12-1950 – hàng trăm phuy xăng và téc xăng đầy ắp của Mỹ bị bỏ lại ở Bình Nhưỡng, sắp bị không quân phá huỷ. Ảnh: Hank Walker
12-1950 - Công nhân nhà máy may quân phục và chăn ga gối đệm viết thư cho Mao Trạch Đông bày tỏ quyết tâm tăng sản lượng sau khi quân tình nguyện Trung Quốc sang Triều Tiên chiến đấu
12-1950 – một sinh viên Trung Quốc được bạn học cài hoa lên áo, hân hoan tiễn đưa lên đường rời Bắc Kinh gia nhập hàng ngũ Chí nguyện quân Nhân dân tham chiến chống đế quốc tại chiến trường Triều Tiên, thời kì chiến tranh liên Triều.
Chí nguyện quân Nhân dân Trung Quốc, là một lực lượng quân sự được phái tới Triều Tiên bởi Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh liên Triều. Mặc dù thực tế nó chính là một bộ phận của lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng-sản Trung Quốc lãnh đạo, nhưng nó lại được tách ra hoạt động độc lập với Trung Hoa Nhân dân Giải phóng quân để tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh chính thức với Hoa Kỳ.
Lực lượng này bắt đầu vào tham chiến tại Triều Tiên ngày 19 /10/1950, và chỉ rút về sau năm 1958. Ban đầu, Chí Nguyện Quân được chỉ huy bởi Nguyên soái Bành Đức Hoài nhưng sau đó chuyển giao cho Trần Canh và Đăng Hoa từ tháng 4 năm 1952 do tướng Bành gặp vấn đề sức khỏe. Ban đầu, lực lượng này chỉ có vỏn vẹn các đại đội đơn vị 38, 39, 40, 42, 50 và 66 với 250.000 người, song đã gia tăng đến 3 triệu người sau khi kết thúc cuộc chiến.Ban đầu, do áp dụng triệt để chiến thuật biển người , tấn công vào đêm và thường nhắm vào những lực lượng nhỏ—chủ yếu là một tiểu đoàn—rồi tấn công bằng số đông. Phương thức thường thấy là họ nhắm tới các toán quân nhỏ, chủ yếu là các tiểu đoàn–từ 50 đến 200 người–và chia đôi ra. Một đội làm nhiệm vụ chặn đường thoát của quân Hoa Kỳ trong khi đội còn lại thì bủa vây nhiều cánh trong các cuộc phục kích có kế hoạch trước. Các cuộc tấn công tiếp tục cho đến khi quân phòng thủ bị diệt hoặc buộc phải rút lui. Cùng với sự sai lầm của tình báo LHQ khiến quân TQ áp đạo thành công lực lượng LHQ vào giai đoạn đầu , thế nhưng, sau năm 1951, việc bị kéo giãn khâu tiếp tế và các lực lượng LHQ thường vượt trội về mặt hỏa lực buộc trận chiến phải rơi vào thế giằng co và buộc phải đi vào hòa đàm đình chiến.