[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Để các cụ theo dõi dễ hiểu hơn em xin trích lại lời của Bác Đặng Việt Châu, nguyên chính chị viên D3 - E876 - F356 viết về trận đánh dành lại cao điểm 772 trong dãy 1509 ngày ấy . Tất nhiên là chỉ bao về một đơn vị, không bao quát được hết...

Diễn biến trận 12/7/1984
4h5 phút có 3 tiếng gõ nhẹ trên máy bộ đàm. Đồng chí Bộ B trưởng thông tin báo cáo: “Lệnh nổ súng”. Phía trước mặt, rồi cả thung lũng Nậm Ngặt lửa sáng rực. Tiếng pháo cối, lựu đạn, 12ly7, DKZ, AK…nổ. Mặt đất rung chuyển. Tôi lệnh cho đồng chí Bộ bằng mọi cách liên lạc được với các mũi, hướng, cũng như cấp trên nhưng rất nhiễu, chuyển về sóng phụ cũng không liên lạc được. Tôi lập tức leo lên phía trên đỉnh quan sát nhưng cũng chỉ thấy khói lửa và tiếng nổ của các loại súng. Tai ù đặc mà lòng nóng như lửa đốt bởi không liên lạc nắm bắt được tình hình phía trước của đơn vị cũng như các mệnh lệnh của cấp trên.
6h10 phút, đồng chí Bộ hô to: “Đã chiếm được D3, tiểu đoàn 3 xuất kích”!
Tôi hỏi:”Lệnh của ai”? Đồng chí Bộ trả lời:”Tham mưu trưởng Kham”. Tôi lập tức điện gặp đồng chí Lan C trưởng C12 nói rõ hiện ta đã chiếm được D3, địch đang chống trả quyết liệt. Đồng chí cho hỏa lực chế áp trận địa cối của địch sau 772 để thê đội 2 xuất kích. Sau loạt tiếng nổ đầu nòng hỏa lực của ta, tôi ra lệnh toàn đơn vị xuất kích. Các cỡ súng thi nhau nổ. Tiếng hô xung phong vang động cả thung lũng Nậm Ngặt. Xách AK vận động theo đơn vị mà lòng tôi trào lên niềm vui khôn tả. Vượt qua khe Cụt, tới khu vực có hòn Đá Dựng gặp đồng chí Bính trợ lí tác chiến tay cầm súng ngắn đang chỉ huy bộ đội xung phong. Tôi chỉ thẳng lên phía mục tiêu rồi vượt lên phía trước. Lúc này, các cỡ súng của địch tập trung vào hướng chúng tôi. Đạn bay ràn rạt, đất đá tung tóe, cây cối đổ ngổn ngang. Bám vào sườn núi tôi vượt lên một quãng khoảng 15m thì gặp đồng chí Hoa C phó C11 đang ép mình vào rãnh núi. Tôi hỏi Hoa:”Anh Thanh đâu”? Hoa trả lời:”Em bị thương”, rồi chỉ tay về phía đỉnh đồi. Tôi vượt lên 7m nữa thì gặp đồng chí Minh C trưởng mình trần máu me bê bết nằm ngất lịm. Tôi ngồi xuống ôm lấy Minh, Minh mở mắt thều thào: “Anh Thanh đã hi sinh”. Rồi Minh chỉ tay về hướng đỉnh đồi. Tôi bảo anh em đưa ngay đồng chí Minh xuống và tiếp tục vượt lên. Trước mặt sau lưng, đất đá bay ràn rạt.
‘ Tôi bám được đường ngang lưng chừng D3. Đường này rộng khoảng 2m, cách chiến hào phía trước khoảng 20m. Tôi dừng lại và nhảy ngay vào 1 hố pháo cạnh mép đường. Sương mù dày đặc, cách 5-7m cũng khó phát hiện ra nhau. Anh em thấy tôi thì vô cùng mừng rỡ. Phía trước là C10 có đồng chí Cúc C viên, Hiền C phó, Tiếp xạ thủ B40, Đoan A trưởng…phân đội DKZ đồng chí Thành, đồng chí Quý. Bên cánh phải, đồng chí Toản C viên C11, đồng chí Đích và 1 số anh em khác. Cạnh tôi là anh em D bộ, Tuấn, Thọ, Ba, Kí, Chính, Bộ, Kim, Thanh B trưởng vận tải, Hoan… khẩu đội MK19 đồng chí Lý, Sĩ… Toàn bộ đội hình đã nằm gọn trên khu vực Đầu Voi và sườn phía Nam D3. Lợi dụng sương mù, tôi cho gọi Cúc và Toàn nắm lại tình hình đơn vị. Được biết C11 bị thương vong gần hết, phân đội theo đồng chí Thanh xung phong đánh vào bên phải D3 không liên lạc được. C10 đã chiếm được 1 đoạn chiến hào. Hỏa lực địch bắn thẳng, đã có thương vong, đạn dược không còn được bao nhiêu.
Lúc này, đồng chí chiến sĩ thông tin( mạng của sư đoàn) đi với đồng chí Thanh chạy tới. Tôi hỏi ngay:” Thanh đâu”? Đồng chí đó lắc đầu và chỉ về phía trên đỉnh đồi và báo cáo chỉ huy sư đoàn cần gặp thủ trưởng. Tôi chỉ tay về phía địch nói:” cấm gọi thủ trưởng”. Rồi cầm tổ hợp báo cáo trực tiếp tình hình đơn vị với đồng chí Điếm sư đoàn trưởng. Tôi bảo với Cúc và Toản:” hiện nay chần chừ là chết, các anh về cho bộ đội triển khai công sự, giữ chắc khu vực đã chiếm”. Tôi gọi pháo cấp trên chi viện, chuẩn bị xung phong…
Anh em C10 dùng lựu đạn ném mạnh về phía trước. Địch tưởng ta xung phong. Các hỏa điểm của địch phát lộ. Xạ thủ B40 cứ nhằm vào mà khai hỏa. Tiếng súng lại rộ lên, đạn bay chiu chíu trên đầu. Sương tan dần, toàn bộ đội hình lộ rõ trên sườn đồi. Bên cánh phải xuất hiện 1 ổ hỏa lực bắn xả vào sườn đơn vị. Đồng chí Cúc chạy xuống báo cáo anh Hiền bị thương xin được rút quân. Tôi nói với Cúc:” bây giờ, chỉ có tiến chứ không có lùi”. Cúc khóc và chạy đi…

Địa hình hẹp lại dốc, khẩu đội MK19 không thể triển khai giá súng bắn được. Tôi vẫy tay gọi Lí, rồi chỉ về mỏm đồi phía sau bảo đưa khẩu đội xuống đấy giá súng. Nhằm hỏa điểm phía sườn phải mà bắn. MK19 vừa bắn được một loạt thì:” Bùm”. Toàn bộ khẩu đội bị DKZ của địch bắn vào. Tất cả anh em khẩu đội đều hi sinh. Quân địch la hét rất rõ:” Tran trả, tran trả”…
Một loạt rồi hai loạt AK bắn gần, đanh gọn. Tiếng chân địch xô nhau chạy, rồi lựu đạn và các cỡ súng nổ chát chúa, khói bụi mù mịt. Đồng chí Thanh B trưởng vận tải trúng đạn hi sinh. Tôi phẩy tay bảo đồng chí Thọ, đồng chí Bảo y tá đưa Thanh xuống.
Tưởng tôi ra lệnh rút, toàn bộ đội hình của đơn vị theo nhau trượt xuống chân đồi. Tôi cầm lấy tổ hợp trên tay chiến sĩ thông tin báo cáo với đồng chí Điếm:”hiện chúng tôi không đủ sức tiến công, địch đang phản kích rất mạnh, xin pháo bắn ngay vào D3, chỗ tôi đang ở – tôi K3″. Đồng chí Điếm hỏi lại:” Đồng chí tên gì”? Tôi trả lời:” Tôi là Châu”. Trao tổ hợp cho chiến sĩ thông tin, tôi nói:” hướng đồi xanh-tìm về đơn vị”. Nhìn ngược lên đỉnh đồi trống hoác. Đường tiến nham nhở vết đạn. Trận địa lúc này im ắng lạ thường. Tôi như kẻ mộng du, ôm chặt súng. Thả người trượt xuống chân đồi…

Địa hình hẹp lại dốc, khẩu đội MK19 không thể triển khai giá súng bắn được. Tôi vẫy tay gọi Lí, rồi chỉ về mỏm đồi phía sau bảo đưa khẩu đội xuống đấy giá súng. Nhằm hỏa điểm phía sườn phải mà bắn. MK19 vừa bắn được một loạt thì:” Bùm”. Toàn bộ khẩu đội bị DKZ của địch bắn vào. Tất cả anh em khẩu đội đều hi sinh. Quân địch la hét rất rõ:” Tran trả, tran trả”…
Một loạt rồi hai loạt AK bắn gần, đanh gọn. Tiếng chân địch xô nhau chạy, rồi lựu đạn và các cỡ súng nổ chát chúa, khói bụi mù mịt. Đồng chí Thanh B trưởng vận tải trúng đạn hi sinh. Tôi phẩy tay bảo đồng chí Thọ, đồng chí Bảo y tá đưa Thanh xuống.
Tưởng tôi ra lệnh rút, toàn bộ đội hình của đơn vị theo nhau trượt xuống chân đồi. Tôi cầm lấy tổ hợp trên tay chiến sĩ thông tin báo cáo với đồng chí Điếm:”hiện chúng tôi không đủ sức tiến công, địch đang phản kích rất mạnh, xin pháo bắn ngay vào D3, chỗ tôi đang ở – tôi K3″. Đồng chí Điếm hỏi lại:” Đồng chí tên gì”? Tôi trả lời:” Tôi là Châu”. Trao tổ hợp cho chiến sĩ thông tin, tôi nói:” hướng đồi xanh-tìm về đơn vị”. Nhìn ngược lên đỉnh đồi trống hoác. Đường tiến nham nhở vết đạn. Trận địa lúc này im ắng lạ thường. Tôi như kẻ mộng du, ôm chặt súng. Thả người trượt xuống chân đồi…

Sáng ngày 13/7, khoảng 8h sáng, Hoan từ trên đỉnh hang tụt xuống báo với tôi:” Địch bên D3 đông lắm”. Tôi cùng Hoan leo lên quan sát bên ấy địch cũng đang thu dọn chiến trường, có cả mấy em quần trắng áo đỏ phất phới. Hoan giương súng đòi bắn, tôi chỉ xuống anh em thương binh tử sĩ ở phía dưới. Hiểu ý, Hoan kéo khóa an toàn khẩu súng, rồi im lặng nhìn sang phía địch. Tôi tụt xuống đến hầm của Bính. Lúc này, Bính đang ngồi cạnh võng của Đa B trưởng C10 bị thương ở bụng, được băng bó nhưng ruột cứ trào ra. Đa quằn quại, thở rất mệt nhọc. Tôi cho dùng bát ăn cơm đậy và tiếp tục băng lại. Quá trưa thì Đa tắt thở. Ở hầm thông tin, có chiến sĩ bị thương phần bụng dưới ngày càng phình to lên, đau đớn quằn quại, cứ xin được chết. Tôi nói với Bảo y tá:” Có thể chọc xi-lanh vào mà hút nước tiểu ra”. Bảo lắc đầu quầy quậy:” Chưa được học”. Đau đớn, mệt mỏi, đói khát. Tôi không đành lòng nhưng cũng không làm gì được… Thời gian nặng nề trôi, rồi trời cũng tối. Khoảng 19h, có thêm đồng chí Long C phó C16 đến bắt liên lạc xin được giúp đỡ. Tôi bảo Hoan và Bộ ở lại canh gác và chăm sóc anh em. Còn tôi cùng với Long đi đến trận địa của C16. Trên đường vào gặp xác các tử sĩ Tiến, Công và 2 tử sĩ của C16. Chúng tôi đặt anh em nằm vào chỗ bằng, rồi đánh dấu. Sau đó vào khu vực hòn đá Dựng với niềm tin mong manh sẽ gặp được Thanh, Minh. Trên D3, chốc chốc địch lại ném lựu đạn. Phía ngoài chỗ tiếp giáp giữa 772 và 685, địch bắn pháo sáng, sáng rực. Khoảng nửa đêm, chúng tôi quay trở về hang thì bộ phận cáng thương của Trung đoàn do đồng chí Hồng, đồng chí Vị; của Tiểu đoàn do đồng chí Tình bí thư đoàn, đồng chí Châu trợ lí hậu cần cũng vừa đến. Lúc này anh em mới tin rằng tôi còn sống…
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Lên xe em mới thấy bác nguyenhongduc ngồi ngay đằng sau. Do công việc ở nhà bận gấp, chiều bác ấy phải về không đi tiếp cùng mấy anh em nên tranh thủ đi ngắm lại vài nơi tý cho đỡ nhớ !

Ảnh cửa khẩu Thanh thủy mọi người đã đưa lên nhiều, em cũng chỉ đưa vài tấm gọi là .


Đứng từ phía cầu gần ngã ba rẽ đài tưởng niệm chụp vào.



Trạm kiểm soát



Khu dịch vụ thương mại, chủ yếu em thấy toàn người Trung Quốc bán hàng.



Thấy cô gái này đang xem hàng, em tưởng người Việt nam hỏi thì cô ấy làm một tràng xoong thủng chảo thủng, nỉ cũng thủng mất cái gì đó rồi khiến em ngớ ra.

Chả hiểu nhiều ông cứ hay hô linh tinh nào là không dùng hàng Tàu, nào là v..v... đúng là ..! Nhìn hàng đẹp như này không được dùng rõ phí ! ( wo xiang yong yuan ai ni ) :D




Đấy cứ như bác cựu thiếu tá đặc công hay trinh sát này, hàng của bác mua xách nặng luôn!



Bên kia bờ sông Lô, còn gọi là Pha Hán, nơi sẩy ra trận đánh ngày 23/9/85 của c5 - d5 ( một đơn vị của Đặc khu Quảng ninh ) nên đánh , nơi mà chỉ sau 1 ngày mất chốt ta đã phản công chiếm lại được .



Một số bác chỉ cho em đây là điểm cao 226, bản Nà La. Tiếc là máy em không Doom tới chỗ một cái cột trên đỉnh và dãy nhà lưng chừng núi đằng sau, nghe nói là cột mốc phân giới và nhà của "bạn" xây .

.

Ra khỏi sân trạm kiểm soát, có mấy bác xe ôm thập thò hỏi ngày xưa chỗ này đánh nhau ác lắm à ! Em trả lời là em không đánh nhau trận nào ở đây, nghe nói nếu hồi đấy lính hai bên chỉ cần ban ngày đi bang bang đến chỗ cách đây trăm mét nếu lâu nhất chừng 5 phút sau đã trở thành liệt sĩ.

Vừa về đến khách sạn, nhìn thấy mặt em một cái bác @ đã xa xả. Khiếp thật ! cứ tưởng như nhà bác ấy gần chợ Đồng xuân. Chửi là mày đi đâu làm tao tìm mãi không thấy đang chuẩn bị đăng báo tìm trẻ lạc. Thôi vào ăn cơm cho nhanh rồi mấy anh em còn ngược Hà giang để chiều còn kịp lên điểm cao ...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Trước khi tường thuật tiếp em xin trích một đoạn của bác Cao sơn hay nhà văn Doãn Dũng viết về cuộc đời chiến trận của cụ Vị xuyên 84 hay còn gọi là nguyendinhthang , bác @ , Thắng@ :D :

Lão Thắng nhập ngũ tháng 3 năm 1983, làm y tá trung đoàn 153 sư đoàn 356. Trong chiến dịch MB 84, lão Thắng được tăng cường cho trung đoàn 876 tấn công điểm cao 772.

Cũng như bất kì một nguời lính nào lần đầu tiên xung trận, lão Thắng mang rất nhiều đạn. Đói một hai hôm không thể chết, nhưng đang đánh nhau hết đạn là chết. Những nắm cơm được vứt lại, nhường chỗ cho những viên đạn đồng đỏ au. Ngoài trang bị của một người lính bộ binh thông thường, vì là y tá nên lão ta còn phải vác theo đôi nẹp tre và túi thuốc.

Hành quân suốt đêm, đến 3 giờ sáng thì đại đội lão tiếp cận được trận địa. Pháo địch bắt đầu khai hoả, bắn vu vơ thăm dò vị trí trú quân của bộ đội ta. Lão Thắng lom khom nấp dưới hào xâm xấp nước, đợi giờ nổ súng tấn công.

Năm giờ sáng pháo ta vào trận. Đạn pháo từ tuyến dưới ù ù lao qua đầu, nổ ầm ầm phía tiền duyên. Trời vẫn chưa sáng, bộ đội chưa được lệnh nổ súng.

Pháo bắn đúng hai tiếng thì…hết đạn. Bộ binh lúc ấy mới tấn công. Trời vẫn mù mịt mây, không nhìn thấy mục tiêu.

Mất mười phút đầu lão Thắng mặt cắt không còn hột máu, chạy đi chạy lại trong hào tìm chỗ nấp mà vẫn chưa bắn được phát súng nào. Đạn nhọn của địch giăng kín, cắm phầm phập xuống đất. Mảnh pháo cắt rào rào những tán cây còn sót lại.

Bộ đội bắt đầu vận động tấn công, vừa bắn vừa bò lên. Chỉ leo lên khỏi hào vài mét là tiếng súng đã tắt lịm. Vì là y tá nên lão Thắng buộc phải lên xem bộ đội thương vong thế nào. Lão vừa bò, vừa cầu trời khấn phật phù hộ độ trì cho đạn chừa lão ra. Có lẽ ở hiền gặp lành nên lời khấn linh nghiệm, đạn đang bắn rát chỗ ấy lại chuyển làn đi đâu mất để lão còn có chuyện kể về sau.

Mấy lần bộ đội tổ chức tấn công nhưng đều không thành công vì hoả lực của địch quá mạnh. Tiếng súng của trung đội cửa mở nằm phía trên cũng không còn nổ giòn giã. Một số đã hi sinh, số còn lại đợi mãi không thấy bộ binh lên thì bắt đầu rút xuống. Đánh lên không được thì nguy cơ địch tràn xuống chiến hào là điều dễ xảy ra.

Đại đội phó ra lệnh: “Thắng, lên tăng cường cho đầu chiến hào, trên ấy im ắng quá”. Lão Thắng vận động lên phía đầu chiến hào. Hoà bị sạt từng đoạn dài, anh em hi sinh nằm la liệt dọc lối đi. Ở góc đó, chỉ còn một cậu lính mặt mày xám ngoét run rẩy rúc đầu vào hàm ếch tránh đạn. Lúc này tai đã ù, cơn sợ hãi ban đầu đã qua, lão Thắng bắt đầu say mùi khói súng. Thắng hỏi: “Trên này thế nào? Chúng nó bắn kinh quá nhỉ”. Cậu lính kia lắp bắp: “Anh em hi sinh cả, chúng nó sắp tràn xuống”.

Lão Thắng kê súng lên thành hào vào bắt đầu điểm xạ điêu luyện như trong huấn luyện. Đây là phát súng đầu tiên kể từ lúc trận đánh xảy ra. Mây mù che kín mục tiêu, lão cứ rê súng theo hướng có tiếng nổ hay ánh lửa rồi bóp cò.

Bỗng nhiên lão thấy có bóng áo xanh xanh đang vận động hướng về phía ta. Địch rồi, chúng nó bắt đầu tràn xuống rồi. Lão Thắng hét lên báo động cho đồng đội và nhằm vào bóng áo xanh nổ súng. Cái bóng đổ ập xuống vẫn kịp thét lên một tiếng đầy đau đớn. Ngay sau đó lão Thắng cảm giác như địch ở khắp nơi, lão rê súng bắn theo trí tưởng tượng của mình nốt băng đạn ấy.

Vừa lắp xong băng đạn thứ hai thì có lệnh rút lui. Lúc ấy khoảng 10 giờ sáng. Bất chấp đạn bắn chiu chíu trên đầu, lính ta cứ thế trượt rầm rầm xuống triền núi. Vì lão Thắng chốt ở đoạn đầu chiến hào, thành ra phải rút sau cùng với đại đội phó, phòng địch truy kích.

Đại đội lão xuống được dưới chân điểm cao thì trốn tạm trong một khe đá. Một lúc sau, mấy chiến sỹ ở đơn vị khác cũng chạy về đến đấy. Có một cậu bị thương nhẹ ở chân vẫn tập tễnh đi được, la ồ ồ đòi uống nước. Sợ lộ vị trí ẩn nấp, lão Thắng tiêm cho một mũi giảm đau rồi cho uống cả…bình tông nước.

Đêm hôm ấy, nhờ pháo sáng của địch, họ nhằm hướng Nam mà tiến. Lão Thắng vứt hết đạn, cả đôi nẹp tre lẫn túi thuốc cho nhẹ, đến gần sáng thì về được lèn đá 468.



Lần mò tìm lại góc hang từng nằm​

Mấy ngày sau, đơn vị lão được rút xuống Ngọc đường củng cố lực lượng chiến đấu. Đây là thời gian sung sướng nhất của lão, cuộc đời lại rượu ngon và gái đẹp cho đến khi lão quay lại hang Làng lò đợt hai.

Sau trận đánh ấy, đơn vị được năm tấm huân chuơng chiến công. Đại đội bình bầu chia chác xong xuôi vẫn thừa một chiếc. Phàm là thằng lính trận, có tấm huân chương phụ hoạ cho những câu chuyện xương máu vẫn hơn là nói mồm xuông. Thế là lão đề nghị: “Cho em xin cái đấy”.

Đại đội ngẫm nghĩ: thưởng huân chương cho lão cũng đúng. Lão anh dũng chốt chặn chiến hào không cho địch tràn xuống. Lại còn đưa được một thương binh về nơi an toàn. Xứng đáng được tấn huân chương chiến công hạng ba.

* * *

Lão Thắng đã kể xong câu chuyện, đôi mắt lão Thắng xa xăm buồn u uất. Tôi và lão Đoành an ủi: “Bác thế là dũng cảm lắm, xứng đáng phong anh hùng chứ huân chương hạng ba là quá bèo bọt”. Lão Thắng ngậm ngùi: “Nhưng tao vẫn bị ám ảnh tiếng thét lúc tao bắn trúng thằng Trung quốc. Nó kêu: Ối giời ơi”.
 

khải23c0545

Xe tăng
Biển số
OF-61095
Ngày cấp bằng
7/4/10
Số km
1,184
Động cơ
452,803 Mã lực
Nơi ở
TP Hà giang
Đoạn này không Logic nhá =))
Vừa về đến khách sạn, nhìn thấy mặt em một cái bác @ đã xa xả. Khiếp thật ! cứ tưởng như nhà bác ấy gần chợ Đồng xuân. Chửi là mày đi đâu làm tao tìm mãi không thấy đang chuẩn bị đăng báo tìm trẻ lạc. Thôi vào ăn cơm cho nhanh rồi mấy anh em còn ngược Hà giang để chiều còn kịp lên điểm cao ...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Đoạn này không Logic nhá =))
Vừa về đến khách sạn, nhìn thấy mặt em một cái bác @ đã xa xả. Khiếp thật ! cứ tưởng như nhà bác ấy gần chợ Đồng xuân. Chửi là mày đi đâu làm tao tìm mãi không thấy đang chuẩn bị đăng báo tìm trẻ lạc. Thôi vào ăn cơm cho nhanh rồi mấy anh em còn ngược Hà giang để chiều còn kịp lên điểm cao ...
Ủa ! sao mà không logic hả cụ ?
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Sau buổi cơm trưa hôm đó, ngồi uống nước cùng bác C phó thông tin , chỉ huy cũ của bác nguyenhongduc cùng một bác chủ nhiệm thông tin trung đoàn 153 em nghe được nhiều câu chuyện rất hay, nhất là chuyện về pháo và định bụng sẽ làm tư liệu cho những chuyện mình viết sau này.

Chia tay với anh Đức cùng mọi người trong đoàn ở lại chuẩn bị xuôi, 9 anh em ra đường bắt xe ngược Hà giang .


Chuẩn bị quân tư trang lên đường.



Lúc này mặt đường đang nóng hầm hập. Một người trong đoàn ở lại phải về gấp do được tin ai đó ở nhà mất. Bác Thinh không quản ngại đầu trần vác con điếu cày ra đường vẫy xe cho đồng đội Hà giang.





Đến Hà giang, sau khi tìm nhà trọ, mấy anh em nghỉ ngơi một chút rồi kêu con xe 12 chỗ đưa về phía Thanh thủy, lúc này tầm 3h chiều...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Lúc này trên phía Thanh Thủy nắng rực rỡ. Mấy anh em vừa trèo lên Đài tưởng niệm thì thấy một người đàn ông tuổi cũng trạc ngũ tuần cùng một thanh niên 16,17 đang ngồi lặng lẽ trên đó. Vừa nhìn thấy mọi người ông đã hỏi :

- Các anh có phải lính 356 không ?

Mọi người như bị hút vào quanh người đàn ông nọ. Đây là một CCB thuộc D3 - E 122 - F 313. Bác này tên là Chiến, quê Thái bình, nhập ngũ theo lênh tổng động viên năm 1979, huấn luyện tại F 411 rồi về F 313 cho đến năm 86 mới ra quân, lấy vợ và sinh sống tại Hà giang . Câu chuyện càng ngày càng sôi nổi.

Lúc sáng hai bố con bác cũng xuống nghĩa trang dự một lúc, anh em 356 mời ở lại ăn trưa giao lưu cùng nhưng bác về Hà giang rồi hai bố con lại tiếp tục cưỡi con chiến mã hai bánh vào làng Pinh, vừa quay ra lên đây thì mọi người cũng vừa tới.

Bác Chiến đang kể chuyện chiến đấu của sư đoàn mình, đằng sau lưng bác là ngọn 673, nơi từng hứng không biết bao nhiêu quả pháo đến trắng xóa núi.

.

Theo chuyện của bác Chiến thì đơn vị bác chốt trên 1100 lúc nào cũng căng thẳng vì sợ địch tập kích, nếu mất cái chốt đó toàn bộ các điểm cao phía dưới sẽ bị uy hiếp, chỉ cần địch lăn lựu đạn xuống thì dưới đó khó ai mà sống được. Bác cũng không hề biết đến chiến dịch MB 84 và một số đơn vị của E 149 - F 356 lúc nào cũng thường trực đằng sau đơn vị bác sẵn sàng lên bịt nếu chẳng may 1100 bị thủng. Nghe câu chuyện tự dưng em nhớ tới bác Khanhhuyen, F3 của bác ấy sau này cũng từng chốt nơi đây sau khi E 149 rút.

Clip quay câu chuyện của bác Chiến bác @ vẫn đang giữ, do dạo này bận " chuyển tài liệu " khi nào rảnh bác @ up lên sau.

Đồi đá Pháp ( trước đó có cái lô cốt do Pháp xây - trích lời bác VT 738 ) bên phía đông sông Lô, ảnh này em chụp từ năm ngoái từ đài tưởng niệm, phía góc dưới vẫn nhô lên gương mặt của nhà văn Doãn Dũng, tiếc là đồi Cô Ích em hỏi bác Chiến nó bị khuất, không thể chụp được ngọn đồi nơi mang tên của một nữ chiến sĩ F 313 đầu tiên hy sinh tại đây năm 1978.



Một góc của 673. Bác Quyền C6 kể ngày trước muốn vào Làng Lò hay Hang Dơi khi qua đây phải men theo chân núi, chỗ cái nhà mái nhọn đỏ đỏ đi vào một chút có kỷ niệm nhớ đời của bác ấy lần đi từ ngoài vào bị từ bên 1250 bắn sang chạy chối chết.



Tranh thủ chụp bức ảnh kỷ niệm cho cô phóng viên Hà Hương của báo Tuổi trẻ



Bên trong đài tưởng niệm.



Sau khi vào thắp hương trong đài, mọi người chia tay bác CCB đáng mến của sư đoàn từng cắm chốt, chiến đấu tại Vị xuyên lâu nhất. Hai bố con bác tiếp tục đi vào Lao Chải, nơi xưa kia có E 14 đóng quân còn anh em đi bộ vào đoàn kinh tế quốc phòng 313, nơi mà năm ngoái họ cho người đưa em cùng bác @ lên Nậm ngặt...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Còn đây là bài báo của cô phóng viên Hà hương trong buổi hôm ấy !




Vị Xuyên, Hà Giang, nỗi đau vẫn còn đó

Cảm xúc Đăng ngày Thứ ba, 16 Tháng 7 2013 10:45

Nắng đã bắt đầu tắt trên những mỏm núi đá hình răng cưa, một người đàn ông dáng lam lũ ngồi lặng lẽ trên những bậc thang của đài tưởng niệm liệt sĩ Thanh Thủy. Dưới chân đài tưởng niệm, suối Thanh Thủy vẫn chảy mải miết. Ông bảo 29 năm về trước, con suối này vẫn chảy như vậy, dãy núi phía xa kia vẫn nổi rõ từng chóp sắc trên nền trời như vậy.




Viết từ biên giới Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang). Ngày 12-7-2013. Chỉ có con người đã đổi thay, ông và những người còn sống trở về sau chiến tranh tóc đã bắt đầu bạc. Còn đồng đội phía dưới những rặng cây xanh ngắt kia mãi mãi vẫn 20 tuổi.
12-7 không phải ngày truyền thống sư đoàn 313 của ông, thế nhưng năm nào ông cũng đến. Buổi sáng, con trai chở ông đến nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên thắp hương, buổi chiều ngược trở lại Thanh Thủy. Ông tên Chiến (quê ở Thái Bình), nhập ngũ theo lệnh tổng động viên cho chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Đời lính của ông gắn bó bảy năm liền với những điểm cao trọng yếu của vùng biên giới Thanh Thủy này. Năm 1984, một số điểm cao bị quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm dữ dội, sư đoàn 356 được điều động về cùng đơn vị ông phòng ngự và chiến đấu giành lại các điểm cao. Máu, nước mắt, mồ hôi của họ cùng thấm vào đất vào đá Thanh Thủy này.
Duyên nợ đưa ông gặp lại những người lính sư đoàn 356 đúng vào buổi chiều 12-7 này. Rất nhanh, họ nhận ra nhau vì đều cùng chung một phần ký ức không thể nào quên. Câu chuyện của 29 năm về trước cứ tuôn trào không dứt. Một thời tuổi trẻ mình, bạn bè, anh em và đồng đội cứ trở lại. Như thể tất cả mới chỉ xảy ra hôm qua.
“Ngày đó chúng tôi chỉ nặng 40-50kg, trên người đeo thêm hơn 40kg đạn dược vũ khí cứ chạy lên chạy xuống dưới những điểm cao. Còn mấy cái ruộng bậc thang lúa xanh um kia ngày đó được gọi là thung lũng chết, pháo Trung Quốc từ phía bên kia giội xuống cả ngày không ngớt. Sau ngày 12-7-1984, suốt một tuần liền cứ đêm xuống là chúng tôi đi tìm thi thể đồng đội. Trời lúc mưa lúc nắng, thi thể trương lên không thể nhận dạng được nữa, chỉ có thể bọc lại mang về. Đêm đêm, thi thể đồng đội nằm ngoài, chúng tôi nằm trong cố ngủ” - một người lính sư đoàn 356 chia sẻ.
Trở lại chiến trường xưa sau 29 năm, ông Phạm Ngọc Quyền (Hà Nội) khóc như một đứa trẻ trước đài tưởng niệm đồng đội hi sinh. Nếu ông không chỉ, cũng khó nhận ra nổi ngọn núi từ suối Thanh Thủy đi vào lại là điểm Đ1, Đ2, Đ3 khốc liệt năm nào. Cây cỏ đã bao phủ lên tất cả một màu xanh. Nhưng không một ai trong những người lính trở về lãng quên mảnh đất này, tên từng đồng đội ngã xuống ở đây. “Dưới mỗi cái cây trên ngọn núi này là bạn bè, anh em tôi” - ông Quyền rưng rưng nói.
Họ đã từng ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, chia nhau từng nắm gạo sấy khô trên chiến hào ngày mưa rét, cùng chịu cảnh người phù lên vì thiếu dinh dưỡng. Ngày đó họ 20 tuổi, còn chưa biết đến yêu hay cầm tay một người bạn gái.
Mong ước của ông Quyền là được leo lên điểm cao, dẫu chỉ nhìn thấy nắm đất cũng coi như nhìn thấy đồng đội. Nghe thế, lính sư đoàn 356 đều cản: “Nếu đi được chúng tôi đã đi rồi, nhưng trên đó bom mìn nhiều vô kể”. Đó cũng là nỗi niềm của những người lính sư đoàn 356 suốt nhiều năm nay. Hàng trăm người vẫn nằm lại cùng với khối lượng lớn bom mìn chưa được rà phá. Riêng đêm 12-7-1984, 600 người ngã xuống nhưng chỉ có một số rất ít được đưa về nghĩa trang. Cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Hữu Thanh năm 2012 cũng là cuộc mạo hiểm của đồng đội còn sống. Ngoài phần thi hài còn sót lại, dưới hài cốt của liệt sĩ Thanh còn có tới bốn quả lựu đạn chạm nổ.
Như một phần lịch sử nín lặng, người nằm xuống ở biên giới Thanh Thủy ít được nhớ tới, ngoài những đồng đội cũ mỗi năm lên thăm một lần. Sư đoàn giải thể, người còn sống về quê tay cày tay cuốc, người không về dần bị che khuất giữa những cây, những cỏ. “Nhưng mặc thời gian, mặc quên lãng, vẫn có một khoảng ký ức được ấp ủ sâu kín trong tim những người lính. Họ đã trở về ngày 12-7 và nhất định sẽ về vào những ngày khác nữa. Và họ vẫn phải chờ, chờ một “cánh cửa mở” cho đồng đội ngã xuống, cho phần lịch sử bị quên lãng của sư đoàn. Một cánh cửa mở như rất nhiều cánh cửa mở mà những người lính đã phải trả bằng máu và tính mạng cho đồng đội có đường tiến công...
HÀ HƯƠNG (TUỔI TRẺ ONLINE)



http://reds.vn/index.php/cam-xuc/4877-vi-xuyen-ha-giang-noi-dau-van-con-do
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Cổng Đoàn kinh tế quốc phòng 313



Trong lúc bác @ cùng mấy nhà báo vào xuất trình giấy giới thiệu của Cục bảo vệ chính trị:D cùng thẻ nhà báo em với bác Quyền C6 nhảy luôn sang phía hang Dơi trước. Cây cầu treo chụp từ xa nhìn vẫn như năm ngoái .



Đứng từ đầu cầu bên phía 313 chụp sang, cửa hang Dơi phía trước đựợc che chắn bởi ngôi nhà cấp 4 quét vôi trắng, nằm cạnh một cái miếu thờ các liệt sĩ từng hy sinh tại đây.





Dòng suối Thanh thủy chảy hai bên mạn cầu, nơi đây ngày xưa chưa có cầu bác Phạm viết Đào đã từng viết...lội qua sông Lô vào thăm hang Dơi .

Phía mạn ngoài.



Mạn trong.



Chả biết bác Quyền C6 đang suy tư gì ?



Trong hang tối quá, họ không bật điện cho nên em không chụp, những hình ảnh đó em cũng đã pots lên năm ngoái cho nên thôi không pots lại trùng lặp nữa.

Mấy anh em đang vẩn vơ thì bác Hải trưởng đoàn 313 vừa đi đâu về. Bắt tay anh em xong bác mời về bên phòng bác uống nước nhưng mọi người xin phép sang hang Làng Lò luôn kẻo muộn. Người chỉ huy tương đương cấp sư đoàn nói thêm sáng nay vừa cho cán bộ chiến sĩ sang dọn bên đó vì mai có một đoàn trung ương lên. Tạm biệt người lính già từng đánh trận tại điểm cao 1030 - Núi Bạc - Yên Minh cùng mọi người của đơn vị mấy anh em tiếp tục hành quân sang hang Làng Lò...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )


Hang làng Lò, một địa danh có lẽ bác CCB nào từng chiến đấu ở Vị xuyên đều biết...

Hiện nay đường vào hang đã bị nhà dân xây chắn mất cho nên phải đi nhờ men theo bờ ruộng của họ.





Con lạch nhỏ chảy len lỏi qua các hòn đá dưới chân núi vắt qua đường lên cửa hang.



Đồng chí phóng viên báo Thanh niên đi tác nghiệp sau cùng .



Hình ảnh nhìn từ gần cửa hang ra chỗ con đường vừa vào, nơi đây gọi là thung lũng hay cánh đồng tử thần. Pháo địch từ đằng sau rót qua đầu dãy núi rơi xuống đây. Thỉnh thoảng pháo ta cũng trêu nhau làm quả hụt tầm vào gần cửa nhắc cho mấy bác bộ binh cùng đặc công trong hang là anh em pháo binh vẫn đang kề vai sát cánh cùng các đồng chí !

Con đường phía đối diện đi Lao chải.



Bác @ đang chỉ lên con đường công binh, ngày trước là toàn bao cát và đá xếp thành đường, họ vừa xây lại. Lên theo cái khe đến trên đỉnh có thể nhìn rõ 468 hay 685 trước mặt .

- Chú có can không ! anh chạy một phát từ đây lên đỉnh nhé !

- Thôi em xin can! Trên đó nhỡ còn mìn mõ nhiều bác lao lên chẳng may bị sao anh em sang năm lại phải lên...quy tập bác về thì mệt lắm !


 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Trước khi vào hang, em tranh thủ chụp thêm bức hình nữa của cô phóng viên. Chẳng mấy khi được ngắm người đẹp làm việc tại một tờ báo trung ương .



Trong hang rất rộng, tối thoang thoảng mùi hương trầm thơm ngát của mấy bác vừa vào trước thắp nên cũng xua đi cái lạnh lẽo của lòng núi đá. Nơi đây chính bác nguyendinhthang, một người lính 356 trong thời gian đó phải nằm mấy tháng trời dưới tầng một đến nỗi bị viêm cột sống mang tật suốt đời do không được chữa trị kịp thời, cái biệt danh @ gắn chết với bác từ địa danh này mà ra.

Nơi đây cũng là địa điểm tập kết vũ khí, con người. Có lúc lên hàng tiểu đoàn để chuẩn bị cho các trận đánh hay chiến dịch trên các điểm cao sau dãy núi này. Thương binh cũng hay đưa về đây, rồi đặc công, trinh sát cũng ém để hàng đêm tỏa đi khắp nơi làm nhiệm vụ. Nghe nói có thời F 31 định đục thủng cái hang này thông sang đánh phía bình độ 300,400



Con đập ngăn nước trong lòng hang chắc mới xây dựng được vài năm nay. Nó làm hang mất đi sự hoang sơ của ngày xưa .



Em lần mò mãi xem còn dây đạn M79 mà mấy bác chụp hồi năm 2008 không, định cầm vài quả ra suối Thanh thủy ném cá chơi :D nhưng họ đã dọn hết, không còn chút gì cả, kể cả mảnh bát sắt !

Quay ra định leo lên tầng hai chụp ảnh nhưng thấy cái vòm hang...



...và chỗ cửa hang phía bên trên nước chảy như một dòng mưa nhỏ tí tách qua các tán lá xuống góc cửa hang, mải đứng chụp và ngắm quên mất lên trên.

Chỗ cửa hang có một bức tường đá như bức màn che cho trong hang khỏi bị mảnh pháo văng vào bên trong. Ai đã vào đến đây chắc thấy thật yên tâm mặc cho ngoài kia pháo nổ ầm ầm .

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Trên đường ra mọi người gặp hai em bé này, bà mẹ của chúng sinh năm 1986, tức là hai năm sau chiến dịch MB 84. Họ đến đây mới có ba năm, tất nhiên cuộc chiến tại đây những người này chỉ biết qua câu chuyện kể hoặc mỗi khi cuốc ruộng nương nhặt được những mảnh đạn pháo còn vương vãi làm mẻ lưỡi cuốc, lưỡi cày. Chiến tranh đã lùi xa dần trong ký ức của mỗi người .



Hai bạn phóng viên trẻ cũng chụp chung kiểu ảnh cùng các em nhỏ.



Nhìn về phía đường ống nước chạy trên đỉnh núi xuống và cái nhà máy cũng mới xây dựng, thấy rằng cuộc sống bình thường đã đến với tất cả người dân khi không còn tiếng pháo rơi đạn nổ. Các thiết bị máy móc sản xuất thế chỗ cho khí tài chiến tranh. Mừng làm sao cho một vùng quê biên cương của Tổ quốc đang hồi sinh cuộc sống mới sau hơn hai mươi năm qua.

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Ra tới đường cái, nhằm thời gian này đã muộn, không thể đi lên nổi các cao điểm cho thỏa lòng mong ước của bác Quyền C6 cùng mấy bác trong nhóm. Mọi người quyết định lên xe chạy về hướng Lao chải một đoạn để khi ngang qua nhìn thấy các đỉnh cho bác Quyền ...đỡ vật.

Khi qua chỗ hang Làng Lò, mặc dù nhìn rất rõ nhưng vì ngược sáng mặt trời, bức ảnh nào xong cũng bị lóa không xem thấy gì cả, thôi đành xóa đi vậy !

Đường đi Lao chải họ đã trải nhựa, tương đối rộng và đẹp so với tiêu chuẩn miền núi, những khúc cua quanh co đều có tường hộ lan như thường thấy ở các con đèo nguy hiểm. Đến một đoạn thấy có vẻ rõ rõ xe dừng ( nếu không nhầm đúng là đoạn soi gương lên 685 và gần đó một khẩu 76,2 bị rơi xuống vực ) cho mọi người ngắm, chụp.

Máy ảnh của em không Doom xa được nên vẫn hơi mờ mờ, có thể nhìn thấy mương nước xây chạy vắt ngang sườn núi và lèn đá 468 cùng cái mỏm cao nhất của 685.



Buổi tối hôm đó trong bữa cơm có mời được một vị khách, hiện đang công tác tại Sở y tế Hà giang đến giao lưu. Người khách này trong suốt cuộc chiến tranh biên giới vẫn đang là học sinh, từng tham gia nhiều công tác hậu sự cho các tử sĩ. Hiện nay ngoài công việc chính còn tham gia ban điều hành hội Hà giang online, tối mai những người bạn trẻ hội của anh sẽ tham gia đốt nến tại nghĩa trang liệt sĩ cùng các tổ chức khác. Đây cũng là bữa cơm chia tay hai đồng chí phóng viên, một về ngay tối nay và một ( Hà Hương ) tiếp tục rong ruổi từ sớm mai lên Đồng văn, Lũng cú làm phóng sự về nơi địa đầu Tổ quốc.

Kế hoạch ngày mai có thay đổi chút, mọi người đều nhất trí đi thăm sân bay Phong quang, cũng là một địa danh mà các bác CCB Hà giang đều nhắc tới .

Đêm thành phố Hà giang thật thanh bình và đẹp, nhưng có lẽ ai cũng thấm mệt sau một ngày đi lại leo trèo nên mọi người đều ngại đi chơi ngắm cảnh, ai muốn về ngủ sớm lấy sức ngày mai đi tiếp.

Trở về phòng nghỉ, em nhớ ra quyển Tạp chí Văn nghệ quân đội mà bác Doãn Dũng gửi qua bác nguyendinhthang cho mọi người vội giở ra đọc, câu chuyện về cuộc chiến tàn khốc cứ lần lượt trôi qua đem lại thêm cảm xúc của những gì chứng kiến hai hôm nay.




Có lẽ cũng chính ngày hôm nay bên nghĩa trang Malipho những người lính phía bên kia cũng được mọi người đến tưởng niệm. Họ cũng là lính - cho dù là kẻ xâm lăng, thì họ cũng là những con người thanh niên trai tráng đang tuổi thanh xuân như những người lính của chúng ta - những người bảo vệ Tổ quốc, chỉ khác mỗi bên ngã xuống vì nhiệm vụ khác nhau mà thôi...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Ngày 13/7...

Hai chiếc tắc xi lặng lẽ bò lên theo con đường quanh co của con dốc Ba Khoanh đi vào sân bay Phong quang thuộc xã Phong quang huyện Vị xuyên, do người Pháp xây dựng từ thời xưa. Đây cũng là địa điểm số 2 trong dự kiến sắp được xây dựng một sân bay dân sự mới của Hà giang sau xã Tân Quang huyện Bắc quang.

Qua con dốc là một khoảng bằng phẳng, rộng lớn như một cao nguyên, người ta đã làm con đường nhựa chạy men theo rìa sân bay vào tít tận chân núi.

Phong cảnh hai bên đường .



Những cánh đồng ngô trên con đường vào sân bay san sát liền nhau



Do không biết và cũng muốn vào trong sân bay cho nên đoàn bỏ con đường nhựa rẽ vào đường đất vẫn còn ẩm ướt , đầy những vũng lầy tàn tích trận mưa hôm trước .

Sân bay. Chỉ còn là cái tên gọi như ngày xưa, thực ra là một khu đất bằng phẳng và rất rộng, cây cối um tùm nằm trong một thung lũng giữa các dãy núi bao quanh, nơi đây cũng nhiều kỷ niệm không riêng với các CCB F 356 mà còn của các đơn vị thuộc F 312, 313, 314, lữ 168 pháo binh .

Vào đến giữa sân bay, mọi người dừng lại tìm các vị trí quen thuộc, có lẽ cũng đã quá lâu ngày cho nên cảnh vật thay đổi nhiều, trừ các dãy núi vẫn thế, căn cứ vào đó làm vật chuẩn để tìm lại nơi mình đã từng qua hay ở .

Các ngón tay chỉ tung tung dò phương hướng !



Dãy răng cưa



Thôi tranh thủ bẻ ít ngô đã không có tý mấy lão Pháo binh đi qua lại hết !




 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Một số bãi đất trống còn sót lại .

Phía sông Lô



Phía dãy răng cưa .



Thấp thoáng những mái nhà dưới chân núi trước dãy răng cưa ( không biết tên là gì, mong các bác cựu 313 còn nhớ nói giúp em ), con đường nhựa mới làm chạy qua chỗ đó. Sau chiến tranh người dân lại trở về sống tập trung quanh cái sân bay cũ này rất nhiều, chủ yếu chạy dọc theo hai bên con đường nhựa. UBND xã Phong quang cũng đặt trụ sở nơi đây .

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Xe ô tô chỉ đi theo con đường đất một đoạn nữa thì phải dừng vì đường quá nhỏ. Thấy mọi người có vẻ mệt muốn nghỉ lại em và bác @ cùng bác Quyền nói anh em chờ rồi bỏ xe đi bộ tiếp !

Đây đã là địa phận cuối hay gần cuối của sân bay Phong quang. Vừa vượt qua một con dốc nhỏ thì hiện ra một khu vực mà hai bác 356 nhận ra ngay nơi đây mình đã từng đi qua .




- Em có nhìn thấy cái cây kia không ? bên cạnh nó là rất nhiều những cái hang nhỏ nhỏ, ngày xưa bọn anh khi qua đây thường hay chui vào tránh pháo từ 1250 bắn sang.




- Còn đây là khu vực trước kia lữ 168 đặt pháo ở đây quại lại bọn nó !



Đến lần tý nữa xem cho rõ !

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Hoa mua mọc bên cạnh đường đi .



Một cái ốc đảo xanh nho nhỏ tương đối đẹp, cố Doom chụp phát ! .



Đã đến gần cuối con đường. Mấy bác 313, 31...nhìn hộ em dãy núi phía trước là bao nhiêu với ạ !



Chỗ này hình như ngày trước là trận địa pháo 130 nòng dài .

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Nhìn thấy ngôi nhà thấp thoáng bên kia con đường mòn, ba anh em kéo nhau vào đó vừa xin nước uống đỡ khát vừa muốn gặp chủ nhà hỏi thăm về cuộc sống của người dân nơi đây trước, trong và sau khi chiến tranh xảy ra.

Thấy mọi người vào nhà, một cậu chàng thanh niên cũng chừng 25,26 đang bế con bên nhà hàng xóm chạy về mời mọi người vào nhà uống nước. Gia đình cậu ta là người Nùng từng định cư ở khu vực này từ lâu lắm rồi, sau khi có dấu hiệu sẽ nổ ra cuộc chiến họ cùng dân bản ở đây sơ tán về dưới Bắc quang, vừa lại lên đây chừng chục năm.

Một người đàn ông Nùng trong nhà pha nước tiếp anh em. Câu chuyện rất thú vị, em vừa quay phim vừa ...định chạy khi hai bác nói chuyện cùng ông già bố cậu thanh niên kia.

Rất tiếc đoạn phim đó chưa up lên được Yutube để mọi người xem, em tạm trích vài câu vậy :

......................

- Vậy hồi ấy nhà bác đi sơ tán trước chiến tranh à ?

- Ừ ! Hồi đó đi theo xe kéo pháo của bồ đồi, họ chở cho hết, cả trâu bò cũng mang theo.

- Thảo nào hồi đó bọn em đến đây tìm mãi chả còn con lợn hay gà nào cả ! ( hic ! đúng là bác @) - Ô ! có chứ, vẫn còn mà ! Nhưng lúc về thì thấy hết rồi. Chắc cái bồ đồi nó ăn, thôi không sao, nếu chúng nó không ăn thì cũng làm trâu rừng lợn rừng thôi. ( nghe câu này em yên tâm tay máy quá ! )





..............

- Thế khi về thì thế nào ?

- Ôi dào, về đến nơi thấy nhà cửa cháy hết rồi, không biết có phải do bồ đồi vào nấu nướng sơ ý không ! ( đoạn này em lùi dần ra cửa chuẩn bị....)

- Không phải đâu, pháo Trung quốc bắn cháy đấy !

- À thế à! Chúng nó cháy hết cả nhà cửa lẫn cây cối, nương ngô của dân vớ...! ( ...lại quay vào ......................
- Hồi đó bác có biết đơn vị nào ở đây không ?
- Có, có ! họ đóng trước đó ba năm, pháo D74 ( cụ này biết cả tên của 130 ) nòng nó dài dài như này này !


.

Bác chủ nhà cũng chỉ cho mọi người đường sang bên phía Minh tân, hóa ra cách nhà bác khoảng trăm mét là tới con suối, từ đó chảy một đoạn ra sông Lô, nơi có chiếc cầu trụ đá gần ngã ba Thanh thủy xây từ xưa mà một bác vận tải của F 313 tý bị lọt xuống sông khi chạy qua do tấm ván hở, may mà có chiếc ba lô...đầy ngô hái trộm của đồng bào mắc lại treo cả người lủng lẳng !
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Câu chuyện vẫn đang vui khi có thêm mấy đứa cháu của ông già vừa đi làm nương về. Chắc sợ mọi người chờ ngoài kia sốt ruột bác @ cáo từ mặc dù bác chủ nhà muốn giữ các " bồ đồi " ngày xưa ở lại ăn cơm trưa cùng gia đình. Biếu cụ ít quà xong ba anh em bước ra cửa.

Nhìn thấy đám ngô đang phơi trước hiên, mắt hai bác cựu sáng rực như sao sa. Em vội chụp được hình ảnh này :





Tiện thể quay sang chụp luôn bố con người thanh niên trẻ, anh chàng này cũng từng là lính, nhập ngũ năm 2004 thuộc D13 DKZ trực thuộc F 316 .



Trên đường đi bộ quay ra.



Sống rồi các đồng chí ơi ! Bác Quyền phi vào nương ngô diễn lại cảnh ngày xưa khi từ bên làng Lò sang đây thấy nương ngô. Hèn chi mấy bác Pháo binh kêu hết ngô khi đi trinh sát địch về là phải !

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F356 ( Tiếp theo )

Ra đến ngoài xe thì thấy mấy bác ngoài đó cũng đang vào nhà dân khu vực đấy chơi. Các " bồ đồi " cũng tâm sự với bà con rộn ràng chả khác gì vũ khí của lữ 168. Họ còn chụp được cả đống ảnh những mảnh đạn pháo sót lại đang chất đầy nhà một người chuẩn bị mang đi bán sắt vụn.

Vẫn còn hơi sớm. Bác @ rủ rê mọi người đi về Ngọc đường, nơi ngày xưa đóng quân của trung đoàn bộ 153. Xét thấy chả có gì nguy hiểm ( trừ em ra vì đã đọc bài Chống gậy lên non thăm trận địa xưa năm 2008 ) nên tất cả vui vẻ đồng ý !

Bác @ dặn nhỏ với đồng chí Triển hộ vệ. Tuy nhỏ nhưng em vẫn nghe thấy rõ " Chú ý bám sát có gì còn yểm trợ tao nhé ! ". Nhân vật võ lâm này kỳ bí đến nỗi suốt cuộc hành trình em không kịp chụp nổi một bức ảnh về cậu ta, trừ bức gần cuối cùng mờ mờ ảo ảo .

Càng đi đến gần cái thôn có tên là Quyết tiến, thấy bác @ có vẻ càng xúc động, hồi hộp đến nỗi xe chạy qua tý nữa thì đi Bắc Mê luôn bác mới sực tỉnh hô lái xe quay lại .

Cái thôn xưa đây rồi ! do ngồi trong xe khuất quá em không chụp được bức ảnh nào về nơi đóng quân của E bộ 153 cả, với lại nó cũng chẳng còn vết tích gì nữa vì nhà dân san sát nhau. Ngọc đường ngày nay sầm uất quá, hơn mười năm trước em có qua đây mà bây giờ thấy cũng khác hẳn .

Xe quẹo vào một ngõ nhỏ, một bên là nhà ở còn một bên là các ruộng rau sát nhau. Tới địa điểm ngày xưa bác @ ở trọ, mọi người lục tục xuống xe. Triển hộ vệ đi sát bác @ còn em cầm máy quay đi sau cùng, nhường cho các bác lớn vào trước...
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top