[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 8) Philippines

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng Taniguchi và Isuzu thuyết phục được Onoda theo họ trở về nước Nhật. Dân chúng Philippines có người đòi trị tội Onoda vì đã vô lý chống lại lệnh đầu hàng và gây thiệt hại lớn cho binh sĩ và dân thường Philippines. Nhưng Tổng thống nước này đã ân xá cho anh và tiếp kiến anh. Khi Onoda về nước, dân Nhật đón anh như một anh hùng tượng trưng cho tinh thần yêu nước.
Phải nhiều năm sau, Hiroo Onoda mới quen dần với cuộc sống ở quê nhà. Ông viết và xuất bản cuốn tự truyện “Cuộc chiến 29 năm không đầu hàng của tôi”. Ông từ chối gặp Thiên Hoàng rồi sang Brazil (nơi có nhiều người Nhật di cư từ xưa) làm nghề chăn nuôi. Sau khi lấy vợ, ông lại về quê cũ và mở một vườn trẻ. Hiro Onoda qua đời năm 2014, thọ 92 tuổi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (2).jpg

10-3-1974 – Thiếu úy tình báo Nhật Bản Hiro Onoda từ rừng đầu hàng nhà cầm quyền đảo Lubáng, Philippines.
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (1_).jpg


Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (3).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (4).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (4).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (5).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (7).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (8).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (10).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (11).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (12).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (13).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (14).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (15).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (16).jpg

10-3-1974 – Thiếu úy tình báo Nhật Bản Hiro Onoda (phải) gặp anh trai của mình Toshio Onoda trong một căn lều ở Lubang, Philippines
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (17).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (18).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_10 (19).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_11 (1).jpg

11-3-1974 – Hirô Onoda (trái) lên trực thăng về Manila gặp Tổng thống Ferdinand Marcos
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_11 (2).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_11 (3).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_11 (4).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_12 (1).jpg

12-3-1974 – Hirô Onoda vẫy chào từ biệt ở Sân bay Quốc tế Manila để trở về quê hương

Nhật_Hiro Onoda 1974_3_12 (2).jpg

12-3-1974 – Hirô Onoda về tới Sân bay quốc tế Tokyo
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_12 (3).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_12 (4).jpg
Nhật_Hiro Onoda 1974_3_12 (5).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhật_Hiro Onoda 2013_12_25 (1).jpg

Hirô Onoda hôm 25 tháng 12 năm 2013, một năm trước khi ông qua đời
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Ngày 11-3-1974, tại dinh Tổng thống Malacanan Palace ở Manila, Onoda - lúc đó 52 tuổi - trong bộ quân phục Thiên hoàng cũ còn nguyên vẹn cả giày mũ vẫn được bảo quản tốt trong 30 năm đã trao cho Tổng thống Philippines hồi đó là Ferdinand Marcos thanh kiếm Samurai của ông để thể hiện sự đầu hàng.
Nhà lãnh đạo Philippines đã trả lại cho Onoda thanh kiếm đó và tuyên bố ân xá cho ông các tội đã gây ra ở nước này trong quá khứ. Đại sứ Nhật Bản tại Philippines lúc đó đã gọi Onoda là “mẫu mực của người lính Nhật”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trả lời câu hỏi của báo chí sau khi trở về Nhật Bản rằng ông nghĩ gì về 30 năm ẩn nấp đã qua, Onoda nói rất đơn giản: “Tôi chỉ thực thi mệnh lệnh thượng cấp và không hề ân hận về bất cứ điều gì.”
Ngay hôm sau, Onoda đã đáp máy bay trở về Tokyo và được đón chào như một vị anh hùng. Cũng có những người lính Nhật khác sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã trốn trong các khu rừng rậm ở Guam và Indonesia suốt nhiều thập niên. Nhưng họ trốn vì sợ bị kẻ thù hành quyết, trong khi Onoda “cố thủ” để duy trì nhiệm vụ của mình.
Giới chính trị Nhật xưa nay vốn đề cao các truyền thống dân tộc chủ nghĩa và quân phiệt chủ nghĩa đã không bỏ lỡ cơ hội để khai thác hình tượng Onoda. Danh tiếng của Onoda cũng vang xa trên hành tinh. Nhà độc tài Uganda, Idi Amin, đã lấy Onoda làm tấm gương xây dựng đạo đức lý tưởng cho quân đội nước mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Vào năm 2010, trong cuộc phỏng vấn của hãng truyền hình Mỹ ABC, Onoda nói rằng: “Mỗi người lính Nhật đều sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đất nước. Nhưng là một sĩ quan tình báo, tôi đã được lệnh tiến hành cuộc chiến tranh du kích và không được chết”. Thoạt nhìn qua, người ta có thể coi Onoda là một kẻ cuồng tín, cực đoan và cố chấp, thậm chí là khùng điên. Nhưng xét kỹ lại, ông cũng giống như biết bao người đàn ông Nhật khác chịu ảnh hưởng sâu nặng bởi tinh thần võ sĩ đạo không bao giờ biết khuất phục, coi thất bại là một điều sỉ nhục không còn đáng sống, và đạo lý tuyệt đối trung thành và tuân phục bề trên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Giật tít là “Ninja cuối cùng của thế giới” (World’s Last Ninja), tạp chí Mỹ Time (17-1-2014) dẫn công trình nghiên cứu của John Man, nhà nghiên cứu sử học về Ninja, cho biết rằng Onoda đã được huấn luyện đúng theo kiểu Ninja tại trường tình báo nổi tiếng Nakano. Và điều này đã giúp ông có thể ẩn mình và sinh tồn trong rừng già suốt 30 năm. Man nhấn mạnh rằng cái chết của Onoda đã kết thúc truyền thống Ninja kéo dài 1.000 năm của nước Nhật. Tác giả này đã dành riêng cho Onoda một chương trong cuốn sách “Ninja: 1,000 Years of the Shadow Warrior” (Ninja: 1.000 năm chiến binh bóng tối).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Tuy nhiên, giống như không ít người khác, Onoda đã lâm vào cái bi kịch của khủng hoảng thời hậu chiến. Nước Nhật mà ông quay về đã thay đổi quá nhiều so với ngày ông ra đi. Lúc đó, Nhật Bản đang trong thời bùng nổ kinh tế, tiến bộ khoa học - kỹ thuật và du nhập nhiều văn hóa phương Tây. Nước này cũng tuyên bố mình là một đất nước chủ trương hòa bình. Onoda giống như một người rừng lọt giữa đô thị, lạc lõng.
Do quá khó khăn để hội nhập thực tiễn mới, chỉ một năm sau ngày quay lại Nhật Bản, Onoda đã di dân sang Brazil năm 1975 để mở một trang trại nuôi gia súc tại một nơi có hàng chục gia đình người Nhật sinh sống ở Campo Grande, thủ phủ của bang Mato Grosso do Sul. Nhưng ông vẫn đi đi về về giữa hai nước. Năm 1976, ông kết hôn với bà Machie Onuki, lúc đó 38 tuổi, nguyên là một người phục vụ trà đạo tại Tokyo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Năm 1984, Onoda thành lập ở miền bắc Nhật Bản một trại thanh niên, nơi ông dạy cho giới trẻ Nhật Bản các kỹ thuật mưu sinh thoát hiểm mà ông đã sử dụng trong 30 năm ẩn trốn trong rừng sâu, sống bằng thịt trâu bò rừng và chuối. Các học viên gọi ông bằng biệt hiệu: “Ông chú rừng xanh” (Uncle Jungle). Có lần ông kể với hãng tin Anh Reuters rằng ông đã khuyên các bậc phụ huynh nên để cho con em mình chơi đùa trên đất cát dơ bẩn, ngay cả trong trời mưa. “Quá sạch sẽ và vững chắc làm cho bọn trẻ yếu đi”, - ông nói như vậy.
Năm 1996, ông đã về thăm lại đảo Lubang theo lời mời của chính quyền địa phương. Người Philippines đã xí xóa cho ông chuyện ông từng giết chết và làm bị thương mấy chục người địa phương trong suốt 30 năm “cố thủ” trong rừng. Như một sự chuộc lỗi, ông đã tặng cho cộng đồng địa phương một khoản tiền để lập một học bổng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trong lần xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK hồi tháng 5-2013, Onoda nói rằng: “Tôi đã sống qua cái thời gọi là chiến tranh, những gì người ta nói thay đổi từ thời này sang thời khác. Tôi nghĩ lẽ ra chúng ta không nên để mình bị chao đảo bởi cái khí hậu của thời đại, mà nên suy nghĩ một cách điềm tĩnh.”
Onoda được coi là người lính Thiên hoàng cuối cùng được tìm thấy sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 17-1-2014 đã bày tỏ sự thương tiếc trước sự ra đi của Onoda, ca ngợi ông có ý chí mạnh mẽ để sống và có một tinh thần bất khuất. Ông nhấn mạnh: “Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ông Onoda đã sống trong rừng sâu suốt nhiều năm và khi ông ấy trở về Nhật Bản, tôi đã cảm thấy rằng cuối cùng cuộc chiến tranh cũng đã kết thúc. Đó là cách tôi cảm nhận được.”
Từ lâu nay, ngành du lịch Philippines đã tổ chức tour du lịch tới đảo Lubang với những hoạt động như đi bộ trong rừng tới thăm những hang động mà ông Onoda từng sống, học các kỹ thuật mưu sinh của ông.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Người Mỹ tiêu diệt Đại tướng Yamamoto Isoroku như thế nào

Portrait_of_Yamamoto_Isoroku.jpg

Đại tướng Yamamoto Isoroku
Điều ít người biết là, dù coi Mỹ là kẻ ngăn chặn các tham vọng bành trướng của Tokyo, song Tư lệnh Hạm đội Hải quân Nhật Yamamoto Isoroku lại phản đối Hiệp ước đồng minh Đức - Ý - Nhật và việc Nhật tuyên chiến với Mỹ.
Từng du học ở Mỹ, từng tiến hành khảo sát tại Mỹ và từng giữ chức tùy viên quân sự tại Mỹ, nên Yamamoto hiểu rõ thực lực của Mỹ. Ông cũng biết rằng đối với nước Nhật, khai chiến với Mỹ thì lành ít dữ nhiều. Câu nói của ông lúc đó "coi Mỹ là kẻ thù cũng tức là coi toàn thế giới là kẻ thù" đã không được chú ý, thậm chí nhiều người còn gọi ông là "kẻ nhu nhược".
NH 96118.jpg

1927 – Phó Đô đốc Nhật Bản Osami Nagano đặt vòng hoa tại Đài Liệt sĩ vô danh, Nghĩa trang quốc gia Arlington, tiểu bang Virginia. Ở cuối bên phải phái đoàn Nhật Bản là Tùy viên Hải quân Hoa Kỳ, Đại tá Isoroku Yamamoto. Sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ không đội mũ đứng ngay sau họ là Trung tá Paulus P. Powell, Phụ tá của Phó đô đốc Nagano trong chuyến thăm này
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Tuy nhiên, là một quân nhân được giáo dục sâu sắc tinh thần “ái quốc trung quân”, Yamamoto cũng đảm bảo là khi chiến tranh nổ ra thì ông sẽ dốc hết sức phục vụ đất nước Mặt trời mọc. Và đây chính là một yếu tố quan trọng thúc đẩy Yamamoto tính toán, bày binh bố trận và chỉ đạo cuộc tập kích Trân Châu Cảng. Trận chiến bất ngờ này gây thiệt hại lớn cho hải quân Mỹ và buộc Mỹ tham gia chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tuy nhiên, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hầu như vẫn còn nguyên vẹn, do vậy, đây vẫn là mối đe dọa chủ yếu và ngày càng tăng đối với quân Nhật ở chiến trường Thái Bình Dương. Trong tình hình đó, đô đốc Yamamoto quyết định tấn công hòn đảo chiến lược Midway (từ 4/6 đến 7/6/1942) nhằm loại bỏ hoàn toàn hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng như loại bỏ bất kỳ mối đe dọa nào của Mỹ trong tương lai ở Thái Bình Dương.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top