Tóm lại:
Như đã nói trên, trong lúc Nhật Bản vẫn chiếm đóng phía bắc miền đông Papua New Guinea, thì ngày 26-12-1943, lực lượng của Đô đốc Nimitz đổ bộ lên đoạn bờ biển thuộc dãy núi Gloucester, phía tây New Britain. Bất ngờ bị đánh sau lưng, cánh quân Nhật trú đóng tại một sân bay ở đây hốt hoảng tháo chạy về phía bắc. (nơi có Căn cứ hùng mạnh Rabaul)
Quân Mỹ từ hai phía tây và nam thẳng tiến về Rabaul.
Ngày 15-2-1944 nhiều trận giao tranh ác liệt đã diễn ra ở phía đông Rabaul, nhưng không chiếm được
Cuối tháng 2 đến đầu tháng 4, quân Mỹ lại đổ bộ lên New Ireland, hòn đảo kế cận phía đông Bắc New Britain, chỉ cách Rabaul một eo biển hẹp chưa tới 50km. Đồng Minh chiếm thêm 2 sân bay quan trọng và căn cứ hải quân Lorengau. Toàn bộ quân Nhật ở New Britain và New Ireland phải kéo hết về Rabaul cố thủ.
Thay vì tấn công tiêu diệt, bộ tư lệnh Đồng Minh chủ trương bao vây ngặt nghèo làm cho quân Nhật còn lại ở Rabaul đi dần đến chỗ kiệt quệ.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Sư đoàn bộ binh số 5 của Australia đã thiết lập một phòng tuyến rất kiên cố ngăn cách Rabaul với phần đất liền của đảo.
Bị giam trong thành phố ba bề giáp biển, riêng phía tây Nam lại đối mặt với phòng tuyến này, quân Nhật ở Rabaul chịu đựng mọi cảnh thiếu thốn cùng những trận mưa bom của Đồng Minh cho đến ngày chiến tranh chấm dứt.