[TT Hữu ích] Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) qua hình ảnh

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Quân đội Liên Hợp Quốc tháo chạy
Tháng giêng năm 1951, các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên lại đánh mạnh trong giai đoạn tiến công thứ ba (được biết với tên gọi Cuộc tiến công mùa đông của Trung Quốc). Quân Trung Quốc lặp lại các chiến thuật trước đây của họ là tấn công chủ yếu là vào đêm với cách đánh thăm dò từ các vị trí xa mặt trận theo sau là một đợt xung phong với số lượng quân áp đảo, và dùng kèn, cồng chiêng để liên lạc và đánh lạc hướng quân địch.
Các lực lượng Liên Hiệp Quốc không có phương cách hữu hiệu để chống lại chiến thuật này, và sức kháng cự của họ sa sút nên họ rút lui nhanh về miền nam. Seoul bị bỏ lại và bị các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chiếm được vào ngày 4-1-1951.
Khó khăn thêm gia tăng cho Quân đoàn 8 khi Tướng Walker bị giết chết trong một vụ tai nạn. Trung tướng Matthew Ridgway, một cựu chiến binh nhảy dù trong Chiến tranh thế giới thứ hai lên thay và nhanh chóng nâng sĩ khí và tinh thần chiến đấu của Quân đoàn 8 vốn đã quá kiệt quệ và sa sút trong cuộc rút lui. Tuy nhiên tình thế quá khắc nghiệt đến nỗi Tướng Douglas McArthur thậm chí nói đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc, gây nhiều lo ngại cho các đồng minh của Mỹ: đó là Anh và Pháp lo ngại Thế chiến 3 nổ ra thì Liên Xô nhân cơ hội sẽ chiếm châu Âu
 

Jade2110

Xe buýt
Biển số
OF-545495
Ngày cấp bằng
12/12/17
Số km
937
Động cơ
167,986 Mã lực
Một cuộc chiến kỳ lạ, 2 thủ đô thay nhau bị chiếm
 
Biển số
OF-554401
Ngày cấp bằng
16/2/18
Số km
251
Động cơ
150,653 Mã lực
Tại sao Hàn Quoc lại đặt thủ đô gần biên giới nhỉ, thất thủ tận hai lần!
 

Hà Ninh

Xe hơi
Biển số
OF-390668
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
148
Động cơ
238,400 Mã lực
Tuổi
37
Bài viết hay quá cảm ơn cụ đã cho gia đình ô phở thêm 1 góc nhìn về hàn triều
 

tronghieu1

Xe tải
Biển số
OF-148220
Ngày cấp bằng
5/7/12
Số km
363
Động cơ
360,189 Mã lực
Lý do khiến Liên Hiệp Quốc xuất quân trong chiến tranh Triều Tiên là hình ảnh thường dân Nam Hàn bị Bắc Hàn tàn sát hàng loạt. Nhìn kỹ hình ảnh có thể thấy vô số thi thể bị trói chặt hai tay. Đây cũng là một trong những lý do khi bỏ phiếu xuất quân tại Liên Hiệp Quốc, đại diện của Liên Xô mượn cớ vắng mặt.
Ảnh thường dân Nam Hàn bị tàn sát hàng loạt trong cuộc chiến Triều Tiên

Nhà cháu rất cảm ơn các cụ như cụ ngao 5 và cả cụ nữa có những tư liệu quý, đa chiều để mở mang tầm mắt. Nhưng cụ fob đã chỉ ra mà cụ không giải thích được thì cụ chỉ là kẻ phá thối thớt thôi. Đối lập mà như thế thì quá kém cỏi.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Lý do khiến Liên Hiệp Quốc xuất quân trong chiến tranh Triều Tiên là hình ảnh thường dân Nam Hàn bị Bắc Hàn tàn sát hàng loạt. Nhìn kỹ hình ảnh có thể thấy vô số thi thể bị trói chặt hai tay. Đây cũng là một trong những lý do khi bỏ phiếu xuất quân tại Liên Hiệp Quốc, đại diện của Liên Xô mượn cớ vắng mặt.
Ảnh thường dân Nam Hàn bị tàn sát hàng loạt trong cuộc chiến Triều Tiên

http://www.porjati.net/tragedies/18555-voyna-za-nezavisimost-alzhira.html
 

bubibubi

Xe tải
Biển số
OF-130029
Ngày cấp bằng
9/2/12
Số km
440
Động cơ
370,990 Mã lực
Lý do khiến Liên Hiệp Quốc xuất quân trong chiến tranh Triều Tiên là hình ảnh thường dân Nam Hàn bị Bắc Hàn tàn sát hàng loạt. Nhìn kỹ hình ảnh có thể thấy vô số thi thể bị trói chặt hai tay. Đây cũng là một trong những lý do khi bỏ phiếu xuất quân tại Liên Hiệp Quốc, đại diện của Liên Xô mượn cớ vắng mặt.
Ảnh thường dân Nam Hàn bị tàn sát hàng loạt trong cuộc chiến Triều Tiên

Cụ có phong cách tuyên truyền bằng cách đưa đồ giả thế này thì hơi hèn mạt nhỉ, đây là nơi bổ xung kiến thức chứ ko phải cái chợ để cụ tuyên truyền bậy nhé. Mời cụ ly vang.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Cụ có phong cách tuyên truyền bằng cách đưa đồ giả thế này thì hơi hèn mạt nhỉ, đây là nơi bổ xung kiến thức chứ ko phải cái chợ để cụ tuyên truyền bậy nhé. Mời cụ ly vang.
Cụ ấy lấy nguồn từ web của Pháp Luân Công (trithucvn.net) mà thôi, chưa đủ trình độ sáng tác
https://trithucvn.net/the-gioi/chien-tranh-trieu-tien-co-thuc-su-do-de-quoc-my-gay-ra.html
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Bài cụ chủ thớt rất hay, nhưng nội dung đến trên 95% copy từ wiki. Em nghĩ nếu cụ chủ không là tác giả thì nên dẫn nguồn ạ.
 

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,599
Động cơ
177,867 Mã lực
Có phải ai cũng đủ bình tĩnh để pha chế công thức 99%+1% đâu

Gia đoạn đầu cuộc chiến, Trung quốc còn phát động công tác tuyên truyền trong nước rằng thì là mà Nam Hàn dưới sự dẫn dắt của đế quốc Mẽo phát động chiến tranh tấn công Bắc Hàn cơ mà

Nếu Nam Hàn phát động chiến tranh, họ thừa thế xông lên, làm thế nào trong vòng ba ngày bị mất thủ đô Seoul? Nhưng quan trọng gì nhẩy
Ăn tục nói phét vừa thôi
 

Thất Tình.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566170
Ngày cấp bằng
26/4/18
Số km
544
Động cơ
150,370 Mã lực
Mấy ông vào chém chuyện riêng vô duyên quá đấy. Nhắn tin riêng cho nhau mà chuyện, để chúng em theo dõi thớt cụ Ngao cho liền mạch nhé. Cảm ơn nhiều và đừng quote lại em.
Hôm nay bão hay sao mà mợ lạc vào thớt này nhỉ!
Em rất ngưỡng mộ mợ vì mợ đã xinh đẹp lại còn giỏi giang. Không biết câu lại bài của mợ để cho các cụ khác đọc có bị mợ ghét không:(.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
(Tiếp)
Các lực lượng Liên Hiệp Quốc tiếp tục rút lui cho đến khi họ tới phòng tuyến chạy dài từ phía nam Suwon ở miền tây, Wonju ở giữa, và phía bắc Samchok ở miền đông là nơi mặt trận được ổn định.
Quân Chí nguyện của Trung Quốc đã bỏ xa đường tiếp vận của họ nên gặp khó khăn khi tiến ra xa khỏi Seoul vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu. Do thiếu phương tiện cơ giới, lại bị không quân Hoa Kỳ đe dọa nên tất cả lương thực và đạn dược của quân Trung Quốc phải được vận chuyển vào ban đêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục, cách cận chuyển này không thể đủ đáp ứng nhu cầu của mặt trận ở xa hàng trăm km. Tướng Bành Đức Hoài ra lệnh cho các lực lượng của ông ngừng tiến công và chuyển sang phòng ngự.
Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trước lực lượng của Trung Quốc bị bỏ hoang, Tướng Ridgway ra lệnh tiến hành thám thính mà sau đó biến thành một cuộc tiến công toàn diện có tên gọi là "Operation Roundup" (Chiến dịch Bố ráp). Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, tận dụng ưu thế hỏa lực trên mặt đất và trên không của Liên Hiệp Quốc.
Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai, các lực lượng Liên Hiệp Quốc đã tiến tới sông Hán và tái chiếm Wonju.


Áp phích tuyên truyền của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên












 

Quân Đuôi

Xe điện
Biển số
OF-3737
Ngày cấp bằng
11/3/07
Số km
3,357
Động cơ
580,772 Mã lực
Nơi ở
Xóm Liều
Lội hết còm đến đây em cắm mốc chờ thêm thông tin cụ Ngao, thank cụ đã có rất nhiều thớt hay và độc cho ô ép :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng 2 năm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quân đoàn 8 được tái sinh của Mỹ đảm nhiệm. Đây là một cuộc tấn công toàn diện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tối đa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các quân đoàn Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn I đã tái chiếm lại được tất cả các lãnh thổ phía nam sông Hán, trong khi Quân đoàn IX tái chiếm Hoengsong.

Ngày 7-3-1951, Quân đoàn 8 lại thọc mạnh về phía trước trong "Chiến dịch 'Ripper, và vào ngày 14 tháng 3 họ đã đẩy lui các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ. Seoul ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đã giảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm trọng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui quân Trung Quốc và Bắc Triều Tiên như các chiến dịch Courageous và Tomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa bộ binh và không quân giam lực lượng Trung Quốc giữa Kaesong và Seoul. Các lực lượng Liên Hiệp Quốc tiếp tục tiến công cho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía bắc.
Tuy nhiên, tháng 4-1951, Trung Quốc mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây là một nỗ lực chính có sự tham dự của ba quân đoàn (lên đến 700.000 quân). Quả đấm chính rơi trúng Quân đoàn I của Mỹ nhưng sự chống trả quyết liệt trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã chặn bước tiến của quân đội Trung Quốc ở phòng tuyến phía bắc Seoul.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Một cuộc tiến công khác của Trung Quốc sau đó ở miền trung chống lại Quân đoàn 10 và lực lượng Nam Triều Tiên vào ngày 15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công dừng lại. Quân đoàn 8 phản công và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas.
Quyết định của Liên Hiệp Quốc dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía bắc Vĩ tuyến 38, và không tiếp tục các hành động tiến công vào Bắc Triều Tiên đã đẩy cuộc chiến vào giai đoạn bế tắc, là điểm điển hình cho phần còn lại của cuộc xung đột.
Thế là sau một năm chiến tranh hai bên lại trở lại đường ranh giới ban đầu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Bế tắc (tháng 7 năm 1951 - tháng 7 năm 1953)
Lãnh thổ đổi chủ trong phần đầu của cuộc chiến cho đến khi mặt trận được ổn định.
Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộc oanh tạc tầm mức rộng lớn của không quân Mỹ vào các thành phố ở Bắc Triều Tiên, và các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10-7-1951 tại Kaesong. Thậm chí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục. Đối với các lực lượng Nam Triều Tiên và đồng minh, mục tiêu của họ là phải tái chiếm hoàn toàn miền Nam trước khi một thỏa ước đạt được để tránh mất bất cứ lãnh thổ nào. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã cố mở các chiến dịch tương tự, và sau đó còn tiến hành các chiến dịch nhằm thử quyết tâm của Liên Hiệp Quốc có tiếp tục cuộc xung đột.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong bế tắc
Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong hai năm, đầu tiên là ở Kaesong và sau đó là ở Bàn Môn Điếm. Một vấn đế chính yếu trong các cuộc thương thuyết là việc trao trả tù binh chiến tranh. Phía miền Bắc đồng ý trao trả theo tự nguyện của tù binh nhưng với điều kiện là đa số tù binh sẽ trở về Trung Quốc hoặc Bắc Triều. Nhưng vì có quá nhiều tù binh từ chối được trao trả về Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, chiến tranh tiếp tục cho đến khi phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ bỏ điều kiện này.
Tháng 10-1951, các lực lượng Mỹ tiến hành Chiến dịch Cảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từ Okinawa đến Bắc Triều Tiên mang theo các quả bom nguyên tử "hình nộm" hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản. Cuộc tập trận này có ý định thử chức năng thực sự của tất cả các hoạt động sẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí nguyên tử, bao gồm việc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đất về mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom nguyên tử không hiệu quả như là tiên đoán bởi vì việc phát hiện số đông lực lượng địch kịp thời thì quả là hiếm hoi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top