[TT Hữu ích] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 11) Okinawa

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trong lúc giao tranh ác liệt bắt đầu tại phòng tuyến Shuri, Bộ Tư lệnh tối cao Nhật quyết định mở cuộc tấn công mới vào hạm đội địch ở ngoài khơi Okinawa.
7 giờ 30 sáng 13-4, khi các loa phóng thanh của quân đội Mỹ đồng loạt báo tin Tổng thống Roosevelt đã từ trần chiều hôm qua thì cũng là lúc 185 máy bay Thần phong, được sự hỗ trợ của 150 chiến đấu cơ Zéro, 45 phi cơ phóng ngư lôi của Nhật đánh vào hải quân Mỹ ở ngoài khơi Okinawa.
Lần đầu tiên quân Nhật sử dụng một vũ khí mới, đó là bom bay OKA (Hoa Anh đào nở)(*). Người Mỹ gọi là BAKA (Thằng điên)
Chú thích (1) Bom bay này do máy bay mang theo và phóng đi. Mỗi quả bom bay có một cảm tử quân ngồi bên trong, điều khiển trái bom đánh trúng mục tiêu và hi sinh khi bom nổ.
Tám chiếc oanh tạc cơ mang bom bay này cùng tham gia tiến công, gây nỗi kinh hoàng trên các tàu Mỹ. Một bom bay rơi trong khu trục hạm Abele đã bị thương vì một máy bay Thần Phong đánh trúng. Chiến hạm này nổ tung, bị cắt làm hai và chìm. Một trái khác đánh nổ tung khu trục hạm Stanly. Trong lúc đó, các “Thần phong” đánh chìm tàu LTS 33, đánh hư nặng một thiết giáp hạm, 3 khu trục hạm và 8 hạm tàu khác.
 

cò dất

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806252
Ngày cấp bằng
2/3/22
Số km
571
Động cơ
16,457 Mã lực
Tuổi
57
em lại hóng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
9-1945 – máy bay phản lực cảm tử Nhật Bản "Oka"/BAKA (Yokosuka MXY7 Ohka) Mỹ thu được ờ phi trường Kadena (Okinawa). Bom Baka nặng 800-1.200 kg là bom bay có 3 động cơ tên lừa. Bom Baka được mày bay mẹ chở đến mục tiêu và do phi công cảm tử điều khiển lao vào chiên hạm Đông minh
Okinawa 1945_9 (11).jpg
Okinawa 1945_9 (12).jpg
Okinawa 1945_9 (13).jpg
Okinawa 1945_9 (14).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
4-1945 – máy bay phản lực cảm tử Nhật Bản "Oka" (Yokosuka MXY7 Ohka) bị Mỹ thu giữ ớ Okinawa
Okinawa 1945_9 (8).jpg
Okinawa 1945_9 (9).jpg
Okinawa 1945_9 (10).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Tối hôm ấy, loa phát thanh của Nhật kêu gọi:
“Quân đội Thiên Hoàng chia buồn cùng quân Mỹ về cái chết của Tổng thống Roosevelt. Cái chết của ông ấy mở màn tấn thảm kịch của Hoa Kỳ và tấn thảm kịch ấy xảy ra ở dây, ngay đối với bản thân các người. Lực lượng đặc biệt của Nhật Bản (tức “Thần phong”) sẽ liên tục đánh chìm tàu bè của các người. Các người sẽ làm bạn với cây cỏ của đảo này”.
Sau hai tuần lễ giao tranh, quân đoàn 32 Nhật thiệt hại 7.000 người, nhưng phòng tuyến dãy đồi Shuri vẫn được giữ vững.
Trong thời gian đó, thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ tiến dễ dàng lên phía Bắc đảo, nơi chỉ có 2 tiểu đoàn Nhật trú phòng. Nhưng khi đến bán đảo Motobu, họ phải chiến đấu trong 3 ngày, bị thiệt hại nặng nề mới chiếm được đỉnh núi Yaetake cao 400m, hoàn tất chiến cuộc ở Bắc đảo vào ngày 16-4.
Vài hải lí bên ngoài bán đảo Motobu là hòn đảo Ie Shima dài 7 km, rộng độ 1 km, trên đó có một sân bay.
Sư đoàn 77 bộ binh Hoa Kỳ đổ bộ lên đây gặp sự kháng cự mãnh hệt, nên mãi 3 ngày sau mới làm chủ được đảo.
Giờ đây quân Mỹ đã tập trung lục lượng của 5 Sư đoàn sẵn sàng tiến công vào phòng tuyến Shuri, nơi có 65.000 quân Nhật trú phòng. Trung tướng John, Tư lệnh quân đoàn 24 dự đoán cuộc chiến sẽ ác hệt và quân Mỹ sẽ phải tiến từng bước một. Nghĩa là cuộc chiến sẽ phải dài lâu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
5 giờ 40 phút sáng 20-4-1945, hải pháo từ tàu bắn dồn dập, tập trung vào một diện tích 7km2 trước mặt quân Mỹ. Sau đó, 324 khẩu đại bác của 27 tiểu đoàn pháo binh nhả đạn vào phòng tuyến Nhật rồi dần dần nhích sâu về phía sau 100m. Trong giai đoạn pháo chuẩn bị này, quân Mỹ bắn tổng cộng 19.000 đạn trái phá, một kỉ lục ít thấy ở Thái Bình Dương. Sau đó Sư đoàn 7 tiến công ở mặt đông, Sư đoàn 96 ở phần giữa và Sư đoàn 27 tiến công vùng núi yên ngựa ở phía tây phòng tuyến Nhật.

Mặc dù bị pháo binh địch bắn phá mãnh liệt như thế, nhưng quân Nhật không thiệt hại bao nhiêu và họ tràn ra ngăn chặn bước tiến của quân Mỹ. Quân Mỹ 3 lần tấn công 3 lần bị đẩy lùi, tổn thất rất nặng. Sư đoàn 27 Mỹ mất 22 xe tăng. Trong giờ đầu của cuộc tấn công, Mỹ chết gần 800 quân. Và suốt 4 ngày chiến đấu ác liệt quân Mỹ không tiến được bao nhiêu. Nơi sân nhất chỉ 900m, một số nơi dậm chân tại chỗ.
Mãi đến ngày 27-4, người Mỹ mới chiếm được dãy núi yên ngựa Maeda, nhưng triền phía đông vẫn còn bị quân Nhật chiếm đóng. Quân Nhật thuộc Sư đoàn 24 phản công. Nhiệm vụ chiếm lại đỉnh đồi được giao cho tiểu đoàn 7 bao gồm các học sinh trung học địa phương tình nguyện, do một Đại uý mới 22 tuổi tên là Tsune Shimura chỉ huy. Hết đợt này đến đọt nọ, họ leo lên đồi dưới làn mưa đạn, và cuối cùng chiếm được dãy đồi Maeda. Kiểm điểm lại 600 người đi, nay chỉ còn 150 người.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Sau 1 tháng chiến đấu, ngày 1-5, một cuộc họp quan trọng được triệu tập trong hang động dưới chân lâu đài Shuri(*).
(*) Lâu đài của Phó vương Okinawa. Nơi đây, vào thế kỉ 19, Phó Đô đốc Perry của Mỹ được chính quyền địa phương tiếp kiến

Có mặt Tư lệnh Ushijima và Tham mưu trưởng là Thiếu tướng Isamu Cho, Trưởng phòng tác chiến - Đại tá Hiromichi Yahara và các đơn vị trưởng từ cấp Lữ đoàn trở lên(**).
(**) Tướng Cho là một trong số nhũng phần tử cực đoan nhất của bọn quân phiệt Nhật. Tất cả các cuộc binh biến xảy ra trước chiến tranh đều có mặt ông ta. Khi quân Nhật bị Liên Xô đánh thua ở biên thuỳ Mông Cổ, ông ta không chịu tuân lệnh rút quân
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trong buổi họp này, tranh cãi ngày càng gay gắt. Tướng Tư lệnh với thái độ từ tốn gần như lạnh lùng quyết giữ vững lập trường “Không phản công quyết tử, kéo dài cuộc kháng cự, trường kì du kích chiến”. Ông ta được Đại tá trưởng phòng tác chiến ủng hộ.
Còn tướng Cho và các viên tướng Tư lệnh Sư đoàn, Tư lệnh Lữ đoàn nhất quyết đòi đánh. Dường như khái niệm “tấn công” là một đặc tính thuộc về bản chất của quân phiệt Nhật.
Cuối cùng đi đến một thoả hiệp. Sẽ tổng tiến công nhưng phải đợi hai ngày nữa mới có thời gian lập kế hoạch. Theo kế hoạch vạch ra, tiến công sẽ bắt đầu cùng lúc với máy bay xuất phát từ Nhật sang đánh tàu Mỹ và yểm trợ cho bộ binh. Cuộc tấn công sẽ diễn ra theo hai cánh. Cánh phía đông là 2 trung đoàn bộ binh, cánh phía tây là Lữ đoàn hỗn hợp 44. Toàn bộ xe tăng và pháo binh của quân đoàn sẽ yểm trợ cho cả hai cánh quân đó. Mỗi cánh lại có một phân đội đổ bộ ở sau lưng quân Mỹ để quấy rối dịch. Còn một trung đoàn nữa sẽ băng qua dãy Maeda tiến tới những cao điểm giữa phòng tuyến Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Chiều ngày 3-5, pháo binh Nhật thi nhau nhả đạn vào hàng ngũ quân Mỹ, trong lúc các phi cơ Thần phong đâm vào các chiến hạm địch. Khu trục hạm Little phát nổ chìm ngay, tàu đổ bộ LSM nổ và 5 tàu khác bốc cháy. Vào giữa khuya, 60 máy bay Nhật đến bỏ bom quân Mỹ, trong lúc đó hai đoàn thuyền nhỏ chở quân Nhật luồn lách đổ quân sau lưng phòng tuyến Mỹ.
Phân đội đổ bộ ở phòng tuyến phía dông gồm khoảng 100 người đang di chuyển trên thuyền thì bị tàu tuần Mỹ đánh và chết chìm gần hết.
Phân đội đổ bộ ở bờ biển phía tây, lên bờ ngay nơi bố phòng của Trung đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ. Vì có người hô Banzai” (Vạn tuế) quá sớm, nên chưa kịp xung phong đã bị Mỹ phát hiện, xả súng bắn. Tổng số 88 người không còn ai sống sót. Tù binh duy nhất là con bồ câu thông tin liên lạc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Lúc 4 giờ sáng, cuộc tấn công bắt đầu. Cánh quân phía tây tiến đánh phía bên phải phòng tuyến quân Mỹ. 2.000 quân thuộc Lữ đoàn hỗn hợp 44 xung phong ngang qua một vùng đất trống, bị pháo binh và đạn súng cối Mỹ dập tan nát, không chiếm được mục tiêu đã định.
Ở cánh phía đông, hai trung đoàn bộ binh Nhật có xe tăng yểm trợ, thọc sâu vào phòng tuyến Mỹ. Pháo binh Mỹ bắn đạn xuyên thủng, tiêu huỷ phần lớn xe tăng. Mặc dù chỉ còn 9 chiếc, Đại uý Ito và 600 quân phối thuộc xe tăng vẫn tiến được đến làng Tanabaru. Trung đoàn tiến qua dãy Maeda cũng bị chặn đánh quyết liệt không tới được mục tiêu.
Đến trưa ngày 5-5, tin tức các nơi bay về chỉ huy sở cho thấy quân Nhật thảm bại mọi nơi, nên tướng Ushijima ra lệnh cho rút quân.
Trong cuộc phản công này, ngươi Nhật đã tận dụng mọi khả năng của mình mà vẫn không thể thắng nổi quân đoàn 24 của Tướng Hodge. Nhưng quân Mỹ cũng thiệt hại nặng nề. Ví dụ, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh số 307 mất hơn một nửa quân số trong 8 ngày, và chỉ trong 2 ngày chết mất 8 đại đội trưởng. Tuy vậy dãy Maeda đã trở về tay người Mỹ.
Cuộc phản công thất bại đã làm quân Nhật tổn thất nặng. Khoảng 60.000 quân đã bị loại khỏi vòng chiến từ đầu cuộc đổ bộ đến giờ, khiến quân Nhật không còn đủ sức giữ phòng tuyến nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Ngày 7-5, quân Mỹ lại đột phá phòng tuyến Nhật bằng 2 gọng kìm: quân đoàn 3 thuỷ quân lục chiến (gồm 2 Sư đoàn) ở phía tây và quân đoàn 24 bộ binh (3 Sư đoàn) ở phía đông. Ngày hôm sau, tin Đức Quốc xã đầu hàng Đồng Minh được loan báo, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của họ. Ngày 13, quân Mỹ bắt đầu tiến đánh Naha và chiếm thành phố thủ phủ này sau 10 ngày gian tranh ác liệt. Ngày 21, thành phố Shuri bị vây từ 3 phía, những nhũng trận mưa như trút nước liên tục kéo dài đã cản bước tiến quân Mỹ. Lợi dụng thời cơ này, tướng Ushijima ra lệnh bí mật rút dần từng đợt quân ra khỏi phòng tuyến Shuri. Các đơn vị còn trụ lại vẫn quyết đánh đến cùng.
Đêm 26-5, bộ Tư lệnh của Tướng Ushijima rời khỏi hang động dưới chân lâu đài Shuri. Như vậy, mặc dù quân Nhật trong thành phố Shuri còn kháng cự thêm gần 1 tuần, và ở sân bay Naha thêm 2 tuần nữa, phòng tuyến Shuri của Nhật đã sụp đổ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Chiến công của các Thần phong

Ngày 25 tháng 5, hợp đồng tác chiến với cuộc rút quân ở Shuri là đợt tiến công”Thần phong” lần thứ 7 ở Okinawa. Nếu “Thần phong” đã được áp dụng ở một vài nơi trước đây, thì trong trận chiến Okinawa nó được đưa lên hàng “quốc sách”, và là một thành phần hữu cơ của chiến lược, chiến thuật Nhật Bản ở đây
Ngày 25-5-1945, suốt 12 giờ liền, 176 Thần phong chia làm nhiều đợt từ Nhật đến biển Okinawa, lao mình xuống hạm đội Mỹ. Một số bị bắn, nổ tung trên trời, một số rơi xuống biển. Nhưng có những chiếc rơi đúng mục tiêu. Khu trục hạm Bates bị hai chiếc rơi trúng, nổ tung và chìm ngay. Tàu đổ bộ LSM 135 chìm; 4 chiến hạm khác bị cháy, hư hại nặng. Phó Đô đốc C. R. Brown có mặt tại hạm đội Mỹ ở Okinawa viết như sau:
Thật là một cảnh tượng lạ kì, khi đứng trên tàu ta nhìn thấy một chiếc máy bay lao thẳng vào ta. Có những pháo thủ gan dạ, đầy kinh nghiệm, nhưng khi thấy một “Thần phong” lao vào tàu mình, tự nhiên miệng há hốc ra, tay quên xiết cò. Tựa như là anh ta bị lôi cuốn bởi trò chơi quái ác đó. Thực tình mà nói, người đứng trên tàu, mục tiêu của Thần phong, lúc ấy không còn nghĩ đến mình nữa mà lại nghĩ và lo cho anh chàng kia (tức là viên phi công Thần phong”.
Cùng ngày hôm ấy, 5 chiếc máy bay hai động cơ từ Nhật bay đến, xuyên qua hệ thống phòng không, len lỏi vào không phận sân bay Youtan ở giữa đảo, 4 chiếc bị bắn rơi, một chiếc từ từ hạ cánh xuống đường băng. Máy bay vừa dừng lại thì cảm tử quân Nhật ùa ra chạy đến các bãi đậu máy bay, các bồn chứa của Mỹ. Họ dùng bộc phá, lựu đạn, tiểu liên phá huỷ 7 máy bay Mỹ, làm hư hại 26 chiếc khác và làm cháy 2 bồn chứa 70.000 gallon xăng máy bay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ hoạt động gắt gao, phối hợp với mạng lưới phòng không dày đặc của hạm đội đã bắn rơi gần 90% số máy bay “Thần phong” trước khi chúng kéo đầu xuống mục tiêu. Tuy vậy, do tính chất quyết định của trận đánh ở Okinawa, Nhật Bản đã tung vào đây phần lớn lực lượng đặc biệt đó của họ. Bởi thế, mặc dù tỉ lệ thành công thấp, lực lượng Thần phong Nhật với sự trợ giúp của một số oanh tạc cơ và chiến đấu cơ khác đã đánh thiệt hại nặng hạm đội Đồng Minh ở dây. Sau hai tháng rưỡi kể từ ngày 6-4 diễn ra cuộc tấn công “Thần phong” đầu tiên trên vùng biển Okinawa cho đến khi chiến sự kết thúc ở đây, 30 hạm tàu các loại của Hoa Kỳ bị đánh đắm (trong đó lớn nhất là 12 chiếc khu trục hạm), 223 hạm tàu khác bị trọng thương (trong đó có 19 thiết giáp hạm, 8 tàu sân bay nặng (3 chiếc của Anh), 2 tàu sân bay nhẹ, 3 tàu sân bay hộ tống) Trong số các tàu sân bay bị thương nặng hất có các chiếc Franklin và Bunker Hill của Mỹ, các chiếc Victorious và Indefatigable của Anh. Số binh lính và sĩ quan hải quân Đồng Minh tử trận ở đây đã lên tới 4.907 người và 4.824 người khác bị thương. Số tổn thất nhân mạng của hải quân Mỹ (không kể thuỷ quân lục chiến) ở Okinawa chiếm 1/7 tổng số thiệt hại từ đầu chiến tranh đến lúc đó. Do bị tổn thất nặng nề, hạm đội thứ 5 của Đô đốc Spruance buộc phải rời khỏi chiến trường để hạm đội 3 của Đô đốc Halsey đến thay thế.
Để đạt được thành quả trên, Nhật Bản đã mất 4.000 (?) máy bay các loại (đa số là các “Thần phong”) cùng với số phi công tương đương.
Chiến công trên tuy lớn, nhưng không đủ để xoay chuyển tình thế ở Okinawa cũng như toàn bộ cuộc chiến tranh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Okinawa sụp đổ
Tướng Ushijima rút khỏi Shuri, lui về phía Nam 15km, đến một dãy đồi cao thẳng đứng xuống biển. Đây là tuyến phòng thủ cuối cùng của Nhật, vì sau lưng họ là biển Đông Hải (biển Đông Trung Hoa).
Tại lâu đài Shuri, người Nhật chỉ để lại độ 200 quân, phần lớn là những thương binh đi không được và một số lớn là dân cư đảo Okinawa. Các thương binh có nhiệm vụ giữ lâu đài và các hang động bên dưới cho đến chết. Thành phố Shuri trong vòng vây bị oanh tạc tan nát hoàn toàn, chỉ còn lại một trường học và một nhà thờ. Ngày 31-5 Sư đoàn 77 bộ binh Mỹ cùng thuỷ quân lục chiến đã chiếm thành phố. Trong lâu đài Shuri đổ nát vẫn còn hai cái chuông đồng lớn loang lổ vết đạn nhưng người ta vẫn có thể đọc nhũng dòng chữ Hán như sau:
“Hỡi người, chuông là vật phát ra tiếng. Thanh bay cao, bay xa. Nó báo thời gian, nó báo khi nào bóng tối đến, nó báo khi nào ánh sáng trở lại.
Hỡi kẻ có tội, hãy lắng nghe tiếng chuông, linh hồn các người sẽ được cứu rỗi”.

Ngày 1-6-1945, quân Mỹ tiến đến gần thành luỹ cuối cùng của quân Nhật. Họ bắt đầu tiến công vào nơi yếu nhất của hệ thống bố phòng, một trái núi đầy hang động, nơi đó 2.000 lính hải quân Nhật đang đóng giữ. 13 ngày sau, Sư đoàn 6 thuỷ quân lục chiến Mỹ chiếm được nơi này, thiệt hại 1700 người, phía Nhật chết hết. Người ta tìm thấy thi hài của Chuẩn đô đốc Minoru Om, sĩ quan cao cấp nhất ở đây. Ông ta cùng 6 sĩ quan của Bộ tham mưu đã tự sát kiểu “Hara Kiri”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Chiều ngày 15 tháng 6, trong một hang động lớn làm chỉ huy sở của Sư đoàn 7, Đại tá Kanayama, trung đoàn trưởng trung đoàn 27 bộ binh tập hợp 102 người còn lại của trung đoàn. Ông ta làm lễ đốt quân kì Trung đoàn và nói:
- Trong ba tháng vừa qua, anh em đã cùng tôi chiến đấu. Lòng dũng cảm, chí hi sinh, sức chịu đựng của anh em, lịch sử sẽ khắc sâu. Nay tôi nói lời cám ơn anh em đã phục vụ quên mình. Giờ đây, tôi tuyên bố giải thể Trung đoàn. Từ nay trở đi, anh em không còn bị ràng buộc nữa, tôi lãnh trách nhiệm về lệnh này(*). Riêng tôi, tôi sẽ vĩnh viễn ở lại đây. Nhưng tôi cấm anh em theo tôi. Ra lệnh cho anh em phải sống để kể lại cho hậu thế biết: Quân đội Nhật Bản đã chiến đấu anh dũng ra sao ở Okinawa”.
Đoạn ông ta rút gươm mổ bụng tự sát. Đại uý Sato huơ gườm, chém đứt đầu Đại tá Kanayama, giúp ông ta đi sang thế giới bên kia một cách nhanh chóng. Sato tra gươm vào vỏ hô to “TonnoHeika Banzai”(**) và rút súng lục ra chĩa vào đầu bóp cò tự sát
(*) Từ trước đến nay, trong quân đội Nhật, khi thua là phải chiến đấu đến chết. Đây là một sự kiện mới lạ. Người lính Nhật quen được chỉ huy, họ mất định hướng. Số lớn ra khỏi hang, không biết đi đâu cho đến khi bị Mỹ bắt
(**) Tức là “Thiên hoàng vạn tuế”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Ngày 18-6, tướng Simon Bolivar Buckner, Tư lệnh quân Mỹ tại Okinawa đang trên đường hành quân thì bị địch nhắm bắn bằng súng cối. Đạn nổ văng mảnh vào ngực làm ông chết trước giờ phút thắng lợi cuối cùng.
Ngày 21 tháng 6, trong chỉ huy sở của mình, tướng Ushijima và mọi người đều hớt tóc, cạo râu. Xong ông ta viết thư trình lên Thiên Hoàng, báo về chiến sự ở Okinawa và tạ tội không giữ được đảo. Thư được điện về Bộ Tổng tham mưu quân lục Hoàng gia Tokyo. Ông ta vẫn bình tĩnh, dí dỏm, đùa nhẹ nhàng với mọi người(***) và bảo Đại tá Yahara: “Này Yahara ơi, tôi và ông chắc sẽ “Hara Kiri”. Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng Tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục này”.
(***) Khi tướng Cho, Tham mưu trưởng, ra cửa hang đi tiểu ông ta nói: “ Tướng quân hãy nhanh lên. Cái “sự đời” của Tướng quân to lắm, Mỹ nó nhắm vào đây là chết”
Chiều ngày 22 tháng 6, tướng Ushijima và tướng Cho quỳ gối hướng về phía Bắc (hướng Hoàng cung) bái ba bái và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ ra cho Đại uý Sakaguchi chém bay đầu.
Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng, tiếp theo đó, 7 sĩ quan tham mưu cùng tự sát.
Ngày 2 tháng 7, trận chiến Okinawa chính thức chấm dứt. Suốt ba tháng chiến đấu, quân Mỹ bị chết 12. 520 người và bị thương 34. 420 người.
Phía Nhật mất đi hơn 100.000 quân. Dân đảo Okinawa, do bị đạn bị đau ốm và tự sát bằng cách từ trên cao nhảy xuống biển, chết đến 75.000 người (một phần tám dân số đảo).
Giờ đây người Mỹ có một căn cứ hết sức quan trọng để chuẩn bị xâm nhập các đảo xứ Phù Tang. Hàng rào phòng thủ cuối cùng nơi cửa vào đất Nhật đã bị thọc thủng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Okinawa 1945_3_26 (1).jpg

D-Day là 1/4/1945
Ba ngày trước đó, tàu chiến Mỹ đã áp sát và nã một lfj đạn pháo cực lớn xuống đảo Okinawa
Okinawa 1945_3_27 (1).jpg
Okinawa 1945_3_27 (3).jpg

27-3-1945 - máy bay ném bom cảm tử Yokosuka P1Y1 Ginga (Nhật Bản) bị đạn phòng không của Thiết giáp hạm USS West Virginia (BB-48) bẳn rơi ngoài khơi đảo Okinawa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Okinawa 1945_3_29 (1).jpg
Okinawa 1945_3_29 (2).jpg
Okinawa 1945_3_29 (3).jpg
Okinawa 1945_3_29 (4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Okinawa 1945_3_29 (5).jpg
Okinawa 1945_3_29 (6).jpg
Okinawa 1945_3_29 (7).jpg
Okinawa 1945_3_29 (8).jpg
Okinawa 1945_3_29 (9).jpg
Okinawa 1945_3_29 (10).jpg
Okinawa 1945_3_29 (11).jpg
Okinawa 1945_3_29 (12).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Okinawa 1945_3_29 (13).jpg
Okinawa 1945_3_29 (14).jpg
Okinawa 1945_3_29 (15).jpg
Okinawa 1945_3_29 (16).jpg
Okinawa 1945_3_29 (17).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top