- Biển số
- OF-85214
- Ngày cấp bằng
- 14/2/11
- Số km
- 4,011
- Động cơ
- 446,860 Mã lực
Giá thấp hơn nhiều xe mới, lỗ ít khi bán lại, không mất tiền, mất công làm các thủ tục đăng ký…, nên xe máy cũ vẫn được khá nhiều người chọn mua. Vì thế, đất sống của dân kinh doanh xe máy cũ ở Chợ xe máy cũ Dịch Vọng (Hà Nội) vẫn còn. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào mua xe máy cũ cũng biết đến những mánh khóe của thợ xe, từ công nghệ “luộc” xe, tráo đồ, hô biến những “con” xe cũ nát trở thành long lanh chẳng kém gì xe mới…
Theo anh Lê Nam, một chủ kinh doanh xe máy cũ có thâm niên tại Chợ xe máy cũ Dịch Vọng (Hà Nội), công nghệ “luộc” xe của dân buôn xe cũ nay đã tinh vi hơn nhiều so với vài năm trước. Nếu như trước đây, thợ xe chỉ dám “lướt lát” một số chi tiết trên những con xe số như: Dream, Wave…, thì nay ngay cả xe ga cao cấp có giá hàng trăm triệu đồng như: SH, Spacy, Piaggio… cũng đều được cho vào lò để “luộc”, thợ xe có thể hô “biến” những chiếc xe cũ vài năm tuổi trở thành xe chạy lướt.
Để làm mới một chiếc xe cũ dễ như trở bàn tay đối với thợ xe, công đoạn đầu tiên mỗi khi mua được xe của khách là mang xe đi “dọn” (rửa xe kỹ càng, đánh giá đúng độ mới cũ của từng xe, để từ đó nên làm mới những chi tiết nào, mức độ can thiệp của thợ, phụ tùng thay thế…).
Công đoạn tiếp theo được giao cho những thợ phụ mới vào nghề là mổ sẻ từng chi tiết trên xe bằng cách tháo tung và tách rời từng bộ phận, từ những con ốc vít đến các trục, nan hoa… đều được lau chùi rất tỉ mỉ. Mỗi một con ốc khi tháo ra, lắp vào đều được đám thợ phụ bọc đầu tô vít hoặc tròng cẩn thận bằng nilon để không để lại một vết xước nhỏ nào. Tùy vào đời xe, biển số…, thợ xe sẽ xác định năm 'khai sinh', độ mới cũ của từng chiếc xe để làm cho xe mới ở mức độ nào.
Chẳng hạn, để làm mới một chiếc Honda SH chạy khoảng 1 năm, thợ xe sẽ biến các con ốc cũ, nước mạ vành la răng, tay phanh… thành gần như xe mới 100% (dân thợ xe thường gọi là gôm đạt đến 9 – 10 tuổi), với những chiếc xe có tuổi đời càng lâu, độ gôm chỉ cần đến 7 – 8 tuổi, hoặc thấp hơn nữa để sao cho khách hàng không phát hiện ra là xe 'mông má'. Thế mới biết, những chiếc xe mông má bóng bảy là thế, nhưng chỉ sau vài tháng sử dụng, những đồ gôm, mạ đã nhanh chóng xuống mã.
Các công đoạn tiếp theo đã được thợ xe “lập trình” sẵn như: “khám xe”, đọc bệnh, rồi đến xử lý các “bệnh” thường gặp như: đèn, còi chập chờn, kẹt ga, khó nổ… Công đoạn này được các thợ làm khá cẩn thận, bởi đây chính là các công đoạn mà khách mua xe thường kiểm tra để xem xe có hoạt động tốt hay không. Để “khuất mắt trông coi”, việc mổ xẻ, “luộc” đồ… thường được thực hiện tại các xưởng riêng của từng thợ xe tại các phố gần Chợ xe như: Nghĩa Đô, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Huyên…
Trong quá trình làm mới, các phụ tùng có giá trị mà có thể thay thế bằng hàng rởm như: IC, ắc quy, củ đề, củ điện, ti giảm xóc, chế hòa khí… thợ xe sẽ sẵn sàng tráo đổi bằng những phụ tùng của Trung Quốc giá rẻ chỉ bằng khoảng 1/3 hàng xịn, miễn sao khi lắp vào xe vẫn hoạt động bình thường, nếu có “dở chứng” thì sau một vài tháng chiếc xe đã đến tay khách hàng. Các phụ tùng tráo đổi được có thể được thợ xe “đầu tư” cho một chiếc xe khác, hoặc đơn giản hơn là mang đi bán để kiếm thêm lợi nhuận.
Khi đã hoàn tất công đoạn máy móc là đến việc làm đẹp cho chiếc xe, công đoạn này lại được những thợ chuyên biệt thực hiện. Với phương châm “xấu chỗ nào, là chỗ đó”, những vết sước lớn, nhỏ sẽ là lượt sao cho khi hoàn thành khách mua xe cữ ngỡ là xe mới. Với các vết xước nhỏ có thể dùng xi cana để đánh bay, hoặc bút sơn phủ lên bề mặt. Còn những vết sước lớn, hoặc đổi màu xe, dựng xe mới hoàn toàn thì phải mang tới những xưởng sơn chuyên nghiệp. Vì thế, “phù thủy” ở chợ xe máy cũ Dịch Vọng không ai là không biết đến những xưởng sơn xe nổi tiếng ở đất Hà Thành trên đê Nguyễn Khoái, Quán Thánh, Tân Ấp… Thông thường, giá sơn toàn bộ một chiếc xe ga dao động từ 1,2 – 1,5 triệu đồng; xe số: 800 – 1 triệu đồng.
Đồng hồ công tơ mét cũng được gẩy lại tùy ý, sao cho không lệch với độ mới cũ của từng chiếc xe, những chiếc lốp cũ bạc màu mòn vẹt cũng trở nên mới hơn hẳn sau khi dùng dao “chuyên dụng” vẽ lại hoa lốp, dán ta-lông lốp bằng keo 502, đánh xi đen… Tuy nhiên, thợ xe vẫn sợ khi khách mua xe là người trong nghề, bởi chỉ cần dùng tay miết trên bề mặt lốp là đen xì tay, hoặc giật nhẹ ta lông sẽ bị bong và không có độ co giãn như ta lông xịn…
Việc hoàn tất một “con” xe trước khi đem bán được thực hiện qua nhiều người, nhiều công đoạn. Công sức bỏ ra của thợ xe cũng khá nhiều, nhưng lợi nhuận mang lại từ những chiếc xe mông cũng không hề nhỏ, xe càng đắt tiền lãi càng cao. Vì thế, chợ xe máy cũ Dịch Vọng ngày càng có nhiều người chuyển sang buôn xe ga cũng là điều dễ hiểu.
Trong Sài Gòn thì như này "xưa rồi Diễm".Con xe trong thùng,chưa chạy,chúng nó đã "luộc" đồ rồi nhe các cụ chúng ta!!!
Theo anh Lê Nam, một chủ kinh doanh xe máy cũ có thâm niên tại Chợ xe máy cũ Dịch Vọng (Hà Nội), công nghệ “luộc” xe của dân buôn xe cũ nay đã tinh vi hơn nhiều so với vài năm trước. Nếu như trước đây, thợ xe chỉ dám “lướt lát” một số chi tiết trên những con xe số như: Dream, Wave…, thì nay ngay cả xe ga cao cấp có giá hàng trăm triệu đồng như: SH, Spacy, Piaggio… cũng đều được cho vào lò để “luộc”, thợ xe có thể hô “biến” những chiếc xe cũ vài năm tuổi trở thành xe chạy lướt.
Để làm mới một chiếc xe cũ dễ như trở bàn tay đối với thợ xe, công đoạn đầu tiên mỗi khi mua được xe của khách là mang xe đi “dọn” (rửa xe kỹ càng, đánh giá đúng độ mới cũ của từng xe, để từ đó nên làm mới những chi tiết nào, mức độ can thiệp của thợ, phụ tùng thay thế…).
Xe cũ long lanh như mới tại chợ xe cũ Dịch Vọng
Công đoạn tiếp theo được giao cho những thợ phụ mới vào nghề là mổ sẻ từng chi tiết trên xe bằng cách tháo tung và tách rời từng bộ phận, từ những con ốc vít đến các trục, nan hoa… đều được lau chùi rất tỉ mỉ. Mỗi một con ốc khi tháo ra, lắp vào đều được đám thợ phụ bọc đầu tô vít hoặc tròng cẩn thận bằng nilon để không để lại một vết xước nhỏ nào. Tùy vào đời xe, biển số…, thợ xe sẽ xác định năm 'khai sinh', độ mới cũ của từng chiếc xe để làm cho xe mới ở mức độ nào.
Chẳng hạn, để làm mới một chiếc Honda SH chạy khoảng 1 năm, thợ xe sẽ biến các con ốc cũ, nước mạ vành la răng, tay phanh… thành gần như xe mới 100% (dân thợ xe thường gọi là gôm đạt đến 9 – 10 tuổi), với những chiếc xe có tuổi đời càng lâu, độ gôm chỉ cần đến 7 – 8 tuổi, hoặc thấp hơn nữa để sao cho khách hàng không phát hiện ra là xe 'mông má'. Thế mới biết, những chiếc xe mông má bóng bảy là thế, nhưng chỉ sau vài tháng sử dụng, những đồ gôm, mạ đã nhanh chóng xuống mã.
Các công đoạn tiếp theo đã được thợ xe “lập trình” sẵn như: “khám xe”, đọc bệnh, rồi đến xử lý các “bệnh” thường gặp như: đèn, còi chập chờn, kẹt ga, khó nổ… Công đoạn này được các thợ làm khá cẩn thận, bởi đây chính là các công đoạn mà khách mua xe thường kiểm tra để xem xe có hoạt động tốt hay không. Để “khuất mắt trông coi”, việc mổ xẻ, “luộc” đồ… thường được thực hiện tại các xưởng riêng của từng thợ xe tại các phố gần Chợ xe như: Nghĩa Đô, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Huyên…
Trong quá trình làm mới, các phụ tùng có giá trị mà có thể thay thế bằng hàng rởm như: IC, ắc quy, củ đề, củ điện, ti giảm xóc, chế hòa khí… thợ xe sẽ sẵn sàng tráo đổi bằng những phụ tùng của Trung Quốc giá rẻ chỉ bằng khoảng 1/3 hàng xịn, miễn sao khi lắp vào xe vẫn hoạt động bình thường, nếu có “dở chứng” thì sau một vài tháng chiếc xe đã đến tay khách hàng. Các phụ tùng tráo đổi được có thể được thợ xe “đầu tư” cho một chiếc xe khác, hoặc đơn giản hơn là mang đi bán để kiếm thêm lợi nhuận.
Khi đã hoàn tất công đoạn máy móc là đến việc làm đẹp cho chiếc xe, công đoạn này lại được những thợ chuyên biệt thực hiện. Với phương châm “xấu chỗ nào, là chỗ đó”, những vết sước lớn, nhỏ sẽ là lượt sao cho khi hoàn thành khách mua xe cữ ngỡ là xe mới. Với các vết xước nhỏ có thể dùng xi cana để đánh bay, hoặc bút sơn phủ lên bề mặt. Còn những vết sước lớn, hoặc đổi màu xe, dựng xe mới hoàn toàn thì phải mang tới những xưởng sơn chuyên nghiệp. Vì thế, “phù thủy” ở chợ xe máy cũ Dịch Vọng không ai là không biết đến những xưởng sơn xe nổi tiếng ở đất Hà Thành trên đê Nguyễn Khoái, Quán Thánh, Tân Ấp… Thông thường, giá sơn toàn bộ một chiếc xe ga dao động từ 1,2 – 1,5 triệu đồng; xe số: 800 – 1 triệu đồng.
Đồng hồ công tơ mét cũng được gẩy lại tùy ý, sao cho không lệch với độ mới cũ của từng chiếc xe, những chiếc lốp cũ bạc màu mòn vẹt cũng trở nên mới hơn hẳn sau khi dùng dao “chuyên dụng” vẽ lại hoa lốp, dán ta-lông lốp bằng keo 502, đánh xi đen… Tuy nhiên, thợ xe vẫn sợ khi khách mua xe là người trong nghề, bởi chỉ cần dùng tay miết trên bề mặt lốp là đen xì tay, hoặc giật nhẹ ta lông sẽ bị bong và không có độ co giãn như ta lông xịn…
Việc hoàn tất một “con” xe trước khi đem bán được thực hiện qua nhiều người, nhiều công đoạn. Công sức bỏ ra của thợ xe cũng khá nhiều, nhưng lợi nhuận mang lại từ những chiếc xe mông cũng không hề nhỏ, xe càng đắt tiền lãi càng cao. Vì thế, chợ xe máy cũ Dịch Vọng ngày càng có nhiều người chuyển sang buôn xe ga cũng là điều dễ hiểu.
Trong Sài Gòn thì như này "xưa rồi Diễm".Con xe trong thùng,chưa chạy,chúng nó đã "luộc" đồ rồi nhe các cụ chúng ta!!!
Chỉnh sửa cuối: