[TT Hữu ích] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 12) Mưa bom trên đất Nhật

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,565
Động cơ
407,644 Mã lực
Kinh nhỉ, cụ thống kê ở đâu thế? Donald Trump vs Obama sang VN được chào đón như thế nào cụ còn nhớ ko?
Nhớ chứ cụ, phải nói là dân mình hào hứng chào đónTT Mỹ nhất trong số các nguyên thủ thăm VN, đặc biệt là so với chuyến thăm HN của TCB thì 1 trời 1 vực.
Mỹ sẽ chuyển giao 12 máy bay T-6 cho Việt Nam (vietnamnet.vn)
Mỹ xúc tiến bàn giao máy bay trinh sát Scan Eagle và máy bay huấn luyện T-6 cho Việt Nam (tienphong.vn)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Về Đạo quân Quan Đông
Bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima làm cho chính giới Nhật Bản cuống quýt lên. Chính phủ điện sang Moscow cho Đại sứ Sato, ra lệnh cho viên Đại sứ này tranh thủ bằng mọi giá để được Ngoại trưởng Liên Xô Molotov tiếp kiến, nhằm tiếp tục dàn xếp chuyến viếng thăm Moscow của Hoàng thân Fumimaro Konoye.
Sau nhiều tuần lễ không gặp được Ngoại tưởng Molotov, Sato có phần phấn chấn khi được Bộ Ngoại giao Liên Xô thông báo mời Đại sứ Nhật đến điện Kremli vào lúc 5 giờ chiều ngày 8-8.
Sato bổ nhào vào văn phòng Uỷ viên Ngoại giao. Theo thông lệ, ngươi Nhật thường dừng bước từ cửa phòng chờ chủ nhân xuất hiện, gập mình xuống ba lần và sau đó có những lời xã giao. Hôm nay, Sato chưa nói được lời nào thì Ngoại trưởng Molotov đã nói:
– Tôi nắm ở đây một văn kiện chính thức của chính phủ Liên Xô gửi cho chính phủ Nhật Bản.
Sato được mời đến ngồi bên cạnh một cái bàn dài, Molotov kéo ghế ngồi phía đối diện, cách nhau ba mét. Ngoại trưởng Liên Xô đọc văn kiện:
“Sau cuộc đầu hàng vô điều kiện của chế độ Hitler, Nhật Bản là nước duy nhất còn tiếp tục chiến tranh.
Ba cường quốc Anh - Mỹ - Trung Hoa, vào ngày 26 tháng 7 có ra tuyên cáo yêu cầu Nhật nên sớm đầu hàng. Lời đề nghị ấy đã bị giới cầm quyền Nhật bác bỏ. Do đó đề nghị của Nhật nhờ chính phủ Liên Xô đứng làm trung gian hoà giải chiến sự ở Viễn Đông coi như không còn cơ sở.
Xét vì nước Nhật bác bỏ đề nghị của Tam cường;
Xét vì các nước Đồng Minh có yêu cầu Liên Xô tham gia chiến đấu chống sự xâm lược của Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương để rút ngắn chiến cuộc, tránh những nỗi khổ đau cho nhân dân các nước và sớm thúc đẩy tiến đến hoà bình;
Vì nghĩa vụ đồng minh của mình đối với bạn bè, chính phủ Liên Xô đã chấp nhận lời yêu cầu của Đồng Minh và đã tham gia bản Tuyên cáo ngày 26-7-1945 của các cường quốc Đồng Minh.
Chính phủ Liên Xô nghĩ rằng, chỉ có con đường đúng đắn ấy mới làm cho hoà bình sớm được lập lại để giải phóng nhân dân các nước khỏi những nỗi khổ đau do binh đao khói lửa gây ra và giúp cho nhân dân Nhật tránh khỏi thảm hoạ bị tiêu diệt như nước Đúc, do sự ngoan cố của bọn phát xít gây ra.
Với bản văn này, chính phủ Liên Xô tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật kể từ ngày mai, 9-8-1945"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Đạo quân Quan Đông khoảng 700.000 người đồn trú tại Quan Đông - tô giới của Nhật Bản tại Trung Quốc - nên có tên gọi như vậy. Tiền thân của Đạo quân Quan Đông là lực lượng bảo vệ của Phủ Đô hộ Quan Đông. Tới năm 1918 thì tách thành lực lượng độc lập. Bộ tư lệnh Đạo quân Quan Đông ban đầu đóng tại cảng Lữ Thuận. Ban đầu, quy mô của nó chỉ là một quân đoàn. Song sau Sự kiện Mãn Châu, nó được nâng cấp thành tổng quân, dời trụ sở bộ tư lệnh đến thủ đô của Mãn Châu Quốc là Tân Kinh (nay là thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Vì Nhật Bản chú trọng đầu tư Hải quân và Không quân, nên Lục quân Nhật Bản không mạnh, nói cho đúng là khá yếu, kể cả Đạo quân Quan Đông
Đạo quân Quan Đông đồn trú ở Man Châu gần như không tham chiến vì nó được coi là "hậu phương", nơi chuyển đổi, thay thế lính cho mặt trận Trung Quốc và Triều Tiên và Đông Nam Á
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản từ 9/8/1945, lúc đó quả bom nguyên tử thứ hai đã ném xuống Nagasaki, buộc Nhật Hoàng phải nhanh tay cầu hoà, chấp nhận những điều kiện đầu hàng của Đồng minh.
Đêm 13/8/1945, Nhật Bản đã chấp nhận thoả thuận đầu hàng, và dự định công bố chính thức vào 15/8/1945
Quân đội Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, nhưng lực lượng triển khai để chiến đấu mãi tới 15/8/1945 mới tới mặt trận
Lúc này Chính phủ Nhật Bản đã chính thức đầu hàng rồi, nhưng một số phần tử hiếu chiến cầm đầu Đạo quân Quan Đông vẫn quyết tâm kháng cự
Nói là kháng cự, nhưng các chỉ huy Đạo quân Quan Đông chủ trương cầm cự và rủt lui dần, chứ không muốn đối đầu với quân đội Liên Xô vì đã có lệnh đầu hàng
Chính vì thế, mà mãi tới 20/8/1945 quân đội Liên Xô mới tiến được tới Harbin (tức Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang) và ngày 24/8/1945 chiếm được Cảng Lữ Thuận, và tới 1/9/1945 thì chiếm hoàn toàn Mãn Châu
Gần như không có hình ảnh giao chiến giữa quân đội Liên Xô và Đạo quân Quan Đông
Một số bài báo nói 12.000 binh sĩ Xô viết chết khi giao chiến với Quan Đông, nhưng không thấy nguồn dẫn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trung Quốc 1945_8_20 (2).jpg

20-8-1945 - lính dù Liên Xô tại sân bay thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc). Bức ảnh được chụp từ dưới máy bay vận tải quân sự Li-2. Ảnh: Fedor Levshin
Trung Quốc 1945_8_20 (3).jpg

20-8-1945 - Hồng quân Liên Xô cắm cờ lên nóc nhà ga Harbin (Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc). Ảnh: Eugene Khaldey
Trung Quốc 1945_8_20 (4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trung Quốc 1945_8_20 (5).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trung Quốc 1945_8_20 (8).jpg

20-8-1945 – binh sĩ Liên Xô trên bờ sông Tùng Hoa, thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc). Ảnh: Eugene Khaldey
Trung Quốc 1945_8_20 (9).jpg

20-8-1945 – nhân dân thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang) chào đón binh sĩ Liên Xô
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,248
Động cơ
569,764 Mã lực

9-8-1945 – một cậu bé ở Nagasaki, cõng em trai của mình đã chết, đến nhà hỏa táng
Nagasaki (216).jpg
Nagasaki (217).jpg
Bức ảnh cậu bé cõng em lột tả sự bạo tàn của chiến tranh và sự nhỏ bé của con người…loài người vẫn luôn tàn ác nhất trong muôn loài cụ Ngao ạ. Loài người chém giết nhau không phải vì miếng ăn…giá như các lãnh đạo học được những bài học từ lịch sử…giá như… Xin cám ơn cụ đã upload những hình ảnh và thông tin lịch sử thật giá trị qua nhiều thớt trên OF!!!!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
20-8-1945 – nhân dân thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang) chào đón binh sĩ Hạm đội Amur (Liên Xô)
Trung Quốc 1945_8_20 (11).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (12).jpg

Trung Quốc 1945_8_20 (13).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (15).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (16).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trung Quốc 1945_8_20 (17).jpg

8-1945 – xe tăng Xô viết vượt qua sườn núi Hinggan (Mãn Chãu)
Trung Quốc 1945_8_20 (22).jpg

20-8-1945 – binh sĩ Liên Xô tiến vào thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc). Ảnh: Eugene Khaldey
Trung Quốc 1945_8_20 (23).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
28-8-1945 – lính Nhật Bản giao nộp vũ khí cho một sĩ quan Liên Xô tại thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân), Trung Quốc. Súng trường Arisaka Type 99 và ba súng máy Type 11 (Nambu) được xếp chồng lên nhau trên mặt đất. Ảnh: Evgeny Khaldey
Trung Quốc 1945_8_20 (18).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (19).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (20).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (21).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trung Quốc 1945_8_20 (26).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (27).jpg
Trung Quốc 1945_8_20 (28).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trung Quốc 1945_8_20 (25).jpg

2-9-1945 – Tư lệnh quân đội Liên Xô ở Viễn Đông Alexander Mikhailovich Vasilevsky (1895-1977), Tư lệnh Phương diện quân Viễn Đông số 1 Kirill Afanasyevich Meretskov (1897-1968, ngoài cùng bên phải) và Tư lệnh Tập đoàn quân Cờ đỏ số 1 Đại tướng Afanoborodovych của Phương diện quân Viễn Đông (1903-1990, thứ hai từ trái sang) tại sân bay Harbin (Cáp Nhĩ Tân)
Các ông đến để dự lễ tiếp nhận đầu hàng của Nhật Bản tại Mãn Châu
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
14,212
Động cơ
434,226 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
View attachment 7553963
8-1945 – xe tăng Xô viết vượt qua sườn núi Hinggan (Mãn Chãu)
Trung Quốc 1945_8_20 (22).jpg

20-8-1945 – binh sĩ Liên Xô tiến vào thành phố Harbin (Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc). Ảnh: Eugene Khaldey
Trung Quốc 1945_8_20 (23).jpg
ảnh trên toàn gái nga và người nga phía sau, chắc ko phải Cáp nhĩ tân chứ cụ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
wzxBg.jpg

Quân cảng Lữ Thuận (tiếng Anh là Port Arthur)
Cảng Lữ Thuận nằm ở Đại Liên trên bán đảo Liêu Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
Lữ Thuận bị người Nhật chiếm từ cuối thể kỷ 19. Sa hoàng muốn chiếm vùng đông Bắc Trung Quốc, đã đánh chiếm cảng Lữ Thuận.
Ngày 8-2-1904, với lực lượng vượt trội cả về con người lẫn vũ khí, quân Nhật do Đô đốc Hayhachiro Togo đã bất ngờ tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ở cảng Lữ Thuận.Hải quân Nhật Bản tập kích Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ở Lữ Thuận mở đầu Chiến tranh Nga Nhật 1904-1905.
Do chủ quan, khinh địch, quân Nga phải chịu thiệt hại nặng nề khi mất 2 tàu khu trục lớn nhất là Tsesarevich và Retvizan, tàu tuần dương hạng nặng Pallada cũng bị trúng pháo.
Quân Nhật sau đó bắt đầu hình thành thế trận bao vây phong tỏa, chặn các đường tiếp viện của Nga và cảng Lữ Thuận. Cuộc chiến tại Lữ Thuận giữa Nhật và Nga sau đó kéo dài tới 11 tháng.
Do bị vây hãm kéo dài, quân Nga tại Lữ Thuận dần suy kiệt và sa sút tinh thần chiến đấu. Đến đầu năm 1905, hàng loạt các vị trí phòng thủ then chốt của Nga tại Lữ Thuận rơi vào tay Nhật.
Ngày 2 tháng 1 năm 1905, quân Nga tại Lữ Thuận ký bản đầu hàng vô điều kiện, Nhật chiếm hoàn toàn Lữ Thuận.
Lữ Thuận là trận chiến quy mô lớn đầu tiên của Nhật Bản kể từ sau cải cách Thiên hoàng Minh Trị. Chiến thắng Lữ Thuận buộc các cường quốc phương Tây như Mỹ, Anh thừa nhận Nhật Bản có tiềm lực quân sự tầm cỡ thế giới.
Ngày 23 tháng 8 năm 1905, Hiệp ước Portsmouth được ký kết tại New Hamshire (Mỹ). Nga thừa nhận Triều Tiên thuộc ảnh hưởng của Nhật Bản. Lữ Thuận, Liêu Đông, đảo Sakhalin thuộc sở hữu của Nhật Bản.
Tháng 8-1945, Liên Xô tái chiếm được cảng Lữ Thuận, nhưng không trả cho Trung Quốc (Tưỏng Giới Thạch) vì họ coi là chiếm từ tay Nhật Bản
Nhưng ngày 24-5-1955, Liên Xô chính thức chuyển giao Quân cảng Lữ Thuận cho Trung Quốc. Quyết định của Nga đã chấm dứt gần 60 năm xung đột quân sự liên tiếp xảy ra xung quanh khu vực cảng Lữ Thuận – địa điểm giao cắt biên giới giữa Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
ảnh trên toàn gái nga và người nga phía sau, chắc ko phải Cáp nhĩ tân chứ cụ?
Em từng sống hai năm ở Vladivostok, gần với Harbin, bên đó vẫn có công dân Nga sinh sống, nhất là Lữ Thuận cửa hàng cửa họ đều mang chữ Nga
Trung Quốc 1945_8_24 (19).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trung Quốc 1945_8_24 (0).jpg

8-1945 – quân đội Liên Xô tiến đánh cảng Lữ Thuận (Port Arthur)
Trung Quốc 1945_8_24 (7).jpg

8-1945 – Thuỷ quân lục chiến Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đến cảng Arthur (Lữ Thuận, Trung Quốc). Phía trước là Anna Yurchenko, một TQLC Hạm đội Thái Bình Dương, từng tham gia bảo vệ Sevastopol. Ảnh: Evgeny Khaldey
Trung Quốc 1945_8_24 (8).jpg

8-1945 – Thuỷ thủ Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô treo cờ tại cảng Arthur (Lữ Thuận, Trung Quốc). Ảnh: Evgeny Khaldey
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
24-8-1945 – quân đội Liên Xô chiếm cảng Lữ Thuận (Port Arthur)
Trung Quốc 1945_8_24 (11).jpg
Trung Quốc 1945_8_24 (12).jpg
Trung Quốc 1945_8_24 (14).jpg
Trung Quốc 1945_8_24 (15).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
24-8-1945 – quân đội Liên Xô chiếm cảng Lữ Thuận (Port Arthur)
Trung Quốc 1945_8_24 (16).jpg
Trung Quốc 1945_8_24 (17).jpg
Trung Quốc 1945_8_24 (18).jpg
Trung Quốc 1945_8_24 (19).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top