[Funland] Chiến tranh biên giới 1979 từ lời kể của người trong cuộc......

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Thật ra cái mũ vai mờ cụ nói tướng Dũng thiết kế nom cũng na ná những thứ mũ mềm từng tồn tại trong quân đội các nước khác ví dụ quân đội Tầu Dân quốc, quân đội Đức quốc xã. Tất nhiên có thể khác 1 chút về hình dáng và chất liệu.
Có lẽ các cụ nói loại mũ này:



Mũ vải kiểu này có từ thời những năm 60'. Chỉ cấp phát cho sỹ quan. Cấp úy là mũ vải ka-ki, gabađin. Cấp tá trở lên là mũ dạ (như mũ trong ảnh).
Thời đấy, lính điều khiển tên lửa, lính kỹ thuật, phi công... đều là sỹ quan nên dùng mũ này nhiều. Còn bộ binh phần lớn vẫn dùng mũ cối.

Gốc gác của mũ vải QDVN có lẽ từ mũ của quân Nhật vì thời đó bọn em vẫn gọi mũ mền này là ... mũ NHẬT.

Mũ tai bèo chính hiệu của quân giải phóng thì phần viền quanh nhỏ chứ kg xòe rộng. Phần chóp đội gồm nhiều múi.
Mẫu mũ dưới đây gần giống với mũ QGP thời xưa


Thời xưa, ngoài bắc kg hiểu sao cấm may loại mũ tai bèo này. Ra đường mà thấy ai đội mũ tai bèo thì đích thị đấy là mấy anh "quân giải phóng" được ra bắc về... quê . :)) . Tất nhiên phải mang theo giấy tờ đầy đủ, nếu không Kiểm soát quân sự kiểm tra kg phải là QGP sẽ bị tịch thu mũ ngay tại trận.
 
Chỉnh sửa cuối:

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Cuốn hồi ký " Còn trong ký ức " của thượng tướng Nguyễn Văn Được cũng bị các CCB sư đoàn 356 kêu nhiều vì có những đoạn cụ Được cứ nói là thời gian cụ về sư 356 cán bộ chiến sỹ vẫn còn hoang mang sau trận 12-7-84. Anh em vẫn nói là tháng 2-1985 cụ mới về sư đoàn mà tháng 10-1984 trung đoàn 153 đánh lấy 685, trung đoàn 149 đánh lấy 300-400, nếu hoang mang thì sao có 180 ngày đêm bám trụ trên đó như anh Châu đã nói là có một tiểu đoàn 4 E153 anh hùng và một Lê Trần Mãn anh hùng. E 876 có anh hùng Nguyễn Viết Ninh, thời gian đó sư đoàn trưởng đang là đại tá Bùi Thanh Điếm. Cuốn sách này hồi mới ra em cũng lấy đâu chục cuốn đem cho các anh 356 ở Lào Cai chia nhau xem nhưng thấy các anh nói cụ cũng nhầm lẫn nhiều.
Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh


Nguyễn Viết Ninh sinh năm 1962, dân tộc Mường, quê ở xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 9 năm 1980. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ binh, đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 876, Quân khu 2, đảng viên **** Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Viết Ninh trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu chịu khó rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, qua các lần kiểm tra, đồng chí đều đạt loại giỏi, trong hội thao kỹ thuật do Quân khu 2 tổ chức, Nguyễn Viết Ninh đạt loại xuất sắc được tặng bằng khen.

Tháng 4 năm 1983, Nguyễn Viết Ninh được bổ sung đi chiến đấu ở biên giới Hà Tuyên, đồng chí động viên cả tiểu đội hăng hái lên đường, tới đích đúng thời gian quy định.

Trận ngày 12 tháng 7 năm 1984, Nguyễn Viết Ninh chỉ huy tiểu đội diệt hàng chục tên xâm lược, giữ vững trận địa.

Trong đợt chiến đấu từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 1 năm 1985, Nguyễn Viết Nình chỉ huy trung đội chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Dù khó khăn ác liệt thế nào, địch đông gấp nhiều lần, có hỏa lực mạnh đồng chí vẫn bình tĩnh dũng cảm, xông xáo đi đầu đơn vị trong các lần phản kích bám sát địch để diệt địch.

Ngày 16 tháng 1 năm 1985, Nguyễn Viết Ninh bị thương lần thứ nhất vào tay trái, vẫn chiến đấu diệt nhiều tên; lần thứ hai vào bụng, vẫn không rời trận địa tiếp tục chiến đấu, và đi lại trên trận địa thu nhặt súng, lựu đạn của đồng đội bị thương vong, đi sát động viên cổ vũ mọi người kiên quyết đánh địch, giữ vững trận địa.

5 giờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 1985, địch dùng nhiều loại pháo bắn ác liệt và cho bộ binh đông gấp nhiều lần mở nhiều đợt tiến công vào trận địa trung đội đồng chí. Mặc dù vết thương trước còn rất đau, ngay phút đầu của trận đánh, Nguyễn Viết Ninh bị 3 viên đạn vào ngực, bụng và chân, anh em định đưa về phía sau. Thấy trước tình huống ác liệt đồng chí kiên quyết ở lại tiếp tục chỉ huy trung đội chiến đấu đến gần trưa, đánh lui 6 lần phản kích của địch, diệt hàng trăm tên. Bọn địch bị thiệt hại nặng phải rút, đơn vị Nguyễn Viết Ninh giữ vững trận địa. Vì vết thương quá nặng, đồng chí Nguyễn Viết Ninh đã hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí có tác dụng động viên cổ vũ đơn vị noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Trận 12-7-84 em đi phối thuộc với C5 D2 E876 và em ở đơn vị này hơn một tháng nhưng trí nhớ em kém quá nên không nhớ bác Ninh ở B nào. Trận bác Ninh hy sinh ta mở chiến dịch đánh 685 và 300-400 từ hôm 14-1-85 đến 19-1-85 là 30 tết mới ngừng bắn để ta ăn tết. Năm đó ta ăn tết trước TQ một tháng.
 

architecto

Xe buýt
Biển số
OF-34662
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
546
Động cơ
479,813 Mã lực
Máy bay gì đây hả các cụ
Em nghĩ là C 119 Flying boxcar cụ ạ. Máy bay Mẽo cho anh bạn rồi ảnh lại cho em mượn, xài mà hổng có chánh chủ, giấy viết tay vội quá ảnh chưa kịp điền.
 
Chỉnh sửa cuối:

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Em xin hỏi các cụ đã từng kinh qua trận mạc 3 câu:
1. Một lính đặc công nếu bỏ rèn luyện kỹ chiến thuật mà chỉ lao động chân tay thì cần bao lâu thì mất kỹ năng chiến đấu và nhuệ khí?
2. Một lính đặc công nếu chuyển sang làm lao động phổ thông (cửu vạn, thợ nề, lao công lục lộ... nhôm kính, thạch cao, thợ hàn, lái xe) thì phải mất bao lâu thì thành nghề?

Tuổi trẻ online đưa tin ngày 12/08/2011:

"Làm công việc đơn giản

Hiện công trường thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang) đang được nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc) khẩn trương thi công. Từ cổng vào công trường, các tấm biển chỉ dẫn về giao thông, an toàn lao động, trạm xăng, nhà vệ sinh... bên cạnh tiếng Việt còn chú dẫn thêm tiếng Trung Quốc. Tại bãi đậu xe thi công, nhiều công nhân Trung Quốc vừa lái xe kiêm luôn cả sửa chữa xe. Thậm chí có người còn đưa cả vợ con sang ở trong công trường. Phụ nữ và trẻ con Trung Quốc vui chơi ngay bên những lán trại được xây rất kiên cố. Anh Thành, một nhân viên làm ở xưởng sửa chữa xe, cho biết nhà thầu đưa cả lái xe chuyển đất, xe đào, xe xúc người Trung Quốc sang công trường. Tại công trình đê đập dâng, các công nhân Trung Quốc làm những công việc khá đơn giản như hàn ốc vít, lắp lan can, kéo dây điện.

Đi sâu vào phía trong, các lán trại và quang cảnh công nhân Trung Quốc nườm nượp ra vô. Tại đây, công nhân Trung Quốc ăn nghỉ và sinh hoạt theo từng tổ, mỗi căn hộ bốn giường tầng tám người kín căn phòng. Việc nấu ăn cũng do người Trung Quốc đưa sang phục vụ. Anh Lê Huy Khôi - chuyên viên kỹ thuật Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 - cho hay toàn bộ số cán bộ, công nhân Trung Quốc đều ở nhà khung ghép trong công trường, cách xa với dân địa phương. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4, công trường có 296 người Trung Quốc, trong đó có đến 186 công nhân, 23 lái xe và 5 nấu ăn, số còn lại làm quản lý, thợ hàn...

Theo ông Trương Thiết Hùng - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4, trong bốn gói thầu chính của dự án có đến ba gói thầu do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. “Trong số 450 người đang có mặt ở dự án Sông Bung 4, có gần 300 người là Trung Quốc. Đối với dự án Sông Bung 4, chính sách của phía Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - đơn vị tài trợ vốn - là khuyến khích sử dụng lao động địa phương nhưng không bắt buộc, nên các nhà thầu Trung Quốc có quyền đưa người của họ sang làm” - ông Hùng cho biết.

Liên quan đến việc nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc trên địa bàn, ông Alăng Mai - chủ tịch huyện Nam Giang - cho hay huyện không biết và cũng không nắm được số lượng bao nhiêu, họ chỉ báo qua công an. Theo ông Mai: “Thanh niên, người lao động địa phương từ lao động phổ thông đến người có tay nghề đang rất nhiều nhưng không có cơ hội làm việc tại công trình thủy điện bởi chủ đầu tư chưa hề tuyển. Chúng tôi đang mong ban quản lý dự án có chủ trương, ưu tiên người lao động địa phương làm việc ở công trình để thực hiện việc an sinh xã hội vùng có dự án được tốt hơn”.
"

Câu hỏi cuối:
Theo ước tính có khoảng 3 vạn lao động TQ hiện đang làm việc tại các vùng sâu xa, biên giới của Việt Nam, vậy nếu 1/10 trong số họ là lính sơn cước phục viên (vì lý do gì đó) thì sẽ có vấn đề gì nảy sinh?
Dạo này lần nào em đi xe HN-ĐN cũng có 1 toán gián điệp tầu đi cùng, dẫn đoàn bao giờ cũng là 1 người nói được tiếng VN.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Dạo này lần nào em đi xe HN-ĐN cũng có 1 toán gián điệp tầu đi cùng, dẫn đoàn bao giờ cũng là 1 người nói được tiếng VN.
Thê thì em còn gặp cả CIA nữa cụ ạ! Vẫn đi cùng tên ********* của cụ. =))
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Năm 2009 trong hang Làng lò vẫn còn sót lại thứ này do bộ đội ngày trước làm rơi vãi:



 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Em bổ sung thêm về trường hợp hy sinh của anh hùng Lê Trần Mãn.
Cuối năm 1984, khi TQ tổ chức tấn công nhằm chiếm lại cao điểm 685, TQ đã sử dụng đạn, pháo bắn cấp tập mấy giờ liền sau đó dùng đạn pháo giấy bắn để lính bộ binh sơn cước TQ xâm nhập trận địa phòng ngự của ta. Trinh sát cảnh giới không phát hiện được, bị tiêu diệt ngay loạt đạn đầu nên bộ đội vẫn trú dưới hầm tránh pháo. Khi phát hiện địch xâm nhập thì đã quá muộn, lính bộ binh sơn cước TQ tràn lên quá gần nên pháo binh không hỗ trợ cho bộ binh được, bộ đội giữ chốt có phần bị bất ngờ, hy sinh. Lúc này may mắn còn lại anh Lê Trần Mãn, là y tá D5 E153, đã mở máy thông tin liên lạc với sư đoàn, gọi pháo bắn trùm lên trận địa nhưng pháo binh sư đoàn không bắn vì vẫn còn anh Mãn ở đó. Mãi sau khi anh Mãn khẩn thiết đề nghị thì sư đoàn trưởng mới quyết định cho pháo bắn trùm lên trận địa để giữ chốt và anh đã hy sinh anh dũng dưới làn đạo pháo. Sau này anh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với câu nói được lưu truyền, nổi tiếng khắp sư đoàn 356 của anh hùng Lê Trần Mãn lúc bấy giờ khi gọi pháo binh bắn cấp tập lên mỏm E5, cao điểm 685 '' Xin mưa rào lên đỉnh E5 nếu không sẽ mất điểm cao '' cho dù lúc đó anh vẫn còn mắc kẹt lại trên cao điểm, chưa rút xuống được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Có lẽ các cụ nói loại mũ này:



Mũ vải kiểu này có từ thời những năm 60'. Chỉ cấp phát cho sỹ quan. Cấp úy là mũ vải ka-ki, gabađin. Cấp tá trở lên là mũ dạ (như mũ trong ảnh).
Thời đấy, lính điều khiển tên lửa, lính kỹ thuật, phi công... đều là sỹ quan nên dùng mũ này nhiều. Còn bộ binh phần lớn vẫn dùng mũ cối.

Gốc gác của mũ vải QDVN có lẽ từ mũ của quân Nhật vì thời đó bọn em vẫn gọi mũ mền này là ... mũ NHẬT.

Mũ tai bèo chính hiệu của quân giải phóng thì phần viền quanh nhỏ chứ kg xòe rộng. Phần chóp đội gồm nhiều múi.
Mẫu mũ dưới đây gần giống với mũ QGP thời xưa


Thời xưa, ngoài bắc kg hiểu sao cấm may loại mũ tai bèo này. Ra đường mà thấy ai đội mũ tai bèo thì đích thị đấy là mấy anh "quân giải phóng" được ra bắc về... quê . :)) . Tất nhiên phải mang theo giấy tờ đầy đủ, nếu không Kiểm soát quân sự kiểm tra kg phải là QGP sẽ bị tịch thu mũ ngay tại trận.
Chính nó.
Ngày trước trang phục mùa đông của sĩ quan cấp tá có bộ dạ màu Kứt ngựa, mũ mềm, giày da lửng cổ Cô sư ghin của Nga.

Cái mũ mềm cụ gọi là mũ Nhật thời nó khác kia.
Mũ sĩ quan thì nó nhỏ hơn, phía trên thót nhỏ ôm lấy đầu.
Mũ lính thì có bịt tai, lưỡi trai dài phía sau che gáy chống nắng.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ui.
Đạn M79.
Vứt ngay đi kẻo nó mờ nổ thời chít cả giờ :P
Vứt giề, em đố cụ lên đó bây giờ mà kiếm được đấy. Bà con cho " đi ở" hết rồi, trong hang giờ là cái thủy điện nhỏ do bộ đội xây. Có lẽ những tấm hình trên là những hình ảnh cuối cùng của hang Làng Lò còn dấu vết chiến tranh thời hậu chiến.
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,193
Động cơ
415,518 Mã lực
Mũ tai bèo của Giải Phóng quân ( dân Nam bộ gọi là Bộ đội ông Ba Trà), loại này có cả màu xanh lá cây và màu xanh đen (giao liên du kích hay dùng)




 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
3,836
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Em bổ sung thêm về trường hợp hy sinh của anh hùng Lê Trần Mãn.
Cuối năm 1984, khi TQ tổ chức tấn công nhằm chiếm lại cao điểm 685, TQ đã sử dụng đạn, pháo bắn cấp tập mấy giờ liền sau đó dùng đạn pháo giấy bắn để lính bộ binh sơn cước TQ xâm nhập trận địa phòng ngự của ta. Trinh sát cảnh giới không phát hiện được, bị tiêu diệt ngay loạt đạn đầu nên bộ đội vẫn trú dưới hầm tránh pháo. Khi phát hiện địch xâm nhập thì đã quá muộn, lính bộ binh sơn cước TQ tràn lên quá gần nên pháo binh không hỗ trợ cho bộ binh được, bộ đội giữ chốt có phần bị bất ngờ, hy sinh. Lúc này may mắn còn lại anh Lê Trần Mãn, là y tá D5 E153, đã mở máy thông tin liên lạc với sư đoàn, gọi pháo bắn trùm lên trận địa nhưng pháo binh sư đoàn không bắn vì vẫn còn anh Mãn ở đó. Mãi sau khi anh Mãn khẩn thiết đề nghị thì sư đoàn trưởng mới quyết định cho pháo bắn trùm lên trận địa để giữ chốt và anh đã hy sinh anh dũng dưới làn đạo pháo. Sau này anh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với câu nói được lưu truyền, nổi tiếng khắp sư đoàn 356 của anh hùng Lê Trần Mãn lúc bấy giờ khi gọi pháo binh bắn cấp tập lên mỏm E5, cao điểm 685 '' Xin mưa rào lên đỉnh E5 nếu không sẽ mất điểm cao '' cho dù lúc đó anh vẫn còn mắc kẹt lại trên cao điểm, chưa rút xuống được.
Có những người quyết tử cho từng tấc đất tổ quốc như thế này và có những kẻ bán cả dải đất biên cương không chớp mắt! Mượn câu nói của Chủ tịch Trương Tấn Sang: "phải biết hổ thẹn với tiền nhân" chứ nhỉ!
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Vẫn còn rải rác trong hang:





Lính chốt thể hiện tình yêu trên vách đá:

 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cối 60 ly. Còn cái hộp là ngòi nổ đạn cối 60 ly.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực

Phim "Đường về quê mẹ" chứ nhỉ?
E khong dám chắc, hình như có nhân vật anh Đồi.
Đúng là phim Đất mẹ, đạo diễn: Hải Ninh, diễn viên chính: Bùi Bài Bình.
Em nhớ phim này vì nó gần giống như truyện Tên anh chưa có trong danh sách của Liên Xô; kể về cuộc chiến tại pháo đài Brest khi Đức bất ngờ tấn công Liên Xô, với nhân vật chính là trung úy 22 tuổi mới tốt nghiệp tươờng lục quân tên là Prutnhikov.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top