[Funland] Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Quân Chí nguyện của Trung Quốc đã bỏ xa đường tiếp vận của họ nên gặp khó khăn khi tiến ra xa khỏi Seoul vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu. Do thiếu phương tiện cơ giới, lại bị không quân Hoa Kỳ đe dọa nên tất cả lương thực và đạn dược của quân Trung Quốc phải được vận chuyển vào ban đêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục, cách vận chuyển này không thể đủ đáp ứng nhu cầu của mặt trận ở xa hàng trăm km. Tướng Bành Đức Hoài ra lệnh cho các lực lượng của ông ngừng tiến công và chuyển sang phòng ngự.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trước lực lượng của Trung Quốc bị bỏ hoang, Tướng Ridgway ra lệnh tiến hành thám thính mà sau đó biến thành một cuộc tiến công toàn diện có tên gọi là "Operation Roundup" (Chiến dịch Bố ráp). Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, tận dụng ưu thế hỏa lực trên mặt đất và trên không của Liên Hiệp Quốc.
Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai, các lực lượng Liên Hiệp Quốc đã tiến tới sông Hán và tái chiếm Wonju. Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng 2 năm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quân đoàn 8 được tái sinh của Mỹ đảm nhiệm. Đây là một cuộc tấn công toàn diện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tối đa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các Quân đoàn Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn I đã tái chiếm lại được tất cả các lãnh thổ phía nam sông Hán, trong khi Quân đoàn IX tái chiếm Hoengsong.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Ngày 7-3-1951, Quân đoàn 8 lại thọc mạnh về phía trước trong "Chiến dịch Ripper“, và vào ngày 14 tháng 3 họ đã đẩy lui các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ. Seoul ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đã giảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm trọng. Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui quân Trung Quốc và Bắc Triều Tiên như các chiến dịch Courageous và Tomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa bộ binh và không quân giam lực lượng Trung Quốc giữa Kaesong và Seoul. Các lực lượng Liên Hiệp Quốc tiếp tục tiến công cho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía bắc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Tuy nhiên, tháng 4-1951, Trung Quốc mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây là một nỗ lực chính có sự tham dự của ba Quân đoàn (lên đến 700.000 quân). Quả đấm chính rơi trúng Quân đoàn I của Mỹ nhưng sự chống trả quyết liệt trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã chặn bước tiến của quân đội Trung Quốc ở phòng tuyến phía bắc Seoul. Một cuộc tiến công khác của Trung Quốc sau đó ở miền trung chống lại Quân đoàn 10 và lực lượng Hàn Quốc vào ngày 15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công dừng lại. Quân đoàn 8 phản công và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Quyết định của Liên Hiệp Quốc dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía bắc Vĩ tuyến 38, và không tiếp tục các hành động tiến công vào Bắc Triều Tiên đã đẩy cuộc chiến vào giai đoạn bế tắc, là điểm điển hình cho phần còn lại của cuộc xung đột.
Thế là sau một năm chiến tranh hai bên lại trở lại “cái máng lợn“ đường ranh giới ban đầu. Lực lượng LHQ cũng không muốn tiến thêm về phía bắc nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bế tắc (tháng 7 năm 1951 - tháng 7 năm 1953)
Lãnh thổ đổi chủ trong phần đầu của cuộc chiến cho đến khi mặt trận được ổn định.
Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộc oanh tạc tầm mức rộng lớn của không quân Mỹ vào các thành phố ở Bắc Triều Tiên, và các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10-7-1951 tại Kaesong. Thậm chí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục. Đối với các lực lượng Hàn Quốc và đồng minh, mục tiêu của họ là phải tái chiếm hoàn toàn miền Nam trước khi một thỏa ước đạt được để tránh mất bất cứ lãnh thổ nào. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã cố mở các chiến dịch tương tự, và sau đó còn tiến hành các chiến dịch nhằm thử quyết tâm của Liên Hiệp Quốc có tiếp tục cuộc xung đột. Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong bế tắc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong hai năm, đầu tiên là ở Kaesong và sau đó là ở Bàn Môn Điếm. Một vấn đế chính yếu trong các cuộc thương thuyết là việc trao trả tù binh chiến tranh. Phía miền Bắc đồng ý trao trả theo tự nguyện của tù binh nhưng với điều kiện là đa số tù binh sẽ trở về Trung Quốc hoặc Bắc Triều. Nhưng vì có quá nhiều tù binh từ chối được trao trả về Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, chiến tranh tiếp tục cho đến khi phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ bỏ điều kiện này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Tháng 10-1951, các lực lượng Mỹ tiến hành Chiến dịch Cảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từ Okinawa đến Bắc Triều Tiên mang theo các quả bom nguyên tử "hình nộm" hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản. Cuộc tập trận này có ý định thử chức năng thực sự của tất cả các hoạt động sẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí nguyên tử, bao gồm việc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đất về mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom nguyên tử không hiệu quả như là tiên đoán bởi vì việc phát hiện số đông lực lượng địch kịp thời thì quả là hiếm hoi.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Chúc cụ sức khỏe, thường xuyên mở thớt, chém gió thành bão :"> :"> :">

Ngày 27/7/2023 tới đây, kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định đình chiến Triều Tiên
Thôi thì “tế sớm khỏi ruồi“, em viết trước để các cụ đọc. Sức khoẻ của em cũng bắt đầu kém dần, chừng nào còn tỉnh táo, em cố viết để chia sẻ với các cụ.
Lúc cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra, em còn là thằng nhóc, cho nên không thể biết những gì đã xảy ra ngày đó, do vậy bài viết dưới đây là bài tổng hợp (copy và paste), và em chọn lọc để bớt sạn. Các cụ nên coi là là tư liệu tham khảo mà thôi
Những hình ảnh do phương Tây chụp và chú thích, không phải là quan điểm của em
Hình ảnh chiến tranh Triều Tiên rất nhiều và đa dạng, em để cuối bài
Cách đây 5 năm em từng mở thớt về chủ đề này, nay em viết ngắn lại và thêm thông tin để các cụ hiểu rõ hơn
Cám ơn các cụ theo dõi (và giữ thớt nhé)
Cám ơn trước các cụ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Tổng thống Truman tuyên bố Liên Hợp Quốc sẵn sàng ký hiệp ước đình chiến.
Tuy nhiên, tướng McArthur không muốn nhượng bộ. Ông công khai quan điểm mở rộng chiến tranh với Trung Quốc và qua mặt tổng thống, đệ trình ý kiến lên quốc hội.
Truman liền tước quyền Tư lệnh của tướng McArthur vì bất tuân thượng lệnh vào tháng 4-1951.
Việc cách chức này gây phẫn nộ trong dư luận Mỹ, vì họ muốn "rắn tay" với Trung Quốc
McArthur được thay thế bởi tướng Matthew Ridway. Ông này từng thay vị trí chỉ huy Quân đoàn số 8 của Mỹ ở Hàn Quốc - tướng Walton Walker - sau khi ông chết vì tai nạn xe hơi.
 
  • Vodka
Reactions: dpl

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Hiệp định ngừng bắn - Lý Thừa Vãn không ký
Vào ngày 29-11-1952, Tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm ra giải pháp để kết thúc cuộc xung đột.
Với việc Liên Hiệp Quốc chấp thuận lời đề nghị ngừng bắn của Ấn Độ, lệnh ngừng bắn được thiết lập vào ngày 27-7-1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lập quanh nó, hiện tại được quân đội Bắc Triều Tiên phòng thủ một phía và phía bên kia là quân đội Hàn Quốc và Mỹ.
Kaesong, nơi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình, vốn là cố đô của Triều Tiên, là phần đất của miền Nam trước khi các cuộc xung đột bùng nổ nhưng bây giờ là một thành phố đặc khu của miền Bắc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Vừa đánh, vừa đàm
Hai bên vẫn tổ chức những trận đánh quanh khu vực vĩ tuyến 38. Phía Liên Hợp Quốc (Mỹ) có ưu thế về không quân đã tiến hành ném bom sâu lãnh thổ Bắc Triều Tiên triệt hạ hạ tầng cơ sở và kho tàng
Vào ngày 5-11-1950, Tướng Stratemeyer đã đưa ra mệnh lệnh: "Máy bay dưới sự kiểm soát của nhóm Không lực số 5 sẽ phá hủy tất cả các mục tiêu bao gồm tất cả các tòa nhà có khả năng trú ẩn”. Cùng ngày, 22 chiếc B-29 tấn công Kanggye, phá hủy 75% thành phố. Sau khi McArthur bị cách chức Tư lệnh Tối cao ở Triều Tiên vào tháng 4 năm 1951, những người kế nhiệm ông vẫn tiếp tục chính sách này và cuối cùng đã mở rộng nó cho toàn bộ Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ đã ném tổng cộng 635.000 tấn bom, trong đó có 32.557 tấn napalm tại Triều Tiên, nhiều hơn số bom dùng trong toàn bộ mặt trận Thái Bình Dương hồi Chiến tranh thế giới thứ hai.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Em còm riêng
Bắc Triều Tiên dại thật, cứ cò cưa với Mỹ. Mỹ nó nhẩn nha sử dụng không quân ném bom chỉ thiệt hại thôi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Hầu như mọi tòa nhà lớn ở Bắc Triều Tiên đều bị phá hủy. Đại tá Mỹ William F. Dean, báo cáo rằng phần lớn các thành phố và làng quê Bắc Triều Tiên chỉ còn là đất đá vôi hoặc hoang mạc. Ngày 28 tháng 11 năm 1951, Bộ Tư lệnh không quân ném bom báo cáo về kết quả của chiến dịch ném bom của Mỹ: 95% của Manpojin, cùng với 90% của Hoeryong, Namsi và Koindong, 85% của Chosan, 75% của Sakchu và Huichon, và 20% của Uiju đã bị phá hủy. Theo đánh giá thiệt hại từ phía Mỹ, "18 trong số 22 thành phố lớn ở Bắc Triều Tiên ít nhất đã bị phá hủy một nửa".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Chiến tranh Triều Tiên diễn ra đầy kịch tính, khi vào giữa năm 1950 quân đội của miền Bắc tấn công vũ bão đẩy quân miền Nam đến sát bờ biển, và rồi chỉ vài tháng sau, quân Hàn Quốc phản công như chớp, đẩy binh sĩ của miền Bắc lên tận biên giới với Trung Quốc.
Theo các số liệu còn gây tranh cãi ở phương Tây, ít nhất hai triệu dân thường và 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng; số lính Mỹ chết trong trận chiến là 30.000, còn quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người. Những số liệu khác, từ tài liệu của Triều Tiên, cho rằng có 405.490 quân Mỹ chết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Ước tính của Trung Quốc về số thương vong của Liên Hiệp Quốc cho rằng "đã "loại trừ" 1,09 triệu quân địch, bao gồm 390.000 quân của Mỹ, 660.000 quân Hàn Quốc, và 29.000 quân các nước khác. Con số "loại trừ" mập mờ không nêu chi tiết có bao nhiêu người chết, bị thương và bị bắt”.
Nói về thương vong của chính Trung Quốc, cũng là nguồn đó nói rằng "Trong suốt thời gian chiến tranh, 70 phần trăm các lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được triển khai đến Triều Tiên như Quân Chí nguyện Nhân dân Trung Quốc (tổng lượt lên đến 2,97 triệu) cùng với hơn 600.000 dân công. Quân Chí nguyện bị thiệt hại tổng cộng 148.000 người chết, trong đó có 114.000 tử trận, 34.000 chết do tai nạn, bệnh tật hoặc chết rét; và số người bị thương là 380.000 người. Cũng có 7.600 người mất tích. Có 7.110 tù binh Trung Quốc được trao trả sau chiến tranh”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Cũng nguồn tương tự kết luận con số thương vong của Bắc Triều Tiên, "Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 290.000 thương vong và 90.000 bị bắt. Có một con số tổn thất dân sự rất lớn tại miền bắc Triều Tiên nhưng không có con số chính xác nào được xác nhận”.
Trong phần lớn thời gian chiến tranh diễn ra, hai bên từng tìm cách đàm phán hòa bình vài lần.
Thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27-7-1953. Đó chỉ là thoả thuận ngừng bắn.
Cho đến bây giờ cũng không có một hiệp định hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, Nam và Bắc Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Mặc dù Bắc Triều Tiên và Mỹ đã ký kết Hiệp định đình chiến nhưng Lý Thừa Vãn từ chối ký kết vào văn kiện này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Không ai có thể tưởng tượng được rằng 70 năm sau, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và binh sĩ.
Tại Hàn Quốc, cuộc chiến thường được gọi là ngày 25 tháng 6 hoặc Chiến tranh ngày 25 tháng 6, là ngày khởi đầu của cuộc xung đột hay gọi chính thức hơn “Hàn Quốc chiến tranh”.
Tại Bắc Triều Tiên, trong khi thường được biết như là Chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến được gọi chính thức là “Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc”.
Tại Hoa Kỳ, cuộc xung đột được gọi tên chính thức là Cuộc xung đột Triều Tiên hơn là một cuộc chiến tranh, chính yếu là tránh sự cần thiết có sự tuyên chiến của Quốc hội Hoa Kỳ.
Cuộc chiến đôi khi được gọi là “Cuộc chiến bị lãng quên” và “Cuộc chiến không được biết” vì nó là một cuộc xung đột lớn trong thế kỷ XX ít được chú ý hơn Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra trước nó, và Chiến tranh Việt Nam khốc liệt hơn xảy ra sau đó.
Tại Trung Hoa, cuộc chiến được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Kháng Mỹ viện Triều” nghĩa là "Chiến tranh chống Mỹ và trợ giúp Triều Tiên"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Stalin và Mao đã làm hết sức và khá chuẩn trong từng bước đi trong Chiến tranh Triều Tiên. Mao dù rất hăng hái hỗ trợ Bắc Triều nhưng rất chính xác khi nói phải có phê duyệt và giúp đỡ của Stalin chứ một mình TQ không thể gánh nổi. Còn Stalin thì cũng rất đúng khi bảo Bắc TT là phải có TQ bảo đảm quân sự vì LX không thể tham dự. Có nguồn khác nói là LX lúc đầu chỉ hứa giúp vũ khí thôi, sau có gửi cả phi công thiện chiến là đã vượt trên lời hứa rồi!
 

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
575
Động cơ
214,347 Mã lực
Thảo nào em tìm để đọc mà không thấy đâu.
Nhưng nhờ có thớt đó em đã xin được Cụ Ngao5 mấy cuốn sách viết về Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh.
Cảm ơn Cụ Ngao5
Cụ fw cho e xin mấy cuốn đó đc không ah!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top