"Xin phép tác giả Thắng còng up lên diễn đàn cho mọi người cùng đọc và hình dung về chiến tranh biên giới ác liệt những năm 1984-1988"
Tài liệu của phía TQ về trận 31-5-1985 trận này do C5 và C7 của trung đoàn 567 đánh ( Chủ yếu lính Đông Anh - Hà Nội ). Nguyên bản là của một thầy giáo người Đông Anh đã nhờ dịch và đưa lên với tựa đề: Luôn nhớ tới các anh những người đã ngã xuống và rất nhớ các anh những người còn sống đã làm nên chiến công này, tô thắm thêm lá cờ truyền thống của QĐND Việt Nam anh hùng:
Đồi 211 tiền tuyến Lão sơn là trận địa quân đoàn 11 trấn thủ vào ngày 11/2/1985.Sau khi quân đoàn 67 thay đổi địa bàn phòng thủ chiến đấu với quân đoàn 1 vào ngày 18/5/1985,quân đoàn 67 đã tiếp nhận trận địa phòng tuyến này.
Sau 13 ngày,sáng sớm lúc 5h10 ngày 31/5,quân khu 2 quân đội Việt nam đã phát động cuộc tiến công M-1 đối với quân đoàn 67 vốn chưa ổn định,bắn phá dữ dội trên toàn trận tuyến trên chiến trường Lão sơn.Hỏa pháo kéo dài không ngớt đến 45 phút.5h05 hỏa lực của quân đội Việt nam mở rộng,vươn xa,tiểu đoàn 4,quân đoàn 982 quân đội Việt nam phân nhánh thành 2 ngả đường,tiến hành tấn công với đồi 211,156,166.Cùng lúc đó tiểu đoàn 5,quân đoàn 982 cũng tiến hành vờ đánh.Quân đội Việt nam dưới sự yểm trợ của pháo binh,dựa vào ưu thế quân lực đã nhanh chóng chiếm vị trí canh gác số 1,2 trên đồi 211.Đại bộ phận các binh sĩ trong 1 tiểu đội trấn thủ ở phía trên đã chết trận.Chiến sĩ Lý lâm Hải trực thuộc tiểu vị trí canh gác số 1 đã bị quân đội Việt nam bắt sống,đây là quân nhân duy nhất của quân đội Trung quốc bị bắt sống trong trận hỗn chiến.Tiểu đội trưởng Bào hổ Dân sau khi vứt bỏ trận địa,nhảy qua sườn dốc đã mai phục sau đám cỏ sau 07 ngày mới trượt xuống trận địa của hang Xóm.Quân đội Việt nam sau đó dưới sự yểm trợ của pháo binh còn nhiều lần phát động các đợt tấn công vào các đồi 140,156,166. Mãi đến 9h30 tối, quân Việt nam mới dừng tấn công. Đồi 211 hoàn toàn không lớn,tiếp giáp với 227 mà quân Việt nam đang trấn thủ.Toàn bộ bề mặt của 211 chỉ vẻn vẹn có 03 vị trí canh gác.Nói cách khác,quân Việt nam đã thành công trong việc chiếm lĩnh đồi 211...
Trên mặt đồi 211 và 255,hỏa pháo của 2 bên địch và ta tạo ra từng quầng lửa,đạn bay như mưa.Trên đường xung kích lầy lội này 2 tiểu đội phó lần lượt bị địch bắn trúng và hy sinh ngay tại hiện trường. Dưới chân đồi 211 có 1 tảng đá lớn, cao khoảng 05m,đã có hơn 10 đội viên xung kích hy sinh ở đó. Máu mưa,bùn lầy đất hòa quyện vào nhau.Nước mưa đã gột rửa thi thể những người lính trung kiên ấy.Tảng đá này chỉ cách cứ điểm số 3 của đồi 211 nơi mà chúng tôi đang cố thủ có 15m. Những đội viên xung kích còn lại,sau khi được chỉnh đốn đã chuyển hướng tấn công từ cứ điểm 03 sang cứ điểm 01 và 02.Tại bộ phận tiếp hợp tại trận địa 277 với quân đội Việt nam trên đồi 211,hai bên cũng đánh phá nhau khá dữ dội. Sau 1 hồi tranh đấu ác liệt và đẫm máu,cứ điểm 1 và 2 đã được thu phục. Trên mặt ngọn đồi 227,quân đội Việt nam lập tức tăng viện. Ngay lập tức bộ đội biệt kích của quân ta ở vị trí 1,2 trên đồi 211 bị quân đội Việt nam bao vây. Trong tình hình lực lượng quá chênh lệch,phân đội biệt kích đã bị dồn ép. 8 lính biệt kích may mắn sống sót đã rút xuống vị trí số 3, trong số 08 người, đã có 05 người bị thương.
Pháo binh của quân địch cực kỳ dữ dội,toàn bộ con đường từ 255 đến 211 đều bị phong tỏa, bộ đội chi viện lên không nổi, 8 lính biệt kích ở trên rút xuống cũng không xong. Sau mấy ngày gắng gượng ở trận địa số 3 trên đồi 211 đó, 5 lính biệt kích bị thương đã lần lượt tử trận. Trong trận kế tiếp, quân đội Việt nam đã treo thi thể của quân tử trận của ta lên trên 1 hòn đá lớn trước cứ điểm số 1 để thị uy. Sau khi điều tra rõ mới biết, người bị treo lủng lẳng chính là đại đội phó Cổ Kha. Hành động của quân đội Việt nam đã làm dấy lên ngọn lửa căm hờn của chỉ huy quân chúng tôi. Thế là sau khi đội biệt kích thứ nhất bị thất bại, đội biệt kích thứ 2 tiếp tục xông lên, quân đoàn 67 bất chấp tất cả xông lên đột kích đồi 211 bằng mọi giá. Trong điện đài 861,người ta liên tục nghe thấy tiếng hô hào chiếm lĩnh vị trí 1,2 của đội biệt kích. Nhưng đội biệt kích xông lên lần sau đó đại đa số không bị hy sinh thì bị trọng thương. Lúc này hỏa lực của 2 bên đều bao phủ toàn bộ đồi 255 và 211. Cùng với tiếng bom đạn vang lên đoành đoành là lúc quân biệt kích của chúng tôi ngã xuống từng đoàn. Hỏa lực của địch thực sự dữ dội. Quân đội Việt nam trên 211 có lợi thế về địa hình .Rất nhiều đội biệt kích của chúng tôi phát động cuộc tấn công nhưng không chưa cách nào có thể tiếp cận được với đồi 211 thì đã gục ngã dưới làn đạn kẻ thù. Đại đội 3 tổ chức 03 đội biệt kích tiến công lên trên,nhưng ngày hôm sau khi trở về chỉ sống vẻn vẹn 2 người.
Nhằm đảm bảo cho việc Cục trưởng cục tác chiến đến đồi 211, mãi cho đến thời khắc cuối cùng, 3 vị trung đoàn phó trung đoàn 595 đến chi viện trước khi thi hành mệnh lệnh "Bằng mọi giá phải thu hồi lại đồi 211, 03 vị phó thủ tướng đang đợi tin thắng lợi của chúng tôi ở Trung nam hải". Từ 2/6/85 đến 11/6/85 cuộc chiến đấu kéo dài 10 ngày liền về cơ bản đội đột kích chúng tôi không có cách nào để tiếp cận với đồi 211, thế nhưng chỉ huy vẫn muốn tiếp tục phái đội biệt kích xông lên. Trong tình hình về cơ bản không thể thu hồi 211 nhưng quân khu 67 vẫn đổ vào đó không biết bao nhiêu binh lực và súng đạn cố gắng bằng mọi giá lấy lại đồi 211. Trong cuộc chiến do hỏa lực của quân đội Việt nam phong tỏa quá mạnh mẽ, toàn bộ thi thể quân ta tử trận không có cách nào để mang về. Bất chấp giá nào cũng phải gom nhặt thi thể của anh em liệt sĩ mang về. Vì lý do này mà sư đoàn 199 còn tiếp tục tiến hành vài đợt tấn công có tính yểm trợ khác. Trong cuộc chiến kéo dài 11 ngày ấy,trung đoàn 595, sư 199, quân đoàn 67 đã bị tổn thất khá nặng nề. 2 trung đội bị quân Việt nam tiêu diệt hoàn toàn. Vì chi viện cho 595 mà 03 đại đội trung đoàn 597 cũng bị thương vong nặng nề. Hơn 120 đội viên đội đột kích đã vĩnh viễn bỏ mình tại đồi 211, con số bị thương cũng không phải là ít. Trong khe đá hơn 100 hang động lớn,nhỏ chỗ nào cũng thấy la liệt quân ta bị thương. Chỉ là lúc đó chúng tôi không biết bọn họ vẫn kiên trì chờ đợi bác sĩ, y tá của chúng tôi đến cứu thương điều trị. Số quân lính sống sót trở về sau trận đột kích lần này không đến 1/10.Toàn bộ trung đoàn 595 đã mất đi năng lực chiến đấu,không có cách nào để có thể tiếp tục thi hành nhiệm vụ tác chiến được nữa. Vì vậy trung đoàn 595 đã bị điều khỏi tuyền tuyến về nghỉ ngơi và tổ chức lại. Nhằm tiếp tục thay thế trung đoàn 595, quân khu Tế nam đã khẩn trương thành lập trung đoàn 598(03 tiểu đoàn lần lượt đến từ trung đoàn 598,trung đoàn 599 và trung đoàn 600,đại đội pháo binh đến từ sư đoàn 76), đã đến thay thế trung đoàn 595. Từ phương diện đại hình, đồi 211 không hề có bất kỳ giá trị quân sự gì. Nhưng vì đồi 211, vị trí quân đoàn 67 tiếp nhận từ tay quân đoàn 11 ,quân đoàn trưởng quân đoàn 67 cho rằng không được để mất, để rồi hết lần này đến lần khác đưa ra quyết định đem lực lượng hủy hoại trong bom đạn của địch. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại ngày 11/6/1985 là do hành vi con người.
Sau khi tin tức trung đoàn 595, sư đoàn 199,quân khu 67 thất bại tại đồi 211 phát đi, làm xôn xao toàn bộ quân đội cả nước. Đối với quân sĩ trung đoàn 595 mà nói, điều đáng tiếc không chỉ có vậy. Một số ít tướng, lính được phong là tận trung với nước, còn lại là đại bộ phận chưa nhận được sự tôn vinh xứng đáng. Trong danh sách gần 100 vị liệt sĩ được truy tặng huy hiệu anh hùng loại 1,loại 2 và huân chương chiến công danh dự của quân khu Tế nam, ngoài Cổ kha ra,người ta hiếm thấy tên các chỉ huy và quân lính trung đoàn 595 đã hy sinh trong trận chiến 11/6/1985.