View attachment 8581403
Ngày 18/6, chính phủ Hàn Quốc ban hành lệnh quay trở lại làm việc đối với các bác sĩ, giáo sư y khoa tham gia cuộc đình công lớn nhất lịch sử.
vnexpress.net
Chưa biết kết quả cuối cùng sẽ thế nào, nhưng thiệt thòi chính vẫn sẽ là những bệnh nhân, những người đã phải tốn tiền và thời gian cho dịch vụ y tế, thành con tin của nghành Y tế khi bị đem ra mặc cả lànm giá với chính phủ.
Quan điểm cá nhân của em: XH và truyền thông đã overrated quá mức vai trò của ngành Y, tạo ra những ảo tưởng với người làm công việc về y tế, điều này thấm sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ , đôi lúc tạo ra sự ảo tưởng quyền lực, họ những người làm nghành y này không hiểu được một điều rằng, nếu không có những nghành khoa học cơ bản khác làm nền tảng, và nhờ sự tiến bộ và đột phá của những những ngành khoa hoc đó như toán học ( thống kê), hoá học, vật lý và công nghệ thông tin để tạo ra những công cụ phuc vụ công việc, hoàn thiện và nghiên cứu chuyên sâu nền tảng của mình, soi rọi mọi vật thể dưới ánh sáng khoa học và góc độ nguyên tử, thì nghành Y làm gì có cơ hội bước tiếp và phát triển đến ngày nay? cũng sẽ chỉ mãi dừng lại ở mức độ nghe nghe gõ gõ cái ống nghe, và bói và đoán như mấy ông thầy lang là hết, cũng chẳng hơn ông tổ Hypocrate của họ là mấy. Cứ tưởng tượng xem trong một các ca phẫu thuật thần kinh cực phức tạp, nếu không có máy móc hiện đại, robot phẫu thuật công nghệ cao, thiết bị monitor đến từng thay đổi cực nhỏ của cơ thể thì 1 ông bác sỹ chứ 10 ông bác sỹ tài giỏi cái thế kiểu giời gì thì chắc cũng chỉ biết đứng nhìn bệnh nhân chết mà thôi, cũng như về thuốc điều trị các loại bệnh, nếu không có sự tiến bộ vượt bậc của nghành hoá sinh, dược phẩm, kết hợp với các siêu máy tính, công cụ tính toán để mô phỏng, tạo mô hình dữ liệu, thực hiện hàng tỷ mẫu chọn trong thời gian ngắn, rút ngắn thoi gian phát triển thì lấy đâu ra các loại thuốc mới và sinh ra các pháp đồ điều trị tương ứng ngày nay để cho mấy ông bác sỹ kê đơn ?
Nói thằng ra nếu như không có những tiến bộ đột phá của ngành Toán học, Vật lý, Hoá học, Điện toán, Sinh học phân tử, công nghệ cao..... để tạo ra công cụ phục vụ cho các lĩnh vực và đời sống ( trong đó có nghành Y) ... thì Y học hiện đại ngày nay không bao giờ có thể tiến xa đến vậy, cũng chỉ đì đẹt trên mức khởi điểm của ông Hypocrate một ít.
Thế giới hiện đại chúng ta đang sống đã trải qua 3 cuộc đại cách mạng khoa học kỹ thuật, giờ đang là cuộc cách mạng thứ 4, sẽ còn tiếp tục tạo ra nhiều thành tựu khác để thay đổi sự vận hành XH và con người. Và ngành Y cũng chỉ là cái nghành luôn đi song hành và hưởng xái từ những thay đổi của cách mạng khoa học và công nghệ này.
Về cơ bản tố chất để học ngành Y cũng chẳng cần phải nổi trội hay năng lực xuất chúng, chỉ cần siêng năng và học vẹt những kiến thức đã có và thực hành nó dứoi dạng thực tế lâm sàng là đáp ứng công việc, nó không phải là lĩnh vực tư duy , sáng tạo để tạo ra đột phá làm thay đổi xã hội và tiến hoá của con người. Cái lý luận là ngành y nắm giữ sinh mạng con người để tăng phần quan trọng, tạo ra những ảo tưởng quyền lực, nhưng họ quên mất một điều, ngoài họ ra còn có những nghành khác còn quan trọng và cấp thiết hơn cho sự phát triển của XH hơn vạn lần cái nghành Y, và chỉ một cái tính toán sai lầm của những nghành này thì nó có thể huỷ diệt đi cả một giống loài trên quy mô toàn cầu, dấu chấm hết cho vạn vật.
Và đến một lúc không xa Trí tuệ nhân tạo, tự động hoá cấp độ cao nó sẽ dần tiếp quản đến 70% công việc của ngành này và nhiều nghành khác, với độ chính xác ở mức cực cao, giảm thiểu sai sót do con người gây ra, chỉ còn lại 30% nhân lực thuộc hàng elite thì sẽ tồn tại tiếp. Nghành Y mang tiếng nắm giữ sinh mạng con người, nhưng mỗi một ca phẫu thuật thì cũng chỉ một mạng người, có chết thì cũng chỉ chết một mạng nếu thất bại trong việc chữa trị, nhưng ngược lại nhiều nghành khác thuộc về về khoa học - kỹ thuật, chỉ cần sai môt tí thì có thể tạo ra thảm hoạ diệt vong loài người, so với tầm quan trong của những ngành này thì ngành Y về mặt bản chất thì mởi chỉ ở mức độ nhỏ nhoi và khiêm tốn, nếu không nói là còn quá nhỏ bé so với sự vỹ đại của các nghành khoa học khác, đơn giản nó chỉ là cái nghành thừa hưởng thành quả của các nghành khác tạo ra, nếu không có thành tựu khoa học của các nghành khác thì nó chẳng là cái gì cả, cũng như cái ví dụ đã nói ở trên, một ông bác sỹ dù có giỏi kiểu giời đi chăng nữa mà không có một cái công cụ gì trong tay để chữa bệnh ngoài cái đống kiến thức học thuộc lòng trong 6 năm thì múa may được gì ? vậy không nên đánh giá quá cao nghành Y ngoài những giá trị cơ bản của nó, hãy trả nó về đúng bản chất của nó. Cũng chỉ là một nghành nghề bình thường như bao ngành nghề khác trong XH mà thôi.
...
Lại nói về quan Đốc.
Tư duy về sự danh giá của ngành này nó bắt nguồn từ những tháng năm tủi nhục, lầm than của đất nước khi cả dân tộc còn chịu sự đàn áp thống trị của thực dân Pháp, khi chúng đi xâm chiếm và thuộc địa hoá toàn Đông Dương, trong buối cảnh bị thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, chỉ một thành phần nhỏ thuộc tầng lớp quan lại, địa chủ phong kiến (mà phần đông là thành phần nợ máu với dân tộc), có điều kiện kinh tế thì mới được đến trường để Tây học, và cái đích cuối cùng cũng chỉ là phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân, cái danh xưng quan Đốc nó bắt nguồn từ đó, nhờ có cái danh xưng đó mà những người được học trường Tây, được làm quan Đốc mới có cơ hội ngoi lên khỏi cái sự bần hàn, hèn kém của đại đa số tầng lớp phổ thông dưới thời thuộc địa. Sự danh giá đó nó đắt đầu từ đó, tiếc thay nó lại gợi nhớ lại một đoạn lịch sử tủi nhục của dân tộc, và nó vẫn để lại tàn tích đến ngày nay thông qua những bộ não thần thánh hoá nó lên để ăn mày quá khứ. Nếu không có các nghành khoa học cơ bản mà ngành y vốn bám lên chúng để sống, thì có lẽ ngành y bản thân nó đã tuyệt chủng từ lâu rồi.
...
Có một sự thật hiển nhiên rằng, để đào tạo ra một bác sỹ quen tay quen việc , hay còn gọi là có kinh nghiệm lâm sàng và chuẩn bệnh, thực hành mổ xẻ thành thạo thì chỉ cần có môi trường phù hợp và thừoi gian thực hành đủ nhiều là có thể đúc ra lò một bác sỹ gọi là giỏi, và có thể đào tạo theo quy mô công nghiệp nếu có sự đầu tư đủ. Nhưng đào tạo ra một ông Ngô Bảo Châu thì không thể, vì đó là lĩnh vực tư duy, sáng tạo, chỉ vài chục năm may ra mới có được một ông như thế.
Đây chỉ là quan điểm cá nhân, mình biết là sẽ bị gach đá ném đầy nhà vì đụng chạm đến cái nghành nghề được xem như là đỉnh cao trí tuệ trong suy nghĩ của nhiều người, đành chịu vậy.