[Funland] Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,547
Động cơ
647,871 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Thôi thì “tế sớm khỏi ruồi“, em viết trước để các cụ đọc. Sức khoẻ của em cũng bắt đầu kém dần, chừng nào còn tỉnh táo, em cố viết để chia sẻ với các cụ.
Cụ lạc quan lên và viết nhiều bài, em đọc thớt cụ nhiều tư liệu rất hay và vẫn áp dụng đến giờ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Như vậy quyết định phát động chiến tranh xuất phát từ Triều Tiên, song nó thành hiện thực sau cái gật đầu của Stalin, lãnh tụ của trung tâm cách mạng thế giới. Và sự đồng ý của Stalin khi và chỉ khi mà Mao Trạch Đông lãnh trách nhiệm tham gia và chi viện cho người anh em.
Vậy, với bản chất mà nói, kế hoạch thống nhất đất nước của Triều Tiên phụ thuộc vào sự đồng ý của Trung Quốc
 

poohsieunhan

Xe tải
Biển số
OF-377474
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
409
Động cơ
250,293 Mã lực
Nơi ở
Bạch Mai, Hà Nội
Dân tộc Triều Tiên theo quan điểm cá nhân của em không có ý chí thống nhất mãnh liệt như người Việt, họ chỉ vì lợi ích cá nhân, cục bộ của niềm tin được bảo hộ (miền Bắc - XHCN, miền Nam - phe Tư bản) có lẽ vì họ "quen" với việc bị đô hộ, lệ thuộc từ các đời trước (Trung Quốc, Nhật Bản). Theo em thì xét về thời gian này Hàn Quốc hơn mình về kinh tế rất nhiều, nhưng về lịch sử thì dân tộc Triều Tiên không bao giờ bằng mình được.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,258
Động cơ
3,564,972 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Hi vọng thớt này được lâu lâu, ko bị đóng nhanh như thớt Lâm Bưu!
Thảo nào em tìm để đọc mà không thấy đâu.
Nhưng nhờ có thớt đó em đã xin được Cụ Ngao5 mấy cuốn sách viết về Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh.
Cảm ơn Cụ Ngao5
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
2,937
Động cơ
348,297 Mã lực
Dân tộc Triều Tiên theo quan điểm cá nhân của em không có ý chí thống nhất mãnh liệt như người Việt, họ chỉ vì lợi ích cá nhân, cục bộ của niềm tin được bảo hộ (miền Bắc - XHCN, miền Nam - phe Tư bản) có lẽ vì họ "quen" với việc bị đô hộ, lệ thuộc từ các đời trước (Trung Quốc, Nhật Bản). Theo em thì xét về thời gian này Hàn Quốc hơn mình về kinh tế rất nhiều, nhưng về lịch sử thì dân tộc Triều Tiên không bao giờ bằng mình được.
Cụ nhầm nhé, Họ mãnh liệt muốn thống nhất nhưng cái giá phải chả quá nó quá khốc liệt nên cả hai phía đều chùn bước
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,490
Động cơ
353,674 Mã lực
Giống như Việt Nam, người Triều Tiên khát vọng thống nhất đất nước và không muốn có mặt ngoại bang trên mảnh đất của họ
Người Nhật Bản thống trị Triều Tiên 40 năm đã thất bại phải ra đi, thì không lẽ gì người Triều Tiên lại để người Nga người Mỹ quyết định vận mệnh của họ
Tại Nam Triều Tiên, họ muốn người Mỹ ra đi để họ "tự giải quyết công việc nội bộ"
Nếu Tổng tuyển cử, chắc chắn Kim Nhật Thành sẽ bị mất dần quyền lực, vì tỷ số dân Nam Triều Tiên/Bắc Triều Tiên là 16/9. Thêm nữa cuộc Cải cách ruộng đất ở Bắc Triều Tiên tuy "nhẹ nhàng" hơn ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng cũng khiến 400.000 người bỏ Bắc Triều Tiên vào Nam
Vì thế Kim Nhật Thành không ưng Tổng tuyển cử. Stalin, muốn có Bắc Triều Tiên dưới ảnh hưởng của mình, nên cũng tán thành quan điểm đó của Kim Nhật Thành
Vụ tổng tuyển cử này có vẻ ngược với xứ Rau nhà em.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,490
Động cơ
353,674 Mã lực
Lý Thừa Vãn nghe vẻ có trình độ nhỉ cụ Ngáo nhỉ ? Ngay bản thân người Mỹ tốt nghiệp Havard cũng là thành phần tinh hoa của đất nước rồi, huống chi đây lại là người châu Á, mà còn tốt nghiệp cả 2 trường kia nữa, cũng tên tuổi chả kém Havard.

Hay là chúng nó tô vẽ hồ sơ cho nó oai, ai chứ em nghĩ vẽ ra bằng tốt nghiệp Havard nó chả dễ.
Theo bài báo này thì Lý Thừa Vãn là hậu duệ nhà Lý ở Việt Nam:
Dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc thừa nhận cựu tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Trung Quốc tuy có chung nền tảng tư tưởng Mác-xít, song trước khi CHND Trung Hoa ra đời, mối quan hệ giữa Đảng Cộng-sản Trung Quốc và Liên Xô đã có dấu hiệu cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Cuộc vận động chỉnh đốn Đảng thập niên 1940 thế kỷ trước đã bị Stalin nghi ngờ là hoạt động thanh trừng những phần tử thân Liên Xô.
Tại hội nghị Yanta tháng 2/1945, Stalin đã hứa với Tưỏng Giới Thạch sẽ không ủng hộ Đảng Cộng-sản Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Quốc Dân Đảng để đổi lấy việc công nhận vùng Ngoại Mông Cổ và một số nhượng bộ khác và hành động này đã đánh mạnh vào niềm tin của Mao Trạch Đông và những người Cộng-sản Trung Quốc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Trong suốt cuộc nội chiến 1946-1949, quan hệ giữa Đảng Cộng-sản Trung Quốc và Đảng Cộng-sản Liên Xô không mấy thuận hoà. Nghi ngờ khả năng thắng lợi của Đảng Cộng-sản Trung Quốc nên Liên Xô đã chọn vị trí trung lập giữa những người cộng-sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng.
Những mâu thuẫn tích tụ khi chưa bùng phát, xong trên nền tảng quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc vẫn nhiều e ngại, hơn là tin cậy. Đặc biệt tính cách lạnh lùng, luôn hoài nghi, đầy mâu thuẫn, Stalin chưa bao giờ tin tưởng Mao Trạch Đông, người mà Stalin quan niệm là có quá nhiều tính toán và tham vọng, mà Stalin là người rõ hơn ai hết. Đảng Cộng-sản Trung Quốc là một bộ phận trực thuộc của Quốc tế Cộng-sản III, khi CNND Trung Hoa ra đời, Liên Xô có lời chào mừng khảng định thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc sẽ làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng thế giới. Nhưng trên thực tế Stalin hình dung đầy đủ sự lo lắng không mấy dễ chịu từ người láng giềng anh em khả năng hình thành một trung tâm cách mạng mới trên nền của liên minh Trung Quốc – Bắc Triều Tiên. Liên Xô đã trở thành một nỗi ám ảnh đặc biệt nhạy cảm đối với Stalin nhất là khi câu chuyện Nam Tư còn đang nóng hổi. Từ phía Liên Xô xuất hiện yêu cầu phải kiềm chế và kiểm soát. Kế hoạch thống nhất đất nước của Kim Nhật Thành và việc đá quả bóng sang bên Trung Quốc chính là thích hợp hết sức lý tưởng cho Stalin thực hiện mục tiêu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Chiến tranh Triều Tiên là một tính toán của Liên Xô nhằm kéo Bắc Kinh vào cuộc đối đầu với Washington, để cho Trung Quốc không còn có điều kiện nói chuyện được với Hoa Kỳ, điều mà nếu thành hiện thực sẽ là một thách thức không thể vượt qua.
Đẩy Trung Quốc vào cuộc đụng độ với Mỹ là một mũi tên trúng hai đích mà Liên Xô nhắm tới
1. Mỹ sẽ phải tham gia, sẽ phải sa lậy trong chiến tranh và bộ mặt hiếu chiến
2. Kháng Mỹ, viện Triều, Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc vào Liên Xô trước là về kinh tế và vũ khí, và về sau sẽ là chính trị
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Mao tuy giành thắng lợi, song chưa trọn vẹn, Đài Loan vẫn là khúc xương ngáng cổ Mao. Nền kinh tế Trung Quốc be bét, dân đông, ăn chẳng đủ thì sao ngóc đầu dậy được.
Nghèo thì nghèo, Mao vẫn quyết tâm phải giải phóng Đài Loan. Về Hải quân, Trung Quốc lúc đó chưa đủ sức đương đầu với Đài Loan. Mao ấp ủ hy vọng dựa vào Liên Xô, để xây dựng lực lượng không quân, hải quân mạnh hòng giành được Đài Loan.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Với ý định đó, tháng 11-1949, lấy cớ sang chúc thọ Stalin 70 tuổi (29-11-1879), Mao lên đường tới Moscow
Trong hồi ký của mình, Khrushev kể rằng lúc nào Stalin cũng khinh miệt gọi Mao là “ông sư trong hang đá”. Trong thời gian chống Nhật Bản, chính phủ Liên Xô có đại sứ bên cạnh Quốc Dân Đảng và viện trợ vũ khí cho họ kháng Nhật, trong khi đó rất dè sẻn đối với Mao.
Mao cũng thừa biết Stalin không ưa ông. Ăn chực nằm chờ gần 2 tháng, mãi tới hôm 15-2-1950, Stalin mới thuận cho ký Hiệp ước hoà bình hữu nghị tương trợ với Trung Quốc
Trong những khoản vay, Mao đặt trọng tâm xây dựng quân đội Trung Quốc trong đó không quân và hải quân là chủ yếu để giải phóng Đài Loan. Song Mao cũng chẳng hiểu hết tâm địa Stalin.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,980
Động cơ
219,990 Mã lực
Tại hội nghị Yanta tháng 2/1945, Stalin đã hứa với Tưỏng Giới Thạch sẽ không ủng hộ Đảng Cộng-sản Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Quốc Dân Đảng để đổi lấy việc công nhận vùng Ngoại Mông Cổ và một số nhượng bộ khác và hành động này đã đánh mạnh vào niềm tin của Mao Trạch Đông và những người Cộng-sản Trung Quốc.
Tưởng có được dự Yanta đâu. Quan hệ giữa Stalin-Tưởng-Mao là tế nhị vì dù sao Stalin cần Tưởng để chặn Nhật từ trước WW2. Bản thân Tưởng cũng gửi con trai sang LX học tập. Hứa hay không thì không biết nhưng thực tế hành động LX làm cho Mao, ví dụ vũ khí của Nhật LX tuồn hết cho Mao chứ không phải cho Tưởng. Tưởng yêu cầu LX tạm giữ Mãn Châu để Tưởng có thời giờ cũng cố nhưng LX rút hết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới và quốc gia rộng thứ ba trên thế giới. Một nước Trung Quốc như thế sẽ cạnh tranh với vị trí của Liên Xô trong phong trào cộng-sản thế giới. Stalin không muốn Trung Quốc nằm “ngoài sự kiểm soát” của mình. Nhưng Stalin cũng lo ngại Trung Quốc bắt tay với Hoa Kỳ thì cán cân sẽ chênh lệnh. Stalin nói Kim Nhật Thành nên hỏi Trung Quốc
Mao không đồng ý Kim Nhật Thành tấn công Nam Triều Tiên, vì:
1. Nếu chiến tranh nổ ra, chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp và nguy cơ Mỹ ở lại Nam Triều Tiên là cao (Mao cũng chưa tính hết quân đội Liên Hợp Quốc lại tiến sát tới biên giới Trung Quốc)
2. Nếu chiến tranh, Liên Xô sẽ phải đổ vũ khí vào Bắc Triều Tiên. Nghĩa là việc viện trợ vũ khí cho Trung Quốc sẽ chậm đi hoặc bị cắt giảm
3. Chiến tranh nổ ra, thì bộ binh Liên Xô chắc chắn không xuất hiện, lúc đó thì Trung Quốc phải lãnh trách nhiệm này. Như vậy cuộc chiến ở Triều Tiên sẽ là “chiến tranh uỷ thác”. Tai vạ này Trung Quốc phải gánh trong lúc chẳng được gì. Lúc đó Mao chưa biết rằng cuộc chiến Triều Tiên đã ngốn 50% ngân sách của Trung Quốc. Rõ ràng Stalin khôn lỏi, khơi ngòi để Trung Quốc hứng chịu
4. Stalin khôn lỏi đã đành, Mao cũng khôn lỏi chẳng kém cạnh. Hai chính phủ Triều Tiên tuy thù địch, nhưng cuộc chiến của họ cũng chỉ xung đột ở khu vực vĩ tuyến 38 vì Hàn Quốc chưa đủ sức tấn công Bắc Triều Tiên. Tình thế như vậy sẽ giúp cho Trung Quốc vừa an toàn, vừa sai khiến được Bắc Triều Tiên
5. Vấn đề giải phóng Đài Loan chắc chắn sẽ vấp phải khó khăn
Đó chính là những mấu chốt khiến Mao cực lực phản đối Kim Nhật Thành nổ súng trước
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Kim Nhật Thành “quá húng” khiến Mao lo ngại và luôn bác bỏ kế hoạch của họ Kim
Nội bộ quân đội Trung Quốc cũng không muốn chiến tranh với Mỹ vì thực lực còn yếu nhất là về không quân và hải quân. Lâm Bưu phản đối ra mặt, kể cả khi chiến tranh đã nổ ra
Giữa tháng 5-1950, nghĩa là chỉ 6 tuần trước khi Kim nổ súng, thấy Mao vẫn ngang ngạnh, buộc Stalin phải có một bức điện gây sức ép. Và củ cà rốt được thò ra: Liên Xô hứa sẽ chi viện không quân và vũ khí.
Ở thế này, Mao đành phải chấp nhận, xoay chuyển quyết định, trước sự ngỡ ngàng của quan chức cao cấp Trung Quốc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Dụ được Mao vào trận, Stalin bắn một mũi tên vào hai đích
1. Trung Quốc đối đầu với Hoa Kỳ có nghĩa là trở thành thù địch trực tiếp, Trung Quốc sẽ không có cơ hội bắt tay với Hoa Kỳ
2. Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô dưới dạng vay. Thực tế cho thấy sau chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc nợ Liên Xô chừng 650 triệu USD
Liên Xô hứa sẽ chi viện không quân và vũ khí, nhưng không nói rõ chi viện như thế nào? Lúc Trung Quốc đưa quân vào Triều Tiên, Liên Xô chỉ yểm trợ máy bay MiG-15 tấn công máy bay ném bom Hoa Kỳ, bảo vệ cho khu công nghiệp đông bắc Trung Quốc và 100 km tính từ biên giới Trung Triều vào sâu lãnh thổ Triều Tiên, gọi là „Hành lang MiG“ (MiG Valley). Tuyệt đối không có máy bay ném bom nào của Liên Xô yểm trợ bộ binh Trung Quốc tại Triều Tiên. Lúc lâm trận, Mao mới té ngửa, biết Stalin lừa mình, đành nuốt cục đắng và trả thù Liên Xô sau này vào năm 1959
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc
Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước.
Được trang bị tốt với 135.438 binh sĩ và 242 xe chiến đấu (bao gồm 150 xe tăng T-34 và vài chục pháo tự hành hạng nhẹ SU-76) của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích Yak và 70 máy bay ném bom tấn công. Tuy vậy, lực lượng hải quân vẫn còn khá thô sơ (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhất của Bắc Triều Tiên là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyển đồ tiếp liệu về miền Nam khi quân đội của họ tiến lên về phía trước, nhưng lực lượng Nam Triều Tiên còn yếu hơn nếu đem so với Bắc Triều Tiên. Hàng ngàn người dân chạy loạn về phía nam bị quân đội Nam Triều Tiên bắt buộc xách tay đồ tiếp liệu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Quân đội Nam Triều Tiên có 64.697 binh sĩ được quân đội Mỹ huấn luyện và trang bị. Tuy nhiên, quân Hàn Quốc không có xe tăng và rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Nam Triều Tiên cũng không có máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ pháo chống tăng nào. Ngay cả bazooka, quân đội Hàn Quốc cũng chỉ có loại bazooka M9 không đủ sức diệt T-34. Sau này khi quân đội Liên Hợp Quốc đổ bộ, mới có bazooka M20
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Cuộc tấn công được quân đội Bắc Triều Tiên hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân, đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ. Bắc Triều Tiên tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesŏng, Chuncheon, Uijeongbu và Ongjin.
Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Hàn Quốc, bị thua sút về quân số và vũ khí, ý chí chiến đấu thấp và thiếu lòng trung thành với chính phủ miền Nam, đã tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang quân đội Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc từ 100.000 người nhanh chóng giảm xuống còn 25.000 người do thương vong hoặc đào ngũ. Chính Lý Thừa Vãn và các quan chức cao cấp của ông ta cũng trốn chạy khỏi Seoul, chuẩn bị thành lập "Chính phủ lưu vong” ở Nhật Bản.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top