[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 9) Việt Nam

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bombing Vietnam 1945_4 (9).jpg

1945 – máy bay Hải quân Mỹ tấn công tàu chở hàng Nhật Bản ở Biển Đông
Bombing Vietnam 1945_4 (8).jpg
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,863
Động cơ
471,277 Mã lực
Bombing Vietnam 1945_4 (9).jpg

1945 – máy bay Hải quân Mỹ tấn công tàu chở hàng Nhật Bản ở Biển Đông
Bombing Vietnam 1945_4 (8).jpg
Những trận ném bom vào các đoàn tàu Nhật trong thế chiến II ngoài khơi nam trung bộ là căn cứ cho những thuyết đảo/núi giấu vàng ở VN từ xưa tới nay
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bombing Vietnam 1945_4_6 (1).jpg
Bombing Vietnam 1945_4_6 (2).jpg

6-4-1945 - máy bay ném bom B-25J Mitchell thuộc Phi đội 499, Phi đoàn máy bay ném bom 345 Hoa Kỳ tấn cõng đánh chìm tàu tuần tra Nhật Bàn ở Biển Đông, Việt Nam (4 hình)
Bombing Vietnam 1945_4_6 (3).jpg
Bombing Vietnam 1945_4_6 (4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
6-4-1945 - máy bay ném bom B-25J Mitchell Trung uý Francis Thompson lái, thuộc Phi đội 499, Phi đoàn máy bay ném bom 345 Hoa Kỳ tấn cõng đánh chìm tàu tuần tra Nhật Bản ở Biển Đông, Việt Nam (2 hình)
Bombing Vietnam 1945_4_6 (5).jpg
Bombing Vietnam 1945_4_6 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bombing Vietnam 1945_4_12 (1).jpg

12-4-1945 – Xác thuỷ thủ Nhật trên tàu sau khi bị máy bay B-25 Michell Mỹ không kích tại biển Đông
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bombing Vietnam 1945_4_23 (1).jpg

Ngày 23 và 25-4-1945, những máy bay Consolidated B-24 Liberator thuộc Tập đoàn Không quân số 5 ném bom Công xưởng Hài quân (Ba Son) và kho đạn Nhật ờ Sài gòn
Chú thích hình bên phải
Màu tím: Tu viện Thánh Paul
Màu cam: Dinh Thủ tướng
Màu vàng: ụ tàu Ba Son
Màu xanh: sân Hoa Lư
Xanh da trời: Hồ sen trong Thảo Cầm Viên
Bombing Vietnam 1945_4_23 (2).jpg

Ngày 23 và 25-4-1945, những máy bay Consolidated B-24 Liberator thuộc Tập đoàn Không quân số 5 ném bom Công xưởng Hài quân (Ba Son) và kho đạn Nhật ờ Sài gòn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bombing Vietnam 1945_4_23 (4).jpg

Công xưởng Hải quân Ba Son trước khi bị máy bay Mỹ ném bom ngày 23 và 25-4-1945
Bombing Vietnam 1945_4_23 (5).jpg

Ngày 23 và 25-4-1945, những máy bay Consolidated B-24 Liberator thuộc Tập đoàn Không quân số 5 ném bom Công xưởng Hài quân (Ba Son) và kho đạn Nhật ờ Sài gòn
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
6-4-1945 - máy bay ném bom B-25J Mitchell Trung uý Francis Thompson lái, thuộc Phi đội 499, Phi đoàn máy bay ném bom 345 Hoa Kỳ tấn cõng đánh chìm tàu tuần tra Nhật Bản ở Biển Đông, Việt Nam (2 hình)
Bombing Vietnam 1945_4_6 (5).jpg
Bombing Vietnam 1945_4_6 (6).jpg
Các cuộc ném bom này cũng giúp khối gia đình đi biển ở vùng này kiếm được miếng cơm. Vào những năm 8x thế kỷ trước, cư dân ở Nha Trang & Cam Ranh thỉnh thoảng vẫn còn phát hiện ra xác tàu Nhật bị chìm, họ lặn xuống lấy đạn pháo hạm lên nung lấy chì bán. :) .
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bombing Vietnam 1945_5_4 (1).jpg

4-5-1945, máy bay Tập đoàn Không quân 5 Hoa Kỳ ném bom kho nhiên liệu Socony của Nhật gần kinh Thanh Đa, Sài Gòn. Mũi tên góc trái hình chỉ Công xưởng Hải quân Ba Son
Bombing Vietnam 1945_6_25 (1).jpg

25-6-1945 – Cầu đường sắt tuyến Sài Gòn-Đà Nẵng bị hư hại do trúng bom trực tiếp bởi Trung úy hải quân John R. Iler, phi công B-24 Liberator trực thuộc phi đội ném bom tuần tra của Hạm đội 7
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
5-7-1945 – máy bay thuộc Tập đoàn Không quân 14 Hoa Kỳ (đóng ở Côn Minh, Trung Quốc) ném bom một tàu thuỷ chở thực phẩm và hậu cần của Nhật Bản ở Hải Phòng (2 hình)
Bombing Vietnam 1945_7_5 (1).jpg
Bombing Vietnam 1945_7_5 (2).jpg

Chiếc tàu thuỷ này là tàu hơi nước loại nhỏ, bị đánh chìm ở Sông Giá, Hải Phòng
Sông Giá nằm giữa đoạn Núi Đèo và cầu Đá Bạc, nằm ở km 12 trên Quốc lộ 10. Chỗ này bây giờ có sân golf liên doanh Hàn Quốc
Năm 1959, báo chí Hải Phòng đăng tin trục vớt được chiếc tàu này và đem vào nấu thành gang ở lò cao Cầu Giá vừa khánh thành năm đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Ảnh này cụ xem giúp hướng Bắc-Nam là hướng nào ạ? Nó liên quan đến vụ LV8 thời Nam Bộ kháng chiến sau đó mấy tháng.

Bombing Vietnam 1945_3 (2).jpg

3-1945 - máy bay Mỹ ném bom kho vũ khí và tàu bè ở Công xưởng Ba Son, Sài Gòn. Ảnh chụp trên kênh Thị Nghè (Avalanche)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Việt Nam 1940 (1).jpg

Sài gòn 1940 - Mít tinh phía trước ga xe lửa ủng hộ chính sách Đại Đông Á của phát xít Nhật
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Việt Nam 1944_12_22 (1).jpg

22-12-1944 – tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Ngày 9-3-1945, Nhật Bản đảo chính Pháp ở Đông Dương
Quân đội Pháp một số đầu hàng, một số lớn cùng gia đình vợ con bỏ chạy đến Lạng Sơn để sang Trung Quốc. Trên đường tới Lạng Sơn họ bị nhân dân ta vốn căm ghét sự đô hộ của Pháp, đã tấn công. Đến Lạng Sơn bị quân đội Nhật Bản truy quét, bắt bớ và sát hại, gần một nghìn kiều dân và binh sĩ Pháp đã bỏ mạng ở Lạng Sơn
Việt Nam 1945_3 (2_1) Đảo chính .jpg

3-1945 – binh sĩ Pháp rút lui về phía biên giới Việt Nam-Trung Quốc sau khi bị Nhật đảo chính hôm 9-3-1945
Photographer_Jack Birns (10_1).jpg

7-1948 – nghĩa trang Lạng Sơn chôn cất 600 người Pháp bị quân đội Nhật Bản giết sau đảo chính Pháp ở Đông Dương (hôm 9/3/1945). Ảnh: Jack Birns
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Việt Nam 1945_3 (2_2) .jpg

3-1945 - lính Nhật gác tại cổng Công ty Thuốc lá Sài Gòn (Compagnie Française et Annamite des Tabacs, COFAT) sau cuộc đảo chính hôm 9-3-1945
Việt Nam 1945_3 (2_3) .jpg

Lính Nhật canh gác tại Sài gòn sau cuộc đảo chính hôm 9-3-1945, khi họ trở thành ông chủ Đông Dương
Việt Nam 1945_3 (2_4) .jpg

Lính Nhật canh gác một dinh thự ở Sài gòn sau cuộc đảo chinh hôm 9-3-1945, khi họ trở thành ông chủ Đông Dương
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Việt Nam 1945_3 (2_5) .jpg

NHẬT BẲN CŨNG NHẬN ĐÉ QUỐC VIỆT NAM
Do vua Bảo Đại tuyên bô độc lập ngày 11 Tháng Ba, 1945.
PHÁP MẤT CHỦ QUYỀN Ở ĐÔNG DƯƠNG
Trong khi Chiến tranh thế giới thứ hai sấp đến hồi kết thúc, Nhật Bân đột nhiên đổi chính sách hợp tác vốn nhìn nhận chủ quyền của Pháp tại Liên bang Đông Dương.
Vào lúc sáu giờ chiều ngày 9 Tháng Ba, 1945 Đại sứ Nhật Bản Matsumoto Shunichi đưa tối hậu thư cho Toàn quyền Đông Duong Decoux đòi chính quyền Pháp chấp nhận vô điều kiện sự chỉ huy của quân đội Nhật trên toàn cõi Đông Dương.
Nhật Bàn sau đó công nhận Đế quốc Việt Nam do vua Bào Đại tuyên bố độc lập ngày 11 Tháng Ba năm 1945

Vua Bảo Đại yêu cầu "Nam Bộ" (lúc đó thuộc địa hải ngoại của Pháp) phải trả lại cho Đế quốc Việt Nam thì Đại sứ Nhật Bản từ chối vì... Nhật Bản đang sử dụng và, sau này sẽ trả
Vua Bảo Đại gửi điện cho nguyên thủ những nước lớn Churchill (Anh), de Gaulle (Pháp), Stalin (Liên Xô), Truman (Hoa Kỳ).... thì riêng de Gaulle không trả lời
Trước đó de Gaulle có những tuyên bố có vẻ tiến bộ với thuộc địa, chỉ vì trong lúc khốn quẫn, chưa giành được chính quyền nên phải ve vãn thuộc địa. Nay đã có chính quyền trong tay, ông phớt lờ những gì đã hứa, đã nói, vì ông vin vào lời các thủ lĩnh Đồng minh đã nói "sau Thế chiến 2, thuộc địa của ai trả về cho người đó".
Theo logic thì người Pháp bị truất quyền ở Đông Dương, người Việt Nam giành độc lập (cứ cho là giả hiệu đi) từ người Nhật Bản chứ không phải từ Pháp
Đó chính là lý do nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954
 
  • Vodka
Reactions: dpl

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Tại sao Hoa Kỳ không ném bom những kho xăng dầu tại Hải Phòng?
bởi lẽ đơn giản đó là sản nghiệp của các Công ty dầu mỏ Hoa Kỳ

Sở Dầu (11).jpg

1940 – Nhà máy lọc dầu North American Syndycate (tức Sở Dầu) bên bờ sông Cửa Cấm, Hải Phòng. Ảnh: Harrison Forman
Sở Dầu (12).jpg

Sở Dầu (16).jpg

Sở Dầu (19).jpg

Sở Dầu, Thượng Lý, Hải Phóng đầu thế kỷ 20
Sở Dầu (7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Từ trước, để thắp sáng người dân Việt Nam thường dùng dầu lạc, ngọn lửa đỏ quạch nhiều khói
Từ cuối thế kỷ 19, dầu lửa (dầu hôi, dầu thắp sáng) được công ty Anh Mỹ mang vào Việt Nam. Tất nhiên là chỉ bán dầu, không bán đèn
Công ty SOCONY mang dầu lửa từ Mỹ sang bán cho người Việt, muốn bán được dầu với số lượng lớn, họ đặt làm một loại đèn nhỏ và phát không cho người mua dầu, một cách quảng cáo hiệu quả nhằm cạnh tranh với hãng dầu Shell của Anh bấy giờ. Từ đó, người Việt gọi loại đèn này là “đèn Hoa Kỳ” mặc dù không có dòng chữ “Made in USA” nào được ghi trên đèn như tất cả các sản phẩm chính hiệu do Mỹ sản xuất.
images1592074_den_Hue_Ky.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Việt Nam 1945_7 (1).jpg

Sĩ quan OSS Mỹ huấn luyện kỹ thuật ném lựu đạn cho du kích Việt Minh tại chiến khu Việt Bắc trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
Ảnh phục chế màu bởi Nguyễn Hải Nam.

Tháng 7-1945, toán quân Đặc nhiệm số 13, biệt danh Deer (Con Nai) đầu tiên do Thiếu tá Allison Thomas dẫn đầu đã nhảy dù xuống khu vực Tân Trào. Deer thuộc Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của CIA ngày nay, có nhiệm vụ đào tạo du kích Việt Minh và thu thập thông tin tình báo để phục vụ việc chống lại quân Nhật vào giai đoạn cuối khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc. Ngày 15-9-1945, đội quân này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ huy Võ Nguyên Giáp tiếp đón.
Theo Thiếu tá Allison Thomas, đội quân của ông có nhiệm vụ huấn luyện từ 50 đến 100 người làm nhiệm vụ tấn công và ngăn cản giao thông trên tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, ngăn chặn người Nhật vào Việt Nam từ phía Trung Quốc. Ngoài ra, đội quân này còn có nhiệm vụ phát hiện mục tiêu của quân đội Nhật Bản, như căn cứ quân sự và kho bãi, gửi các thông tin sang cho phân ban OSS ở Trung Quốc. Phía Việt Minh sẽ nhận được các thông tin về thời tiết giúp Không quân Mỹ (USAAF) gửi các nhu yếu phẩm, trang thiết bị phục vụ huấn luyện và đồn trú của OSS.
Nhóm Allison Thomas nhảy dù xuống Tân Trào hôm 16-7-1945, gồm ba người, cả thượng sĩ điện đài William Zielski, binh nhất Henry Prunier và một phiên dịch. Nhóm Deer được chào đón bởi hơn 200 du kích Việt Minh ngay tại lán tiền phương. Sau đó họ được gặp lãnh tụ Hồ Chí Minh tại trụ sở của ông.
Vào ngày 30-7, các thành viên còn lại của Deer tiếp tục nhảy dù xuống Tân Trào, gồm đội phó Trung úy René Defourneaux, Lawrence R. Vogt, Trung sĩ Aaron Squires và một bác sĩ, Paul Hoagland. Người đầu tiên mà Defourneaux gặp khi đến Tân Trào là "Mr. Văn" tức tướng Giáp.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
HCM 1945 (9).jpg

8-1945 – Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp với Toán biệt kích Mỹ Con Nai OSS Deer Team ở Tân Trào. Từ trái sang phải: Hàng đứng: Phần Đinh Hủy (Hồng Việt), Rene Defourneaux, Hồ Chí Minh, Allison Thomas, Võ Nguyên Giáp, Henry Prunier, Đàm Quang Trung, Nguyễn Quý và Paul Hoagland. Hàng ngồi: Kneeling, Lawrence Vogt và Aaron Squires
Đàm Quang Trung là người chỉ huy nhóm 100 người Việt Nam được tuyển chọn từ 300 người để "Con Nai" huấn luyện chiến tranh du kích
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top