đã đồng ý đàm phán lại về kế hoạch này. Hai bên vẫn còn nhiều thời gian, do đến tháng 11, thuế này mới có hiệu lực hoàn toàn.

Tuần trước, Trung Quốc cũng phản ứng bằng việc mở cuộc điều tra chống bán phá giá với thịt lợn châu Âu. Đây được coi là động thái đáp trả của Bắc Kinh. Cả Trung Quốc và châu Âu đều viện dẫn quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về "thuế bù đắp" với các sản phẩm bị coi là có trợ giá.

Trong khi đó, thuế nhập khẩu của Washington lại theo Điều khoản 301 (Section 301). Đây là công cụ của riêng nước này, khiến việc đàm phán song phương gần như là không thể.

Tại châu Âu, tác động chính của thuế nhập khẩu mà EU áp lên xe điện Trung Quốc là tăng tốc quá trình nội địa hóa sản xuất. Trên WSJ, Andrew Bergbaum - chuyên gia tại hãng tư vấn AlixPartners - cho biết các hãng xe điện Trung Quốc đã lên kế hoạch xây 8 nhà máy ở châu Âu. Miễn là đảm bảo tỷ lệ linh kiện nội khối đủ lớn, các hãng này vẫn có thể bán sản phẩm mà không mất đồng thuế nào.

Tuy nhiên, hiện tại, khi lượng người mua chưa đủ lớn, thuế nhập khẩu sẽ khiến châu Âu dư thừa xe điện. Đây là tin tốt với người tiêu dùng, nhưng lại không tốt với các hãng xe truyền thống vốn đang ngày càng khó cạnh tranh.

Trong khi đó, Mỹ ngoài tăng thuế nhập khẩu còn hỗ trợ lĩnh vực xe điện thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) có hiệu lực năm ngoái. Theo đó, nước này sẽ dành ra 370 tỷ USD nữa để thúc đẩy các công nghệ sạch.

Nếu các chiến lược này hiệu quả, Mỹ có thể tạo ra một chuỗi nguồn cung xe điện mới, bên cạnh chuỗi của Trung Quốc.

Dù vậy, chính sách này cũng sẽ tạo ra dư thừa công suất. Bên cạnh đó, rất khó để hai chuỗi cung ứng của hai nước hoàn toàn độc lập với nhau. Bỏ qua vấn đề tiềm năng tăng trưởng, lợi nhuận của ngành xe điện được dự báo đi xuống khi căng thẳng chính trị toàn cầu tăng cao thời gian qua.
Giống bài đánh thuế chống bán phá giá nông sản Việt Nam, cáo buộc Chính phủ Việt Nam trợ cấp cho nông dân, thao túng giá nông sản, để đảm bảo sự bình đẳng cho nông sản Mỹ, đặc biệt là thủy sản
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
899
Động cơ
124,686 Mã lực
1719213556590.png

người nuôi ong Tây Nguyên tụi em mà đc chính phủ trợ giá thì ngon quá :)) =))
 

Sứa.

Xe điện
Biển số
OF-792935
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
4,843
Động cơ
336,845 Mã lực
Tuổi
30
Giống bài đánh thuế chống bán phá giá nông sản Việt Nam, cáo buộc Chính phủ Việt Nam trợ cấp cho nông dân, thao túng giá nông sản, để đảm bảo sự bình đẳng cho nông sản Mỹ, đặc biệt là thủy sản
Bảo bọn PT là chúa tiêu chuẩn kép thì nhiều cụ lại tự ái :))
 

nguyenx

Xe container
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,101
Động cơ
321,838 Mã lực
Quá nể a Tầu . Anh chi số tiền lớn như mà chỉ có vài dn biển thủ
Ở ta mà chi như vậy ko biết có ra cái giống ji ko
Cháu lại nhớ cái vụ tàu sắt cho ngư dân. Đến giờ xử lí xong chưa?
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,005
Động cơ
80,771 Mã lực
ban đầu nó có tới 400 hãng cơ, bây h còn khoảng 30 thằng, sống được thì chắc hơn chục thằng thôi
Có mỗi anh BYD ko lỗ, các anh khác đang đốt tiền gấp mấy lần anh ành mình.
Hi vọng anh nhà mình đốt nốt năm nay, sang năm tự nó nuôi nó đc là ngon
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
899
Động cơ
124,686 Mã lực
Bảo bọn PT là chúa tiêu chuẩn kép thì nhiều cụ lại tự ái :))
em nói thật với cụ là Tây nói 10 thì em chỉ tin 2. Giờ đang là trend AI mà em thử Chat GPT nếu bài toán nào ít gặp, bản thân em tìm rất ít tài liệu, có chăng học thuật phức tạp là nó bó tay. Ví dụ: em bảo n làm giúp em bài toán xếp hàng vào thùng sao cho tối ưu chi phí vận chuyển bin packing 3D, cho hẳn từ khóa mà nó còn làm lung tung cả, cho đầu vào là 3 cục hình hộp mà còn sai =)) tưởng cao siêu như lời các anh Tây marketing :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top