[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 5) New Guinea

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea (00_1).jpg

New Guinea (tên gọi lịch sử: Papua) nằm ở Nam Bán cầu là đảo lớn thứ hai thế giới, sau Greenland, với diện tích 786.000 km².
Thế kỷ 16, các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha phát hiện ra đảo và thấy thổ dân giống người Guinea (ở châu Phi) nên đặt tên là New Guinea, nhưng thấy thổ dân ở đây tóc xoăn tít nên thêm chữ Papua (tóc xoăn tít) đằng trước thành Papua New Guinea
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Trước Thế chiến 1
Papua New Guinea (00_2).jpg

Phần phía tây New Guinea được sáp nhập vào thuộc địa Đông Ấn Hà Lan.
Người Đức sáp nhập bờ biển phía bắc của nửa phía đông, hình thành nên New Guinea thuộc Đức.
Còn người Anh miễn cưỡng tuyên bố chủ quyền phần phía nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea (00_3).jpg

Sau Thế chiến 1, theo Hòa ước Versailles, phần lãnh thổ của Đức trên đảo bị giao lại cho Úc như một lãnh thổ ủy thác của Hội Quốc Liên.
Phần thuộc Anh gọi là PAPUA
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea (00_4).jpg

Sau Thế chiến 2
Anh giao lại nửa dưới Papua cho Úc quản lý. Như vậy toàn bộn phía đông New Guinea do Úc quản lý và tới năm 1975 thì nửa phía đông này trở thành quốc gia PAPUA NEW GUINEA
Papua New Guinea quan hệ gần gũi với Úc và hàng năm Úc vẫn hào phóng viện trợ cho quốc gia này 200 triệu USD
Papua New Guinea muốn gia nhập ASEAN, nhưng không được chấp nhận, vẫn tham dự họp ASEAN với tư cách quan sát viên
Phần phía tây New Guinea sau Thế chiến 2 vẫn thuộc Hà Lan, đến năm 1961, Hà Lan trao trả lại cho Indonesia. Indonesia chia vùng mới sát nhập thành hai tỉnh
Tuy cùng nằm trên một hòn đảo, nhưng Papua New Guinea lấy múi giờ tiêu chuẩn khác với phần tây thuộc Indonesia
Papua New Guinea (00_5).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Đây là bản đồ trận chiến New Guinea hoặc Papua New Guinea
Papua New Guinea (0__).jpg

Xảy ra chủ yếu ở bốn hòn đảo:
1. Papua New Guinea
2. New Britain
3. Bougainville (đã nói ở phần trước)
4. New Ireland
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Trận Papua New Guinea kéo dài từ tháng 1 năm 1942 cho tới kết thúc Thế chiến 2 với thương vong của Đồng minh là 42.000 người (trong đó Mỹ chết gần 5.000 người, Autralia chết 7.000 người). Bên Nhật Bản chết và bị thương 127.000 người (chủ yếu là chết vì bom đạn và tự tử)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea (0__2).jpg

Sau khi úp sọt Trân Châu Cảng, Nhật Bản tiến quân xuống phía nam Thái Bình Dương. Tháng 1 năm 1942, chiếm thị trấn Rabaul, đảo New Britain (vòng tròn đỏ) và biến nơi đây thành đại bản doanh quân đội Nhật Bản ở Nam Thái Bình Dương. Quân đồn trú Úc phải bỏ chạy. Sau đó Nhật Bản tiếp tục nuốt luôn đảo Britain và đánh chiếm phần New Guinea (thuộc Úc quản trị) rồi chiếm luôn phần dưới gọi là Papua (do Anh quản trị). Đồng minh chỉ còn lại một mỏm cực đông của đảo
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_1 (1).jpg

1-1942 – Đô đốc Nhật Bản Shigeyoshi Inoue đi cùng với Lực lượng Đặc nhiệm Hải quân trong chiến dịch đánh chiếm thị trấn Rabaul, đảo New Britain, New Guinea
Papua New Guinea 1942_1 (1).jpg


Ngày 26 tháng 1 năm 1942, binh sĩ Úc rút lui khỏi Rabaul, phía bắc đảo New Britain
Sau đó cứ rút dần về phía nam, rồi rút gần hết khỏi Papua New Guinea
Đồng minh chỉ còn trấn giữ một mẩu đất nhỏ phía nam cực đông của đảo, trong đó có Thủ đô Port Moresby và Đồng minh quyết trấn giữ nó cùng phần đất còn lại
Trước đó, Đồng minh xây dựng lực lượng quân đội người bản xứ
Papua New Guinea 1941_9_11 (1).jpg

Papua New Guinea 1941_9_11 (2).jpg

Papua New Guinea 1942_6 (1).jpg

Người bản xứ xây dựng phi trường dã chiến trên Papua New Guinea
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Vài hình ảnh cuộc sống người dân Papua New Guinea thời đó
Papua New Guinea (28).jpg

1940 -- Orou, một chiếc xuồng đôi, do người Melanesier ở Papua New Guinea chế tạo. Ảnh: Hugo Adolf Bernatzik
Papua New Guinea (29).jpg

1940 – Người phụ nữ đeo túi lưới nặng, treo trên đầu. Ảnh: Hugo Adolf Bernatzik
Papua New Guinea (30).jpg

1940 – người dân Papua New Guinea nhảy múa trong lễ hội. Ảnh: Hugo Adolf Bernatzik
Papua New Guinea (31).jpg

1940 – một góa phụ quấn mình trong chăn và thương tiếc cái chết của người chồng bên ngoài túp lều nơi anh được chôn cất. Ảnh: Hugo Adolf Bernatzik
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Sau thất bại của “chiến dịch MO”, người Nhật hiểu rằng họ không thể dùng đường biển để đổ quân chiếm Moresby và phần còn lại của đảo.
Họ liền thiết lập 3 căn cứ ven biển kế cận nhau là Gona, Sanananda và Buna cách Salamaua hơn 200km về phía đông nam để cho quân xuất phát từ đây băng qua dãy Owen Stanley mà tiến đánh địch.
Trong khi đó, quân Mỹ - Australia cũng tìm mọi cách để phản công quân Nhật. Do đó, chiến sự ác liệt đã diễn ra ở Papua, phần cực đông của New Guinea, giữa hai Sư đoàn Australia cùng một Sư đoàn Mỹ với một quân đoàn Nhật. Với không quân yểm trợ và các đội biệt kích đánh phá sau lưng địch, hai bên đã sử dụng “đường mòn Kokoda” và “đường mòn Kapa Kapa” để băng rừng vượt núi tấn công nhau.
Papua New Guinea (26).jpg

Dãy núi Oven Stanley, đã cản trở quân đội Nhật Bản tấn công Đồng minh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Tháng 9-1942 quân Nhật đã tiến đến Loribaiwa cách Moresby 40 km nhưng lại bị đánh lùi.
Tháng 11 năm đó, Đồng Minh lại phản công. Quân Australia đánh chiếm được bản Kododa án ngữ con đường mòn dẫn tới 3 căn cứ xuất phát ở ven biển của Nhật, đồng thời quân Mỹ nhảy dù cắt đứt liên lạc của 3 căn cứ này với Salamaua và Loe. Quân Nhật ở đây bị vây chặt nhưng vẫn kháng cự quyết liệt. Với sự yểm trợ đắc lực của không quân, Đồng Minh lần lượt chiếm Gona, Buna và sau cùng là Sanananda vào ngày 19-1-1943.
Quân Nhật không rút lui và cũng không đầu hàng, đánh đến cùng nên đã bị diệt 12.000 quân. Đồng Minh mất 3.000, một phần không nhỏ là do bệnh tật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_6 (2).jpg

6-1942 – Các phi công Nhật Bản thuộc Tập đoàn Không quân Tainan (Đài Nam) tại phi trường Lae, New Guinea
Papua New Guinea 1942_6 (3).jpg

1942 – Đại úy Không quân Lục quân Mỹ Robert L. Faurot sau khi bắn hạ hai máy bay chiến đấu Zero của Nhật ở New Guinea
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_7 (1).jpg

7-1942 - Trung tá Hatsuo Tsukamoto Chỉ huy Thuỷ quân lục chiến Nhật Bản chiến đấu ở Kokoda (Papua New Guinea)

Papua New Guinea 1942_11_24 (2).jpg

24-11-1942 – binh sĩ Úc và Hoa Kỳ xem xét xe tăng Nhật Bản bị bắn hỏng trong rừng rậm New Guinea
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_12 (1).jpg

12-1942 – xác lính Nhật trong trận chiến đắu trên đảo Buna (Papua New Guinea). Ánh: George Strock
Papua New Guinea 1942_12 (2).jpg

12-1942 - lính Mỹ với súng phóng lựu 50-mm Type 89 thu được của Nhật Bản tại đảo Bune (Papua New Guinea)
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,423
Động cơ
82,778 Mã lực
Bây giờ Papua new Guine phần phía Tây vẫn thuộc Indonesia!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_12 (3).jpg

12-1942 - Lính Australia sừ dụng cối tấn công lính Nhật trên đảo Buna (Papua New Guinea). Ảnh: George Strock
Papua New Guinea 1942_12 (4).jpg

12-1942 - Lính Australia chuắn bị bắn một lính Nhật Bản, không chịu vứt bỏ quả lựu đạn cặp dưới nách trong chiến dịch Buna (Papua New Guinea). Ảnh: George Silk
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_12 (5).jpg

12-1942 - Nhăn viên quân y Australia truyền máu cho một binh sĩ bị thương trong chiến dịch đánh chiếm đảo Buna (Papua New Guinea), 1943. Ánh: George Strock
Papua New Guinea 1942_12 (6).jpg

12-1942 - Trung uý Robert Eichelberger bắn tiểu liên trong trận đánh ở Buna, Papua New Guinea. Ảnh: George Strock
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_12 (7).jpg

12-1942 - Lính Mỹ hành quán qua cấu khỉ trong trận đánh ở Buna, Papua New Guinea. Ảnh: George Strock
Papua New Guinea 1942_12 (8).jpg

12-1942 – íính Mỹ dùng xe kéo tay tịch thu của Nhật Bàn để vận chuyển vũ khí trong chiến dịch Buna, Papua New Guinea. Ảnh: George Strock
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_12 (9).jpg

12-1942 – người lính Mỹ (trái) và người lính Úc kiểm tra cờ, súng và các vật dụng khác được lấy trong chiến dịch chống lại quân Nhật trên đảo New Guinea
Papua New Guinea 1942_12 (10).jpg

1942 – máy bay vận tải Douglas C-47 Dakota hạ cánh xuống đường băng Tadji, New Guinea, sau khi các công binh vội vàng hoàn thành đường băng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Papua New Guinea 1942_12_7 (1).jpg

7-12-1942 – Rollo, một chú chó và chủ nhân của nó, Hans Ruck tại Bougainville Quần đảo New Guinea
Papua New Guinea 1942_12_24 (1).jpg

24-12-1942 - Lính Mỹ ăn mừng Giáng sinh tại Buna (Papua New Guinea)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top