[Funland] Chính phủ kiến tạo là đây sao?

agentx

Xe tải
Biển số
OF-515314
Ngày cấp bằng
10/6/17
Số km
239
Động cơ
180,590 Mã lực
Nhà e ở gần đây đây. Nhiều lúc có vợ e đi cùng nên kiềm chế đc chứ ko thì mấy con dogs này bị chửi sml.

Mà thằng ranh Hiếu chuyển lên quận rồi nhé. Đm bọn hành rân này.
 

Giàng A Pháo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378782
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
3,893
Động cơ
269,600 Mã lực
Tuổi
51
Cũng tại mợ chủ nhà hơi chậm chạp, chứ đi làm mấy thứ này nhân viên nó bố nháo thì phi luôn lên gặp chủ tịch mắng cho một trận, chủ tịch mà cũng bố nháo thì bấm điện thoại gọi cho toà soạn báo nào đó cử phóng viên xuống làm việc. Ịt cụ, chúng nó lại chả sợ xoắn hết cả mít ngay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,177 Mã lực
Mời cụ so sánh cảnh nhà cụ với tình cảnh nông dân Việt Nam 80 năm trước đây dưới ngòi bút cụ Nguyễn Công Hoan
Cụ còn may đấy:
1. Họ yêu cầu gọi đốc-tờ pháp y xem cụ nhà chết tự nhiên hay.... còn bỏ mẹ đấy chứ?
2. Ngày xưa một nén bạc, quan chê, ngày nay 200.000 đồng mà cụ còn "không biết", thì oan cho cán bộ phường quá. Chỗ em một triện là 50.000 đấy ạ

Thịt người chết
Nguyễn Công Hoan

Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy.
Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được.
Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.
Nhất là anh Xích, một dân quê vô học, nên càng ngu dại nữa. Anh đã vô ý mà chết đuối ngay vào đêm thứ bảy vừa rồi.
Nguyên cha anh, ông Cứu, thầu của làng cái đầm sen ngay giáp luỹ tre. Ðến mùa này hoa nở, ông phải làm chòi nhỏ ở giữa đầm, hai bố con cắt lượt nhau ra ngủ đó để canh.
Chiều hôm ấy, anh Xích đã đánh chén ở đình, say bí tỉ. Ðến xẩm tối, anh vừa về đến nhà, đã bị ông Cứu giục mang điếu và gối ra chòi.
Anh lao đao đi, rồi không hiểu sao, sáng sớm hôm sau, không thấy về. Và đến độ tám giờ, xác anh đã nổi lên, trôi lềnh bềnh vào gần bờ.
Người ta đoán nhiều cớ về cái chết này. Nhưng tựu trung, chỉ hai thuyết có thể hợp lý được:
Một là, anh Xích vì say quá, loạng choạng chở thúng bị ngã vào chỗ sâu.
Hai là, đang đêm anh ngủ mê, vô ý cựa, đến nỗi anh lăn tòm xuống nước.
Chứ những tiếng đồn anh ta tự tử vì việc gia đình, hoặc bị kẻ thù đánh chết đều không thể tin được.
Hương lý tò mò, hỏi dò hai bên hàng xóm nhà ông Cứu, xem hôm trước hai cha con có to tiếng gì với nhau không. Họ cố ý nhận xét rất kỹ lưỡng cái thây người xấu số. Nhưng không ai tìm ra được một chứng cứ gì khả nghị Và khi được tin dữ dội con ông Cứu bị nạn, cả làng ra tận bờ đầm xem. Ai cũng phàn nàn, thương tiếc người con trai tử tế, hiền lành. Và trông cái xác chết còng queo ngâm dưới nước, đố ai cầm lòng cho đậu.
Bà Cứu tru tréo lăn lộn, mấy lần toan nhảy tùm xuống ôm lấy con. Nhưng bà bị người ta giữ lại. Trong lúc như điên cuồng, bà chửi cả ông lý trưởng không cho bà vớt anh Xích lên, để đặt lên bờ. Bởi vì bà mếu máo và chắp tay lạy lấy lạy để mọi người và nói:
- Nó đau lòng lắm, các ông các bà ơi!
Nhưng người ta khuyên:
- Ðể quan về khám, làm biên bản xong, bà muốn làm ma to cỗ lớn thế nào mặc bà. Chứ bây giờ, bà đừng nên đụng đến anh ấỵ Ngộ độc anh ấy lên bờ, rồi mình mẩy xây xước chẳng hạn, thì quan nào cho chôn? Vả chết đuối, sao nằm trên bờ được?
Bà Cứu không tin, gắt:
- Không cho chôn thì quan giữ làm gì?
- Giữ để chờ đốc-tờ về khám. Như thế, lại lâu ra.
Bà nghe hiểu, xỉ mũi, lau nước mắt, và ngồi xổm cạnh cái quan tài rỗng không, dưới bóng cây, đành lòng chờ đợi.
Bà mong được phép chôn con như mong mẹ về chợ. Người nhà bà lên huyện trình quan ngay từ sáng, nhưng đến bây giờ, không hiểu sao, chưa thấy về. Ðường lên huyện không xa, chẳng rõ vì sao lại có sự chậm chạp thế này được.
Nhưng một giờ. Lại hai giờ. Lại ba giờ.
Bà Cứu không còn sức và nước mắt để chờ, để khóc nữa. Bà hết đứng lại đi loanh quanh, không dám trông chỗ con nằm.
Rồi bà ngồi xổm xuống đất, gục mặt vào đầu gối để nghe ngóng. Bà đợi một hiệu còi ô-tô của quan. Những lúc có tiếng xay lúa ù ù, bà khấp khởi lắng tai, và thở dài vì mừng hụt.
***
Mặt trời chói lọi, rọi tia lửa xuống đất.
Thây anh Xích bắt đầu đổi khác. Chân tay co quắp hơn. Tóc loả toả như món rễ bèo Nhật Bản.
Gió hiu hiu. Làn sóng rập rờn liếm vào thân anh kêu óc ách. Anh rập rình như nằm trên giường lò xo.
Rồi tự nhiên, cái xác lật ngửa lên. Con người trước kia hiền lành là thế, nay biến thành con bò thui: bụng phềnh to, má phềnh to, mặt phềnh tọ Ðôi mắt híp lại, như bị kéo dài ra tận mang tai. Tứ chi rúm ró. Ai trông thấy bộ dạng nhăn nhó, doạ nạt của người chết, mà khỏi rợn tóc gáy được?
Từ lúc ấy, người thân thích đến thăm thưa dần. Rồi sau hết, không ai dám lại gần đấy nữa. Những khách đi đường vì vô tình hoặc bất đắc dĩ phải qua, đều che nón, ngậm miệng, và đến chỗ xa, rùng mình một cái mới nhổ toèn toẹt.
Ông Cứu ở nhà để chờ quan về khám, cũng chẳng kém nóng ruột. Ông như chết một nửa người mà vẫn phải tiếp khách đến hỏi thêm mỗi lúc một đông. Ông chỉ muốn được yên, để nằm nhoài ra mà kêu gào, vật vã cho hả nỗi phụ tử tình thâm. Ông lại lo lắng, không hiểu vợ ông ngồi ngoài bờ đầm, có ai canh giữ cẩn thận, hay lại chẳng nén nổi lòng thương, mà liều mình quá, thì ông thêm một nỗi ân hận nữa suốt đời.
Họ hàng chạy đến mỗi người giúp một việc. Người bầy ở dưới nhà ngang một bàn thờ cỏn con, lấp láy có đôi nến trắng. Người lược may đồ khâm liệm và xé khăn cho lũ em.
Rồi đến khi được biết rằng là ngày chủ nhật, cả buổi hầu sáng, quan không ra công đường, vì đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn giờ sáng mới về. Và đến chiều, cổng huyện đóng, vì là ngày nghỉ; thì ở nhà ông Cứu trợn mắt, kêu rú một tiếng, và ở cạnh luỹ tre, bà Cứu ngã vật xuống đất, ngất đi đến năm phút đồng hồ.
Cả làng phải chờ.
Họ hàng sắp sửa việc ma chay xong, ai nấy về nhà để sáng hôm sau lại đến làm giúp. Người không thân thích lại bắt đầu công việc như cũ, chờ lúc kèn trống nổi lên thì đưa anh Xích ra đồng. Ông Cứu cho người vực bà Cứu về. Hai vợ chồng già nằm chết gí ở hai giường, chờ cuộc khám xét của quan phụ mẫu. Tử thi chờ chôn, mỗi lúc một trương to, rập rềnh cạnh cái quan tài đang ngoác miệng chờ việc. Cảnh vật im ả như cũng chờ để nghe ngóng tin. ánh nắng cứ lẳng lặng rọi xuống. Cây cối mệt nhọc, cành gục lả.
Nhưng giữa nơi yên lặng, chìm đắm trong sự buồn thảm ấy, có một chỗ đầy vẻ hoạt động. Ngay ở quãng tử thi mà người đồng loại kinh tởm khi nhìn thấy, hoặc ghê sợ khi đến gần, thì những loài vật khác giống tỏ vẻ âu yếm, thiết tha lạ lùng. Dưới nước, lũ cá mương vui vẻ, nô giỡn với nhau, chui vào kẽ nách, lỗ tai, đớp thật nhanh, rồi chạy nhào biến mất. Rồi lại đớp. Rồi lại chạy. Trên không, vo ve đàn ruồi nhặng, rủ nhau đậu đen kịt vào mặt mũi, chân tay, mải miết hút chất đồ ăn bổ. Thỉnh thoảng, chiếc lá tre vàng vằn vèo từ trên đâm bổ xuống, làm động cuộc kiếm ăn đang bình yên, thì vò một tiếng, lũ ruồi nhặng bay tản đị Nhưng khoảng khắc, lại bậu vào, làm thành những quầng đen trên tấm xác xám ngoẹt.
Rồi buổi chiều, một mùi nồng nặc, hăng hăng đã bay thoang thoảng đến được chỗ xa xa. Trên ngọn tre, xào xạc tiếng cánh bay, con quạ đen cố quặp hai chân vào một cành ẻo lả, vẫy đuôi để giữ thăng bằng cho vững chãi, rồi chao mắt thèm thuồng xuống mồi. Rồi một con nữa cụp cánh, đậu ở cành cây khác, lên tiếng khàn khàn gọi nhau. Chẳng mấy chốc, hai ba con nữa bay lại.
Một con vỗ cánh, bay sà xuống trước, đứng lên bụng thây người để thám hiểm. Thấy được bình yên, cả lũ theo nhau, mổ rỉa từng nơi một.
Như thế, anh Xích vô tình là ân nhân của đàn cá, ruồi, nhặng, quạ. Chân tay vẫn co quắp như doạ, mặt mũi vẫn nhăn nhó như nát, nhưng anh vẫn bị rỉa, bị hút, bị đớp như thường.
Thịt người chết, ai hay cũng là món đồ ăn quý hoá.
***
Cho đến tận chín giờ sáng hôm sau, còi ô-tô đằng xa bỗng thét váng.
Ðàn quạ hết vía, vừa bay vừa kêu xa xả. Lũ ruồi nhặng, hốt hoảng vội trốn cho xa. Ðàn cá mương thấy nguy, lộn nhào mỗi con chui vào một xó.
Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, và cùng trịnh trọng khạc nhổ. Cậu lệ cầm gậy, lật đi lật lại tử thị Quan và nha ghé mắt xem xét từng li từng tí và biên chép. Hương lý, vợ chồng ông Cứu, cùng họ hàng, người làng, ai nấy khoanh tay im lặng, nuốt đờm, nhìn chằm chặp vào xác chết. Người thở dài. Người lau nước mắt.
Khám nghiệm xong, quan truyền lính đuổi cả người tò mò ra xa. Và trước cảnh thương tâm, ngài ôn tồn hỏi ông Cứu:
- Cái đầm này mỗi năm anh kiếm lợi cả cá lẫn hoa có được đến dăm trăm không?
Thấy quan hỏi câu phiếm, không dính dáng gì đến vụ chết đuối, ông Cứu đành phải đáp:
- Dạ
- Anh cấy hai mươi mấy mẫu.
- Lậy quan lớn, hai mươi hai mẫu.
Quan gật gù:
- Thôi được, để cho anh biết rằng tôi rõ gia tư nhà anh lắm. Còn việc khám xét hôm nay, thì tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên Xích, có nhiều vết khả nghi. Tôi phải bẩm tỉnh xin đốc-tờ về khám cho cẩn thận.
Ông Cứu như sét đánh, run cầm cập, nhăn nhó kêu:
- Lạy quan lớn...
Ông huyện lắc đầu:
- Nó bị bức tử. Phải có đốc-tờ mổ xẻ nó ra mới rõ được.
Bỗng có một tiếng tru lên, bà Cứu ôm mặt, lanh lảnh khóc:
- Ối con tôi!
Tiếng khóc của người mẹ trước thi hài đứa con chết đuối đã chương, làm ai cũng phải cảm động. Nhưng trái lại, nó không làm chuyển nét mặt của quan tư pháp. Ðến đây, ông là đại diện cho Pháp luật. Ông đã từ người bằng thịt bằng xương biến thành pho tượng bằng sắt đá lạnh lùng.
Vậy là sắt đá, tất không thể cảm được những tiếng khóc ẻo lả của người mẹ mất con, hoặc những tiếng kêu nài mềm yếu của người cha oan uổng. Cảm được sắt đá, duy chỉ có một vật. Vật ấy cố nhiên phải rắn, tuy chẳng được rắn bằng sắt, cũng phải rắn hơn đá. Mà vật rắn ấy, nhà ông Cứu không thiếu. Nó làm bằng loài bạc.
Thấy ông huyện lặng nhìn tử thi đương xông lên một mùi khắm lằm lặm, ông Cứu não ruột nói:
- Xin rước quan về nhà nghỉ cho đỡ nắng.
Ông huyện chẳng biết vô tình hay cố ý, lấy tay xua ruồi, và khạc nhổ, rồi đáp:
- Ừ, kẻo ở đây tởm lắm. Nó đã trương to, mà ruồi, nhặng, cá, quạ cứ xán vào. Lại còn phải phơi nắng, đợi thầy thuốc mổ xẻ nữa, thì biết bao giờ mới được chôn!
Rồi vừa đi, ngài vừa bảo ông lục sự:
- Ðích là một án mạng, chứ không đúng như những lời trình trong giấy đâu.
Ông Cứu tiến lại gần, nhỏ nhẻ thưa:
- Lạy quan lớn, còn vong hồn con con kia. Nếu có thế nào; con cam chịu tội trước cửa quan lớn. Xin quan lớn cho phép con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn.
Quan quay lại, nhìn ông Cứu bằng đôi mắt dịu dàng của một người có trái tim dễ cảm. Ngài hỏi:
- Anh định tạ tôi bao nhiêu?
- Lạy quan lớn, con xin khấn một nén.
Quan cười:
- Anh phải biết cứ tiền dầu xăng khứ hồi ô-tô tôi về đây cũng đáng một nén rồi.
Ông lục sự đi rảo cẳng lên, nói:
- Bẩm quan lớn việc này to chứ chẳng phải vừạ
Rồi ông cau mặt, trách ông Cứu:
- Cơ nghiệp anh như thế, mà anh muốn chôn ngay con anh, anh không tạ ơn quan nổi một bách hay saỏ
Rồi luôn mồm, ông thưa với ông huyện:
- Bẩm quan lớn, nghề dân ta họ vẫn ngu dại làm vậy, muốn chạy việc, lại cứ muốn không mất tiền.
Ông Cứu nhăn nhó, nói khẽ với ông lục:
- Nhờ cụ bẩm với quan hộ, một bách thì tôi không sao lo được. Tôi xin tạ một nửa.
Ông lục xua tay và trợn mắt, như ngăn cản một câu nói dại dột:
- Chết! Anh nói mới dễ nghe làm sao!
Rồi ghé tai ông Cứu, ông thầm thì:
- Này, chỗ thân, đằng này cam đoan xin hộ cho bằng được. Nhưng ít ra anh cũng cứ lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ?
Ông Cứu cũng thầm thì:
- Khốn như hiện hay không có đủ.
- Thì hãy cứ hứa đi, mai kia lên tạ sau cũng được kia mà. Ðằng này nhận cho. Chứ anh đang tâm để con anh thế được à?
Ông Cứu yên lặng, thở dài.
Quay lại phía sau, ông thấy vợ ông đương lăn lộn. Ông không thể cầm được nước mắt, vội vàng mặc cả mấy câu nữa, rồi bằng lòng khấn quan bảy mươi đồng.
***
Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ.
Chúng nó biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng.
1938
 

tuangiga31mes2c

Xe container
Biển số
OF-133264
Ngày cấp bằng
4/3/12
Số km
7,479
Động cơ
425,735 Mã lực

Violong

Xe điện
Biển số
OF-88548
Ngày cấp bằng
15/3/11
Số km
2,290
Động cơ
425,218 Mã lực
Mời cụ so sánh cảnh nhà cụ với tình cảnh nông dân Việt Nam 80 năm trước đây dưới ngòi bút cụ Nguyễn Công Hoan
Cụ còn may đấy:
1. Họ yêu cầu gọi đốc-tờ pháp y xem cụ nhà chết tự nhiên hay.... còn bỏ mẹ đấy chứ?
2. Ngày xưa một nén bạc, quan chê, ngày nay 200.000 đồng mà cụ còn "không biết", thì oan cho cán bộ phường quá. Chỗ em một triện là 50.000 đấy ạ

Thịt người chết
Nguyễn Công Hoan

Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy.
Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được.
Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.
Nhất là anh Xích, một dân quê vô học, nên càng ngu dại nữa. Anh đã vô ý mà chết đuối ngay vào đêm thứ bảy vừa rồi.
Nguyên cha anh, ông Cứu, thầu của làng cái đầm sen ngay giáp luỹ tre. Ðến mùa này hoa nở, ông phải làm chòi nhỏ ở giữa đầm, hai bố con cắt lượt nhau ra ngủ đó để canh.
Chiều hôm ấy, anh Xích đã đánh chén ở đình, say bí tỉ. Ðến xẩm tối, anh vừa về đến nhà, đã bị ông Cứu giục mang điếu và gối ra chòi.
Anh lao đao đi, rồi không hiểu sao, sáng sớm hôm sau, không thấy về. Và đến độ tám giờ, xác anh đã nổi lên, trôi lềnh bềnh vào gần bờ.
Người ta đoán nhiều cớ về cái chết này. Nhưng tựu trung, chỉ hai thuyết có thể hợp lý được:
Một là, anh Xích vì say quá, loạng choạng chở thúng bị ngã vào chỗ sâu.
Hai là, đang đêm anh ngủ mê, vô ý cựa, đến nỗi anh lăn tòm xuống nước.
Chứ những tiếng đồn anh ta tự tử vì việc gia đình, hoặc bị kẻ thù đánh chết đều không thể tin được.
Hương lý tò mò, hỏi dò hai bên hàng xóm nhà ông Cứu, xem hôm trước hai cha con có to tiếng gì với nhau không. Họ cố ý nhận xét rất kỹ lưỡng cái thây người xấu số. Nhưng không ai tìm ra được một chứng cứ gì khả nghị Và khi được tin dữ dội con ông Cứu bị nạn, cả làng ra tận bờ đầm xem. Ai cũng phàn nàn, thương tiếc người con trai tử tế, hiền lành. Và trông cái xác chết còng queo ngâm dưới nước, đố ai cầm lòng cho đậu.
Bà Cứu tru tréo lăn lộn, mấy lần toan nhảy tùm xuống ôm lấy con. Nhưng bà bị người ta giữ lại. Trong lúc như điên cuồng, bà chửi cả ông lý trưởng không cho bà vớt anh Xích lên, để đặt lên bờ. Bởi vì bà mếu máo và chắp tay lạy lấy lạy để mọi người và nói:
- Nó đau lòng lắm, các ông các bà ơi!
Nhưng người ta khuyên:
- Ðể quan về khám, làm biên bản xong, bà muốn làm ma to cỗ lớn thế nào mặc bà. Chứ bây giờ, bà đừng nên đụng đến anh ấỵ Ngộ độc anh ấy lên bờ, rồi mình mẩy xây xước chẳng hạn, thì quan nào cho chôn? Vả chết đuối, sao nằm trên bờ được?
Bà Cứu không tin, gắt:
- Không cho chôn thì quan giữ làm gì?
- Giữ để chờ đốc-tờ về khám. Như thế, lại lâu ra.
Bà nghe hiểu, xỉ mũi, lau nước mắt, và ngồi xổm cạnh cái quan tài rỗng không, dưới bóng cây, đành lòng chờ đợi.
Bà mong được phép chôn con như mong mẹ về chợ. Người nhà bà lên huyện trình quan ngay từ sáng, nhưng đến bây giờ, không hiểu sao, chưa thấy về. Ðường lên huyện không xa, chẳng rõ vì sao lại có sự chậm chạp thế này được.
Nhưng một giờ. Lại hai giờ. Lại ba giờ.
Bà Cứu không còn sức và nước mắt để chờ, để khóc nữa. Bà hết đứng lại đi loanh quanh, không dám trông chỗ con nằm.
Rồi bà ngồi xổm xuống đất, gục mặt vào đầu gối để nghe ngóng. Bà đợi một hiệu còi ô-tô của quan. Những lúc có tiếng xay lúa ù ù, bà khấp khởi lắng tai, và thở dài vì mừng hụt.
***
Mặt trời chói lọi, rọi tia lửa xuống đất.
Thây anh Xích bắt đầu đổi khác. Chân tay co quắp hơn. Tóc loả toả như món rễ bèo Nhật Bản.
Gió hiu hiu. Làn sóng rập rờn liếm vào thân anh kêu óc ách. Anh rập rình như nằm trên giường lò xo.
Rồi tự nhiên, cái xác lật ngửa lên. Con người trước kia hiền lành là thế, nay biến thành con bò thui: bụng phềnh to, má phềnh to, mặt phềnh tọ Ðôi mắt híp lại, như bị kéo dài ra tận mang tai. Tứ chi rúm ró. Ai trông thấy bộ dạng nhăn nhó, doạ nạt của người chết, mà khỏi rợn tóc gáy được?
Từ lúc ấy, người thân thích đến thăm thưa dần. Rồi sau hết, không ai dám lại gần đấy nữa. Những khách đi đường vì vô tình hoặc bất đắc dĩ phải qua, đều che nón, ngậm miệng, và đến chỗ xa, rùng mình một cái mới nhổ toèn toẹt.
Ông Cứu ở nhà để chờ quan về khám, cũng chẳng kém nóng ruột. Ông như chết một nửa người mà vẫn phải tiếp khách đến hỏi thêm mỗi lúc một đông. Ông chỉ muốn được yên, để nằm nhoài ra mà kêu gào, vật vã cho hả nỗi phụ tử tình thâm. Ông lại lo lắng, không hiểu vợ ông ngồi ngoài bờ đầm, có ai canh giữ cẩn thận, hay lại chẳng nén nổi lòng thương, mà liều mình quá, thì ông thêm một nỗi ân hận nữa suốt đời.
Họ hàng chạy đến mỗi người giúp một việc. Người bầy ở dưới nhà ngang một bàn thờ cỏn con, lấp láy có đôi nến trắng. Người lược may đồ khâm liệm và xé khăn cho lũ em.
Rồi đến khi được biết rằng là ngày chủ nhật, cả buổi hầu sáng, quan không ra công đường, vì đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn giờ sáng mới về. Và đến chiều, cổng huyện đóng, vì là ngày nghỉ; thì ở nhà ông Cứu trợn mắt, kêu rú một tiếng, và ở cạnh luỹ tre, bà Cứu ngã vật xuống đất, ngất đi đến năm phút đồng hồ.
Cả làng phải chờ.
Họ hàng sắp sửa việc ma chay xong, ai nấy về nhà để sáng hôm sau lại đến làm giúp. Người không thân thích lại bắt đầu công việc như cũ, chờ lúc kèn trống nổi lên thì đưa anh Xích ra đồng. Ông Cứu cho người vực bà Cứu về. Hai vợ chồng già nằm chết gí ở hai giường, chờ cuộc khám xét của quan phụ mẫu. Tử thi chờ chôn, mỗi lúc một trương to, rập rềnh cạnh cái quan tài đang ngoác miệng chờ việc. Cảnh vật im ả như cũng chờ để nghe ngóng tin. ánh nắng cứ lẳng lặng rọi xuống. Cây cối mệt nhọc, cành gục lả.
Nhưng giữa nơi yên lặng, chìm đắm trong sự buồn thảm ấy, có một chỗ đầy vẻ hoạt động. Ngay ở quãng tử thi mà người đồng loại kinh tởm khi nhìn thấy, hoặc ghê sợ khi đến gần, thì những loài vật khác giống tỏ vẻ âu yếm, thiết tha lạ lùng. Dưới nước, lũ cá mương vui vẻ, nô giỡn với nhau, chui vào kẽ nách, lỗ tai, đớp thật nhanh, rồi chạy nhào biến mất. Rồi lại đớp. Rồi lại chạy. Trên không, vo ve đàn ruồi nhặng, rủ nhau đậu đen kịt vào mặt mũi, chân tay, mải miết hút chất đồ ăn bổ. Thỉnh thoảng, chiếc lá tre vàng vằn vèo từ trên đâm bổ xuống, làm động cuộc kiếm ăn đang bình yên, thì vò một tiếng, lũ ruồi nhặng bay tản đị Nhưng khoảng khắc, lại bậu vào, làm thành những quầng đen trên tấm xác xám ngoẹt.
Rồi buổi chiều, một mùi nồng nặc, hăng hăng đã bay thoang thoảng đến được chỗ xa xa. Trên ngọn tre, xào xạc tiếng cánh bay, con quạ đen cố quặp hai chân vào một cành ẻo lả, vẫy đuôi để giữ thăng bằng cho vững chãi, rồi chao mắt thèm thuồng xuống mồi. Rồi một con nữa cụp cánh, đậu ở cành cây khác, lên tiếng khàn khàn gọi nhau. Chẳng mấy chốc, hai ba con nữa bay lại.
Một con vỗ cánh, bay sà xuống trước, đứng lên bụng thây người để thám hiểm. Thấy được bình yên, cả lũ theo nhau, mổ rỉa từng nơi một.
Như thế, anh Xích vô tình là ân nhân của đàn cá, ruồi, nhặng, quạ. Chân tay vẫn co quắp như doạ, mặt mũi vẫn nhăn nhó như nát, nhưng anh vẫn bị rỉa, bị hút, bị đớp như thường.
Thịt người chết, ai hay cũng là món đồ ăn quý hoá.
***
Cho đến tận chín giờ sáng hôm sau, còi ô-tô đằng xa bỗng thét váng.
Ðàn quạ hết vía, vừa bay vừa kêu xa xả. Lũ ruồi nhặng, hốt hoảng vội trốn cho xa. Ðàn cá mương thấy nguy, lộn nhào mỗi con chui vào một xó.
Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, và cùng trịnh trọng khạc nhổ. Cậu lệ cầm gậy, lật đi lật lại tử thị Quan và nha ghé mắt xem xét từng li từng tí và biên chép. Hương lý, vợ chồng ông Cứu, cùng họ hàng, người làng, ai nấy khoanh tay im lặng, nuốt đờm, nhìn chằm chặp vào xác chết. Người thở dài. Người lau nước mắt.
Khám nghiệm xong, quan truyền lính đuổi cả người tò mò ra xa. Và trước cảnh thương tâm, ngài ôn tồn hỏi ông Cứu:
- Cái đầm này mỗi năm anh kiếm lợi cả cá lẫn hoa có được đến dăm trăm không?
Thấy quan hỏi câu phiếm, không dính dáng gì đến vụ chết đuối, ông Cứu đành phải đáp:
- Dạ
- Anh cấy hai mươi mấy mẫu.
- Lậy quan lớn, hai mươi hai mẫu.
Quan gật gù:
- Thôi được, để cho anh biết rằng tôi rõ gia tư nhà anh lắm. Còn việc khám xét hôm nay, thì tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên Xích, có nhiều vết khả nghi. Tôi phải bẩm tỉnh xin đốc-tờ về khám cho cẩn thận.
Ông Cứu như sét đánh, run cầm cập, nhăn nhó kêu:
- Lạy quan lớn...
Ông huyện lắc đầu:
- Nó bị bức tử. Phải có đốc-tờ mổ xẻ nó ra mới rõ được.
Bỗng có một tiếng tru lên, bà Cứu ôm mặt, lanh lảnh khóc:
- Ối con tôi!
Tiếng khóc của người mẹ trước thi hài đứa con chết đuối đã chương, làm ai cũng phải cảm động. Nhưng trái lại, nó không làm chuyển nét mặt của quan tư pháp. Ðến đây, ông là đại diện cho Pháp luật. Ông đã từ người bằng thịt bằng xương biến thành pho tượng bằng sắt đá lạnh lùng.
Vậy là sắt đá, tất không thể cảm được những tiếng khóc ẻo lả của người mẹ mất con, hoặc những tiếng kêu nài mềm yếu của người cha oan uổng. Cảm được sắt đá, duy chỉ có một vật. Vật ấy cố nhiên phải rắn, tuy chẳng được rắn bằng sắt, cũng phải rắn hơn đá. Mà vật rắn ấy, nhà ông Cứu không thiếu. Nó làm bằng loài bạc.
Thấy ông huyện lặng nhìn tử thi đương xông lên một mùi khắm lằm lặm, ông Cứu não ruột nói:
- Xin rước quan về nhà nghỉ cho đỡ nắng.
Ông huyện chẳng biết vô tình hay cố ý, lấy tay xua ruồi, và khạc nhổ, rồi đáp:
- Ừ, kẻo ở đây tởm lắm. Nó đã trương to, mà ruồi, nhặng, cá, quạ cứ xán vào. Lại còn phải phơi nắng, đợi thầy thuốc mổ xẻ nữa, thì biết bao giờ mới được chôn!
Rồi vừa đi, ngài vừa bảo ông lục sự:
- Ðích là một án mạng, chứ không đúng như những lời trình trong giấy đâu.
Ông Cứu tiến lại gần, nhỏ nhẻ thưa:
- Lạy quan lớn, còn vong hồn con con kia. Nếu có thế nào; con cam chịu tội trước cửa quan lớn. Xin quan lớn cho phép con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn.
Quan quay lại, nhìn ông Cứu bằng đôi mắt dịu dàng của một người có trái tim dễ cảm. Ngài hỏi:
- Anh định tạ tôi bao nhiêu?
- Lạy quan lớn, con xin khấn một nén.
Quan cười:
- Anh phải biết cứ tiền dầu xăng khứ hồi ô-tô tôi về đây cũng đáng một nén rồi.
Ông lục sự đi rảo cẳng lên, nói:
- Bẩm quan lớn việc này to chứ chẳng phải vừạ
Rồi ông cau mặt, trách ông Cứu:
- Cơ nghiệp anh như thế, mà anh muốn chôn ngay con anh, anh không tạ ơn quan nổi một bách hay saỏ
Rồi luôn mồm, ông thưa với ông huyện:
- Bẩm quan lớn, nghề dân ta họ vẫn ngu dại làm vậy, muốn chạy việc, lại cứ muốn không mất tiền.
Ông Cứu nhăn nhó, nói khẽ với ông lục:
- Nhờ cụ bẩm với quan hộ, một bách thì tôi không sao lo được. Tôi xin tạ một nửa.
Ông lục xua tay và trợn mắt, như ngăn cản một câu nói dại dột:
- Chết! Anh nói mới dễ nghe làm sao!
Rồi ghé tai ông Cứu, ông thầm thì:
- Này, chỗ thân, đằng này cam đoan xin hộ cho bằng được. Nhưng ít ra anh cũng cứ lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ?
Ông Cứu cũng thầm thì:
- Khốn như hiện hay không có đủ.
- Thì hãy cứ hứa đi, mai kia lên tạ sau cũng được kia mà. Ðằng này nhận cho. Chứ anh đang tâm để con anh thế được à?
Ông Cứu yên lặng, thở dài.
Quay lại phía sau, ông thấy vợ ông đương lăn lộn. Ông không thể cầm được nước mắt, vội vàng mặc cả mấy câu nữa, rồi bằng lòng khấn quan bảy mươi đồng.
***
Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ.
Chúng nó biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng.
1938

Các cụ làm cách mạng hồi xưa mà biết cái lũ ngợm sản phẩm bây giờ chả khác mấy chắc cũng đổi ý.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,248
Động cơ
263,288 Mã lực
Đíu hiểu, người chết nằm sờ sờ đấy thì bọn nhà tang lễ lấy cái giấy chứng tử làm chó gì. Trách nhiệm thông báo hoàn thành sổ sách thì gia đình người ta làm sau với cơ quan chức năng.
Phải khai tử phải àm kỹ cụ ơi, không làm ẩu được đâu. Đã có chuyện mâu thuẫn gia đình, thằng con tự ý ra phường khai tử cha rồi đi làm thủ tục thừa kế rồi đấy. Làm sơ sót là phường ăn đủ.

Cái sai của cán bộ phường là không giải thích rõ quy trình làm giấy khai tử cho gia đình người ta, không linh hoạt giải quyết.

Có thể thẩm quyền phân công ký giấy này đã giao cho Phó chủ tịch phường, nhưng lẽ ra cán bộ Hiếu nên báo cáo chủ tịch khi Phó chủ tịch đi vắng, và đề nghị giải quyết linh hoạt, nhưng cán bộ Hiếu không xử lý khéo léo, hoặc chủ quan nghĩ rằng Phó chủ tịch phường sẽ về trước 14 giờ nên hứa với gia đĩnh người ta như vậy.

Và cũng có sự hiểu nhầm của gia đình người mất.
 

Rong Ruổi

Xe container
Biển số
OF-406230
Ngày cấp bằng
22/2/16
Số km
7,054
Động cơ
1,120,944 Mã lực
Phường em cũng vậy, đăng ký kết hôn bắt bố mẹ phải đến ngồi trước mặt nó viết cam kết cho con kết hôn, hồi đấy ức lắm cãi nhau xong không thèm đăng ký, 1 năm sau vẫn phải quay lại làm theo lời nó.
Lý do gì mà nó phải bắt bố mẹ đến mới cho viết. Mọi công dân trên 18 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ như nhau hết. Chứ có phải trẻ con đâu mà phải có người giám hộ.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,095
Động cơ
622,206 Mã lực
Em hỏi ngu phát, câu này " . Trên biên bản tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ghi rõ thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng tử là 1 ngày. " có nghĩa là nếu "phường không cho chết thì không được chết " hả các cụ? Ý là nếu không xác minh và kí vò giấy chứng tử ý? ;)
 

MTD

Xe tăng
Biển số
OF-306141
Ngày cấp bằng
24/1/14
Số km
1,199
Động cơ
319,864 Mã lực
Chắc có uẩn khúc gì chứ em cố đi 1 cửa nhiều phường khác nhau, nói chung khá nhanh, cái gì đúng là làm ngay, sai hay thiếu báo lại để bổ sung, ăn uống nó cũng tuỳ chuyện chứ chuyện hệ trọng mà đúng thách cụ nó cũng ko dám làm xằng đâu
Không có uẩn khúc gì đâu cụ
Bà CT không muốn ký vào mấy cái giấy này vì chẳng lợi gì nên uỷ quyền cho cấp phó, lâu rồi thành quen
Chưa tính chuyện đầu ngày ký giấy chứng tử sợ đen đủi
Bà cấp phó có lẽ là bận thật nhưng úng xử kém
Việc của dân là hệ trọng, việc của quan ngày nào cũng làm nên nó trở nên bình thường
Em ủng hộ cắt chức cả 3 chứ không phải là 2
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,095
Động cơ
622,206 Mã lực
Cp mà tử tế thì đã ko có cái lũ này, chắc cụ cg đang ngồi ở vị trí như vậy nhể
Chả có bố mẹ nào muốn con hư cả, kể là nhà đó là cướp. Tổ lái thế này em thấy có gì đó sai sai :D
Em cũng cực gét bọn 1 cửa ở phường chỗ em nhưng cũng chả để bụng làm gì
 

tumtum

Xe điện
Biển số
OF-164761
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
3,540
Động cơ
374,539 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội xã, Hoàn Kiếm thôn
Website
www.facebook.com
Không có uẩn khúc gì đâu cụ
Bà CT không muốn ký vào mấy cái giấy này vì chẳng lợi gì nên uỷ quyền cho cấp phó, lâu rồi thành quen
Chưa tính chuyện đầu ngày ký giấy chứng tử sợ đen đủi
Bà cấp phó có lẽ là bận thật nhưng úng xử kém
Việc của dân là hệ trọng, việc của quan ngày nào cũng làm nên nó trở nên bình thường
Em ủng hộ cắt chức cả 3 chứ không phải là 2
Ngôn ngữ AQ thì cách cmn cái mạng hết chúng nóa đi!! :)
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,095
Động cơ
622,206 Mã lực
Chắc có uẩn khúc gì chứ em cố đi 1 cửa nhiều phường khác nhau, nói chung khá nhanh, cái gì đúng là làm ngay, sai hay thiếu báo lại để bổ sung, ăn uống nó cũng tuỳ chuyện chứ chuyện hệ trọng mà đúng thách cụ nó cũng ko dám làm xằng đâu
Mời cụ ra phường chỗ em :P chắc do cụ ăn ở thui :D
Nó chỉ làm đúng quy trình nhá
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,040
Động cơ
383,761 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Phường em cũng vậy, đăng ký kết hôn bắt bố mẹ phải đến
ngồi trước mặt nó viết cam kết cho con kết hôn, hồi đấy ức lắm cãi nhau xong không thèm đăng ký, 1 năm sau vẫn phải quay lại làm theo lời nó.
Chả bù phường vợ iem lên phường làm giấy khai sinh cho con ( mà hồi ý chưa đăng ký) đồng chí phường kêu anh chị làm giấy đăng ký đi đơn giản lắm :)) đưa mẫu luôn :))
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,095
Động cơ
622,206 Mã lực
Cũng tại mợ chủ nhà hơi chậm chạp, chứ đi làm mấy thứ này nhân viên nó bố nháo thì phi luôn lên gặp chủ tịch mắng cho một trận, chủ tịch mà cũng bố nháo thì bấm điện thoại gọi cho toà soạn báo nào đó cử phóng viên xuống làm việc. Ịt cụ, chúng nó lại chả sợ xoắn hết cả mít ngay.
Chủ nhà đó cũng chửi loạn lên rồi mời cán bộ xơi đặc xản tự có đấy thây:))
Có thể nói kẻ 8 lạng người nửa cân ;))
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,528
Động cơ
678,653 Mã lực
Em đọc bài này lại nhớ cụ Nguyễn Công Hoan! Các tác phẩm của cụ cách nay đã bảy tám chục năm mà vẫn mang tính thời sự không thể chối cãi được.
Chị Hà, anh Hiếu có vào thớt này thì đọc mấy chuyện của cụ Hoan mà em dẫn dưới đây để anh chị xem mình giống nhân vật nào nhé:
- Truyện thứ nhất: Thịt người chết
- Truyện thứ hai: Chính sách thân dân
Cụ Hoan mà sống ở thời nay đi công tác thế nào cũng có vài cái bcs trong cạp táp, trong laptop thì có hình ảnh nhạy cảm.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,095
Động cơ
622,206 Mã lực
Phường em cũng vậy, đăng ký kết hôn bắt bố mẹ phải đến ngồi trước mặt nó viết cam kết cho con kết hôn, hồi đấy ức lắm cãi nhau xong không thèm đăng ký, 1 năm sau vẫn phải quay lại làm theo lời nó.
Sai luật cụ nhé, tổ trưởng dân phố và công an khu vực xác nhận rồi ra phường ký. Hôi em cưới chúng nó cũng hành tỏi, bắt em phải về quê lấy xác nhận trước 18tuổi chưa kết hôn cơ:)) ( dò tổ dân phố xác nhận từ 18t chưa cưới lần nào :(( ) em nghe mà lộn ruột chả thèm nói với no nữa lên hẳn phường nhà gấu đăng ký. Với những bọn hành là chính này thì em không thể cho chúng nó là giống ji đuợc :))
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,528
Động cơ
678,653 Mã lực
Mời cụ so sánh cảnh nhà cụ với tình cảnh nông dân Việt Nam 80 năm trước đây dưới ngòi bút cụ Nguyễn Công Hoan
Cụ còn may đấy:
1. Họ yêu cầu gọi đốc-tờ pháp y xem cụ nhà chết tự nhiên hay.... còn bỏ mẹ đấy chứ?
2. Ngày xưa một nén bạc, quan chê, ngày nay 200.000 đồng mà cụ còn "không biết", thì oan cho cán bộ phường quá. Chỗ em một triện là 50.000 đấy ạ

Thịt người chết
Nguyễn Công Hoan

Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy.
Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được.
Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.
Nhất là anh Xích, một dân quê vô học, nên càng ngu dại nữa. Anh đã vô ý mà chết đuối ngay vào đêm thứ bảy vừa rồi.
Nguyên cha anh, ông Cứu, thầu của làng cái đầm sen ngay giáp luỹ tre. Ðến mùa này hoa nở, ông phải làm chòi nhỏ ở giữa đầm, hai bố con cắt lượt nhau ra ngủ đó để canh.
Chiều hôm ấy, anh Xích đã đánh chén ở đình, say bí tỉ. Ðến xẩm tối, anh vừa về đến nhà, đã bị ông Cứu giục mang điếu và gối ra chòi.
Anh lao đao đi, rồi không hiểu sao, sáng sớm hôm sau, không thấy về. Và đến độ tám giờ, xác anh đã nổi lên, trôi lềnh bềnh vào gần bờ.
Người ta đoán nhiều cớ về cái chết này. Nhưng tựu trung, chỉ hai thuyết có thể hợp lý được:
Một là, anh Xích vì say quá, loạng choạng chở thúng bị ngã vào chỗ sâu.
Hai là, đang đêm anh ngủ mê, vô ý cựa, đến nỗi anh lăn tòm xuống nước.
Chứ những tiếng đồn anh ta tự tử vì việc gia đình, hoặc bị kẻ thù đánh chết đều không thể tin được.
Hương lý tò mò, hỏi dò hai bên hàng xóm nhà ông Cứu, xem hôm trước hai cha con có to tiếng gì với nhau không. Họ cố ý nhận xét rất kỹ lưỡng cái thây người xấu số. Nhưng không ai tìm ra được một chứng cứ gì khả nghị Và khi được tin dữ dội con ông Cứu bị nạn, cả làng ra tận bờ đầm xem. Ai cũng phàn nàn, thương tiếc người con trai tử tế, hiền lành. Và trông cái xác chết còng queo ngâm dưới nước, đố ai cầm lòng cho đậu.
Bà Cứu tru tréo lăn lộn, mấy lần toan nhảy tùm xuống ôm lấy con. Nhưng bà bị người ta giữ lại. Trong lúc như điên cuồng, bà chửi cả ông lý trưởng không cho bà vớt anh Xích lên, để đặt lên bờ. Bởi vì bà mếu máo và chắp tay lạy lấy lạy để mọi người và nói:
- Nó đau lòng lắm, các ông các bà ơi!
Nhưng người ta khuyên:
- Ðể quan về khám, làm biên bản xong, bà muốn làm ma to cỗ lớn thế nào mặc bà. Chứ bây giờ, bà đừng nên đụng đến anh ấỵ Ngộ độc anh ấy lên bờ, rồi mình mẩy xây xước chẳng hạn, thì quan nào cho chôn? Vả chết đuối, sao nằm trên bờ được?
Bà Cứu không tin, gắt:
- Không cho chôn thì quan giữ làm gì?
- Giữ để chờ đốc-tờ về khám. Như thế, lại lâu ra.
Bà nghe hiểu, xỉ mũi, lau nước mắt, và ngồi xổm cạnh cái quan tài rỗng không, dưới bóng cây, đành lòng chờ đợi.
Bà mong được phép chôn con như mong mẹ về chợ. Người nhà bà lên huyện trình quan ngay từ sáng, nhưng đến bây giờ, không hiểu sao, chưa thấy về. Ðường lên huyện không xa, chẳng rõ vì sao lại có sự chậm chạp thế này được.
Nhưng một giờ. Lại hai giờ. Lại ba giờ.
Bà Cứu không còn sức và nước mắt để chờ, để khóc nữa. Bà hết đứng lại đi loanh quanh, không dám trông chỗ con nằm.
Rồi bà ngồi xổm xuống đất, gục mặt vào đầu gối để nghe ngóng. Bà đợi một hiệu còi ô-tô của quan. Những lúc có tiếng xay lúa ù ù, bà khấp khởi lắng tai, và thở dài vì mừng hụt.
***
Mặt trời chói lọi, rọi tia lửa xuống đất.
Thây anh Xích bắt đầu đổi khác. Chân tay co quắp hơn. Tóc loả toả như món rễ bèo Nhật Bản.
Gió hiu hiu. Làn sóng rập rờn liếm vào thân anh kêu óc ách. Anh rập rình như nằm trên giường lò xo.
Rồi tự nhiên, cái xác lật ngửa lên. Con người trước kia hiền lành là thế, nay biến thành con bò thui: bụng phềnh to, má phềnh to, mặt phềnh tọ Ðôi mắt híp lại, như bị kéo dài ra tận mang tai. Tứ chi rúm ró. Ai trông thấy bộ dạng nhăn nhó, doạ nạt của người chết, mà khỏi rợn tóc gáy được?
Từ lúc ấy, người thân thích đến thăm thưa dần. Rồi sau hết, không ai dám lại gần đấy nữa. Những khách đi đường vì vô tình hoặc bất đắc dĩ phải qua, đều che nón, ngậm miệng, và đến chỗ xa, rùng mình một cái mới nhổ toèn toẹt.
Ông Cứu ở nhà để chờ quan về khám, cũng chẳng kém nóng ruột. Ông như chết một nửa người mà vẫn phải tiếp khách đến hỏi thêm mỗi lúc một đông. Ông chỉ muốn được yên, để nằm nhoài ra mà kêu gào, vật vã cho hả nỗi phụ tử tình thâm. Ông lại lo lắng, không hiểu vợ ông ngồi ngoài bờ đầm, có ai canh giữ cẩn thận, hay lại chẳng nén nổi lòng thương, mà liều mình quá, thì ông thêm một nỗi ân hận nữa suốt đời.
Họ hàng chạy đến mỗi người giúp một việc. Người bầy ở dưới nhà ngang một bàn thờ cỏn con, lấp láy có đôi nến trắng. Người lược may đồ khâm liệm và xé khăn cho lũ em.
Rồi đến khi được biết rằng là ngày chủ nhật, cả buổi hầu sáng, quan không ra công đường, vì đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn giờ sáng mới về. Và đến chiều, cổng huyện đóng, vì là ngày nghỉ; thì ở nhà ông Cứu trợn mắt, kêu rú một tiếng, và ở cạnh luỹ tre, bà Cứu ngã vật xuống đất, ngất đi đến năm phút đồng hồ.
Cả làng phải chờ.
Họ hàng sắp sửa việc ma chay xong, ai nấy về nhà để sáng hôm sau lại đến làm giúp. Người không thân thích lại bắt đầu công việc như cũ, chờ lúc kèn trống nổi lên thì đưa anh Xích ra đồng. Ông Cứu cho người vực bà Cứu về. Hai vợ chồng già nằm chết gí ở hai giường, chờ cuộc khám xét của quan phụ mẫu. Tử thi chờ chôn, mỗi lúc một trương to, rập rềnh cạnh cái quan tài đang ngoác miệng chờ việc. Cảnh vật im ả như cũng chờ để nghe ngóng tin. ánh nắng cứ lẳng lặng rọi xuống. Cây cối mệt nhọc, cành gục lả.
Nhưng giữa nơi yên lặng, chìm đắm trong sự buồn thảm ấy, có một chỗ đầy vẻ hoạt động. Ngay ở quãng tử thi mà người đồng loại kinh tởm khi nhìn thấy, hoặc ghê sợ khi đến gần, thì những loài vật khác giống tỏ vẻ âu yếm, thiết tha lạ lùng. Dưới nước, lũ cá mương vui vẻ, nô giỡn với nhau, chui vào kẽ nách, lỗ tai, đớp thật nhanh, rồi chạy nhào biến mất. Rồi lại đớp. Rồi lại chạy. Trên không, vo ve đàn ruồi nhặng, rủ nhau đậu đen kịt vào mặt mũi, chân tay, mải miết hút chất đồ ăn bổ. Thỉnh thoảng, chiếc lá tre vàng vằn vèo từ trên đâm bổ xuống, làm động cuộc kiếm ăn đang bình yên, thì vò một tiếng, lũ ruồi nhặng bay tản đị Nhưng khoảng khắc, lại bậu vào, làm thành những quầng đen trên tấm xác xám ngoẹt.
Rồi buổi chiều, một mùi nồng nặc, hăng hăng đã bay thoang thoảng đến được chỗ xa xa. Trên ngọn tre, xào xạc tiếng cánh bay, con quạ đen cố quặp hai chân vào một cành ẻo lả, vẫy đuôi để giữ thăng bằng cho vững chãi, rồi chao mắt thèm thuồng xuống mồi. Rồi một con nữa cụp cánh, đậu ở cành cây khác, lên tiếng khàn khàn gọi nhau. Chẳng mấy chốc, hai ba con nữa bay lại.
Một con vỗ cánh, bay sà xuống trước, đứng lên bụng thây người để thám hiểm. Thấy được bình yên, cả lũ theo nhau, mổ rỉa từng nơi một.
Như thế, anh Xích vô tình là ân nhân của đàn cá, ruồi, nhặng, quạ. Chân tay vẫn co quắp như doạ, mặt mũi vẫn nhăn nhó như nát, nhưng anh vẫn bị rỉa, bị hút, bị đớp như thường.
Thịt người chết, ai hay cũng là món đồ ăn quý hoá.
***
Cho đến tận chín giờ sáng hôm sau, còi ô-tô đằng xa bỗng thét váng.
Ðàn quạ hết vía, vừa bay vừa kêu xa xả. Lũ ruồi nhặng, hốt hoảng vội trốn cho xa. Ðàn cá mương thấy nguy, lộn nhào mỗi con chui vào một xó.
Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, và cùng trịnh trọng khạc nhổ. Cậu lệ cầm gậy, lật đi lật lại tử thị Quan và nha ghé mắt xem xét từng li từng tí và biên chép. Hương lý, vợ chồng ông Cứu, cùng họ hàng, người làng, ai nấy khoanh tay im lặng, nuốt đờm, nhìn chằm chặp vào xác chết. Người thở dài. Người lau nước mắt.
Khám nghiệm xong, quan truyền lính đuổi cả người tò mò ra xa. Và trước cảnh thương tâm, ngài ôn tồn hỏi ông Cứu:
- Cái đầm này mỗi năm anh kiếm lợi cả cá lẫn hoa có được đến dăm trăm không?
Thấy quan hỏi câu phiếm, không dính dáng gì đến vụ chết đuối, ông Cứu đành phải đáp:
- Dạ
- Anh cấy hai mươi mấy mẫu.
- Lậy quan lớn, hai mươi hai mẫu.
Quan gật gù:
- Thôi được, để cho anh biết rằng tôi rõ gia tư nhà anh lắm. Còn việc khám xét hôm nay, thì tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên Xích, có nhiều vết khả nghi. Tôi phải bẩm tỉnh xin đốc-tờ về khám cho cẩn thận.
Ông Cứu như sét đánh, run cầm cập, nhăn nhó kêu:
- Lạy quan lớn...
Ông huyện lắc đầu:
- Nó bị bức tử. Phải có đốc-tờ mổ xẻ nó ra mới rõ được.
Bỗng có một tiếng tru lên, bà Cứu ôm mặt, lanh lảnh khóc:
- Ối con tôi!
Tiếng khóc của người mẹ trước thi hài đứa con chết đuối đã chương, làm ai cũng phải cảm động. Nhưng trái lại, nó không làm chuyển nét mặt của quan tư pháp. Ðến đây, ông là đại diện cho Pháp luật. Ông đã từ người bằng thịt bằng xương biến thành pho tượng bằng sắt đá lạnh lùng.
Vậy là sắt đá, tất không thể cảm được những tiếng khóc ẻo lả của người mẹ mất con, hoặc những tiếng kêu nài mềm yếu của người cha oan uổng. Cảm được sắt đá, duy chỉ có một vật. Vật ấy cố nhiên phải rắn, tuy chẳng được rắn bằng sắt, cũng phải rắn hơn đá. Mà vật rắn ấy, nhà ông Cứu không thiếu. Nó làm bằng loài bạc.
Thấy ông huyện lặng nhìn tử thi đương xông lên một mùi khắm lằm lặm, ông Cứu não ruột nói:
- Xin rước quan về nhà nghỉ cho đỡ nắng.
Ông huyện chẳng biết vô tình hay cố ý, lấy tay xua ruồi, và khạc nhổ, rồi đáp:
- Ừ, kẻo ở đây tởm lắm. Nó đã trương to, mà ruồi, nhặng, cá, quạ cứ xán vào. Lại còn phải phơi nắng, đợi thầy thuốc mổ xẻ nữa, thì biết bao giờ mới được chôn!
Rồi vừa đi, ngài vừa bảo ông lục sự:
- Ðích là một án mạng, chứ không đúng như những lời trình trong giấy đâu.
Ông Cứu tiến lại gần, nhỏ nhẻ thưa:
- Lạy quan lớn, còn vong hồn con con kia. Nếu có thế nào; con cam chịu tội trước cửa quan lớn. Xin quan lớn cho phép con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn.
Quan quay lại, nhìn ông Cứu bằng đôi mắt dịu dàng của một người có trái tim dễ cảm. Ngài hỏi:
- Anh định tạ tôi bao nhiêu?
- Lạy quan lớn, con xin khấn một nén.
Quan cười:
- Anh phải biết cứ tiền dầu xăng khứ hồi ô-tô tôi về đây cũng đáng một nén rồi.
Ông lục sự đi rảo cẳng lên, nói:
- Bẩm quan lớn việc này to chứ chẳng phải vừạ
Rồi ông cau mặt, trách ông Cứu:
- Cơ nghiệp anh như thế, mà anh muốn chôn ngay con anh, anh không tạ ơn quan nổi một bách hay saỏ
Rồi luôn mồm, ông thưa với ông huyện:
- Bẩm quan lớn, nghề dân ta họ vẫn ngu dại làm vậy, muốn chạy việc, lại cứ muốn không mất tiền.
Ông Cứu nhăn nhó, nói khẽ với ông lục:
- Nhờ cụ bẩm với quan hộ, một bách thì tôi không sao lo được. Tôi xin tạ một nửa.
Ông lục xua tay và trợn mắt, như ngăn cản một câu nói dại dột:
- Chết! Anh nói mới dễ nghe làm sao!
Rồi ghé tai ông Cứu, ông thầm thì:
- Này, chỗ thân, đằng này cam đoan xin hộ cho bằng được. Nhưng ít ra anh cũng cứ lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ?
Ông Cứu cũng thầm thì:
- Khốn như hiện hay không có đủ.
- Thì hãy cứ hứa đi, mai kia lên tạ sau cũng được kia mà. Ðằng này nhận cho. Chứ anh đang tâm để con anh thế được à?
Ông Cứu yên lặng, thở dài.
Quay lại phía sau, ông thấy vợ ông đương lăn lộn. Ông không thể cầm được nước mắt, vội vàng mặc cả mấy câu nữa, rồi bằng lòng khấn quan bảy mươi đồng.
***
Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ.
Chúng nó biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng.
1938
Ruồi, nhặng, cá, quạ.... bây giờ vẫn nhiều lắm Cụ ạ.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,290
Động cơ
1,605,170 Mã lực
Chuyên quyền sẽ sản sinh ra thế hệ kiêu binh. Đi đâu, làm gì mà liên quan đến hành chính công là bị cò quay hết. Đơn giản nhất là làm cái chứng minh thư...:(
Nói đến cái cmt e lại lồng ruột, tsb nó chứ, hôm nọ e đi làm lại cái cmt, lúc nhận thì nó lộn 1 số, nó bảo về tra lại, hôm sau lên thì nó bảo của a cái lần trước cấp bị sai trong khi cái số cmt nó đi theo e cả 30 năm nay rồi, nhớ nhâm thế nào được.
Mấy nữa rảnh để e lên đào cả phòng chúng nó xem sao.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top