[Funland] Chiến dịch Dak To tháng 11/1967 (với trận Đồi 875 đẫm máu nhất trong chiến tranh Việt Nam)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Kontum 1967_11_27 (1).jpg

Chiến dịch Dak To bắt đầu ngày 3 tháng 11 năm 1967 và kết thúc ngày 23/11/1967 sau khi bộ đội chính quy Bắc Việt Nam rút khỏi Đồi 875
Ngày 3 tháng 11 năm 1967, ta bắt đầu Chiến dịch Dak To nhằm chiếm một loạt điểm cao sát Căn cứ Dak To.để kéo địch lên rừng núi giao chiến. Đó là
Hill 724
Hill 724
Ngok Kom Leat
Hill 823
Căn cứ hoả lực FSB 16 (hill 889)
Hill 882
Hill 875
Hill 530
Hill 1338
Kontum 1967_11 (5_4.jpeg

Căn cứ Dak To nằm cách Kontum 45 km về phía bắc, gần Ngã Ba Đông Dương. Đây là “Cánh cửa thép” bảo vệ cửa ngõ vào Tây Nguyên. Thực tế trong suốt cuộc chiến tranh, Dak To từng chặn đứng những cuộc tấn công của ta vào Kontum, Trận chiến 1967, 1972 và 1975 đã chứng minh điều này
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Quân đội Mỹ và VNCH đã huy động 16.000 binh sĩ để chống lại cuộc tấn công của ta
Chỉ huy bên phía Mỹ là Tướng William R. Peers, Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 4 (mệnh danh Sư đoàn Thép), với 16.000 quân (kể cả VNCH)
Kontum 1967_11 (42).jpg

Thiếu tướng William R. Peers, tư lệnh Sư đoàn Bộ binh số 4 và là Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Chiến dịch Đắc Tô (Mỹ gọi là Chiến dịch McArthur)

Bên phía ta là Tướng Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh) và Chính uỷ Trần Thế Môn với 6.000 bộ đội của 4 Trung đoàn: Trung đoàn 320, 66, 174 và Trung đoàn pháo binh 40 và một số đại đội súng cối hỗ trợ cùng với Tiểu đoàn 6 độc lập mang mật danh "Tiểu đoàn Tây Ninh"
Lực lượng Mỹ và VNCH 16.000 quân
Pháo binh bắn yểm trợ 151.900 viên đạn pháo
2.101 phi vụ trực thăng chiến đấu hoặc vận tải
Không quân hỗ trợ 2.096 phi vụ ném bom, 257 phi vụ B-52, ném tổng cộng hơn 10.000 tấn bom
Sau ba tuần giao chiến
Theo Hoa Kỳ công bố thiệt hại 376 chết, 15 mất tích, 1.441 bị thương
(Riêng trận chiến đồi kéo dài 5 ngày Lữ đoàn Dù 173 chết 285, bị thương trên 400)
Phía VNCH: 73 chết, 18 mất tích, 290 bị thương
Tổn thất về trang bị: 40 trực thăng, 2 máy bay vận tải C-130, 1 máy bay F4 Phantom bị phá hủy, 32 xe quân sự, 15 khẩu pháo bị phá hủy
Theo con số phía ta, cả Mỹ và VNCH 4.570 chết và bị thương (có 4.030 lính Mỹ), phá hủy 70 máy bay, phá hỏng 3 sân bay, 52 xe quân sự (gồm 16 tăng-thiết giáp), 18 pháo và súng cối, 2 kho đạn, 3 kho xăng; thu 104 súng các loại và 17 vô tuyến điện
Về thiệt hại của ta, Hoa Kỳ tuyên bố có 1.000 -1.664 chết, cỡ 1.000–2.000 bị thương, nhưng con số này bị cho là phóng đại vì Mỹ chỉ thu được 94 cối, và 275 vũ khí cá nhân
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Theo hồi ký "Chiến trường mới" của cụ Nguyễn Hữu An thì trận này phía mình có kế hoạch đánh khá hay, đầu tiên là tấn công Ngọc Bơ Biêng để uy hiếp Tân Cảnh, nhử Mỹ đổ quân xuống tiếp viện và đổ quân xuống chặn hậu bộ đội ta. Bộ đội ta đánh bọn đổ xuống này thì Mỹ lại tiếp tục đổ quân chặn hậu, cứ tiếp tục như thế 3 lần thì nhử được quân Mỹ đến Đồi 875 để tiêu diệt. Đồi 875 sát biên giới Campuchia được chọn làm quyết chiến điểm, lúc đầu Trung đoàn trưởng được giao chốt ở đây còn không tin là nhử được Mỹ đến tận đó, cụ An phải hứa là sẽ điều được một Tiểu đoàn Mỹ đến cho cụ kia tiêu diệt. Cách đánh là dùng hầm hố, công sự vững chắc để trụ cứng trên chốt, sau đó cho lực lượng cỡ Trung đoàn đánh bọc hậu và tạt sườn quân Mỹ đang tấn công chốt.
Bản thân cái đồi 875 này chả có ý nghĩa chiến thuật chiến lược gì nên bọn Mỹ không nghĩ mình lại chốt cứng ở đây. Sau khi bộ đội ta rút, bọn Mỹ chiếm rồi cũng rút.
Kontum 1967_12_4 (2).jpg

Đồi 875 (giữa hình) nằm trong cụm đồi 882, 845 và 875, cách nhau chừng 100 mét. Ta nhử địch chiếm hai ngọn đồi 882 và 845, để địch nghĩ sẽ dễ dàng xoi nốt được đồi 875, không biết rằng đó là cái bẫy tiêu diệt lực lượng Mỹ
Ảnh chụp hôm 4/12/1967 sau khi trận chiến kết thúc 11 ngày
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Ngày 3 tháng 11, Trung sĩ Vũ Hồng, lính cảnh vệ của ta, đã đầu hàng quân Mỹ và tiết lộ kế hoạch tấn công Dak To với 4 Trung đoàn gồm Trung đoàn 24, 32, 66 và 174 được sự yểm trợ của Trung đoàn 44 pháo binh.
Dựa vào các tin tức tình báo trên, quân Mỹ lập tức điều động quân đội đối phó. Thiếu tướng William Peers, Chỉ huy Sư đoàn 4 được cử làm chỉ huy cuộc hành quân. Lực lượng của Sư đoàn 4 gồm 2 Lữ đoàn: 1 Lữ đoàn từ Sư đoàn 1 Không Vận và 3 Tiểu đoàn từ Lữ đoàn Dù 173 cùng 6 Tiểu đoàn lính VNCH với tổng quân số khoảng 16.000 người. Cuộc hành quân mang tên cuộc hành quân MacArthur (Operation McArthur)
Cụ Nguyễn Hữu An cũng nói trong hồi ký là cậu vệ binh kia tiết lộ được điểm mở màn chiến dịch, nhưng các ý đồ sâu xa về sau thì không ảnh hưởng gì mấy
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,055
Động cơ
253,474 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Ngày 3 tháng 11, Trung sĩ Vũ Hồng, lính cảnh vệ của ta, đã đầu hàng quân Mỹ và tiết lộ kế hoạch tấn công Dak To với 4 Trung đoàn gồm Trung đoàn 24, 32, 66 và 174 được sự yểm trợ của Trung đoàn 44 pháo binh.
Dựa vào các tin tức tình báo trên, quân Mỹ lập tức điều động quân đội đối phó. Thiếu tướng William Peers, Chỉ huy Sư đoàn 4 được cử làm chỉ huy cuộc hành quân. Lực lượng của Sư đoàn 4 gồm 2 Lữ đoàn: 1 Lữ đoàn từ Sư đoàn 1 Không Vận và 3 Tiểu đoàn từ Lữ đoàn Dù 173 cùng 6 Tiểu đoàn lính VNCH với tổng quân số khoảng 16.000 người. Cuộc hành quân mang tên cuộc hành quân MacArthur (Operation McArthur)
Cụ Nguyễn Hữu An cũng nói trong hồi ký là cậu vệ binh kia tiết lộ được điểm mở màn chiến dịch, nhưng các ý đồ sâu xa về sau thì không ảnh hưởng gì mấy
1 trung sỹ mà biết về kế hoạch thì cũng lạ nhỉ. Hay đây là kế của các cụ nhà ta?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Chiến dịch Đăk Tô diễn ra từ ngày 3/11 đến 23/11/1967, đây là một trong những trận đụng độ lớn nhất giữa bộ đội chính quy Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ. Đỉnh điểm của chiến dịch là trận so kè giữa Lữ Dù 173 Bất khả chiến bại của Quân đội Hoa Kỳ và Trung đoàn 174 do Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy chỉ huy trê đồi 882 và 875.
Trận đánh bắt đầu diễn ra vào ngày 3/11, khi quân đội Mỹ đổ một Tiểu đoàn xuống dãy Ngọc Bơ Biêng nhưng bị ta đánh lui.
Ngày 4/11, Lữ đoàn Dù 173 và Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn 1 quân Mỹ đến Tân Cảnh. Đến ngày 6/11 thì một bộ phận Lữ đoàn Dù 173 giao chiến với Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66 của ta). Trong những ngày sau đó, quân Mỹ đột kích mạnh và chiếm được một số vị trí trong khu vực có Sư đoàn 1 của ta án ngữ
 
  • Vodka
Reactions: ITI

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Lữ đoàn Dù 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống Cao điểm 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải Sư đoàn 1, để tiến lên chiếm cao điểm 875.
Nhưng ngày 11/11, Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn Dù 173 lọt vào ổ phục kích của Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 nên bị thiệt hại nặng.
Phán đoán lính Mỹ sẽ đổ quân xuống bãi trống ở cách nơi vừa xảy ra trận đánh khoảng hơn 1.000m để chi viện cho Tiểu đoàn 4 Mỹ và giải quyết hậu quả, Trung đoàn 66 đã nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 8 về ngay nơi đó phục kích. Và khi trực thăng chở hai đại đội của Tiểu đoàn 1 (thuộc Lữ đoàn Dù 173) chuẩn bị tiếp đất. Tiểu đoàn 8 đã dùng toàn bộ hỏa lực liên thanh đồng loạt khai hỏa. Kết quả 7 chiếc rơi và bốc cháy tại chỗ, kéo theo hàng chục lính Mỹ thiệt mạng. Số quân còn lại hoảng hốt tháo chạy. Bị các chiến sĩ Tiểu đoàn 8 truy kích tiêu diệt gần hết.
Nhưng đó chưa phải điều tệ nhất
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Sau đợt đổ bộ thất bại nói trên, Mỹ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 845 nhưng không bị chặn đánh vì bộ đội ta muốn dụ lính Mỹ vào Đồi 875. Tướng Nguyễn Hứu An viết: “Chúng tôi chủ trương cho địch ở 845 sống yên ổn để làm mồi nhử địch vào sâu hơn. Bởi 845 không có giá trị gì về chiến thuật. Nếu muốn giữ 845 địch nhất định sẽ chiếm các điểm cao 882 và 875, vì mỗi điểm cao chỉ cách nhau khoảng hơn một trăm mét có thể khống chế lẫn nhau. Một lần nữa bọn Mỹ lại bị ta dắt mũi”.
Trong khi đó, cả 3 Tiểu đoàn của Trung đoàn 174 đã hoàn tất mọi chuẩn bị để chờ quân Mỹ chui đầu vào rọ ở điểm cao 875.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phỡn

Xe điện
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
2,032
Động cơ
565,072 Mã lực
Nơi ở
bon bon
1 trung sỹ mà biết về kế hoạch thì cũng lạ nhỉ. Hay đây là kế của các cụ nhà ta?
Em cũng nghĩ là vậy, thật thật giả giả làm bọn mũi lõ quay mòng mòng.
Hồi ký cụ An không nói trắng ra, chắc là để bảo vệ người mình thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Quả như dự đoán, trong ngày 13 và 14/11, quân đội Hoa Kỳ kéo sang đánh điểm cao 882 nhưng bị Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 174 đẩy lùi nhiều đợt.
Đến lúc này, chiến trường đã thu hẹp vào quanh điểm cao 875. Sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 di chuyển về gần sát sở chỉ huy Trung đoàn 174. Trong khi đó vào ngày 17/11, Mỹ đã lần lượt tung hết Lữ đoàn Dù 173 và phần lớn Sư đoàn 4 cùng một số đơn vị khác vào khu vực này.
Ngày 18, một Tiểu đoàn của Lữ đoàn Dù 173 mò lên điểm cao 875 đã đụng độ với bộ phận chốt của Trung đoàn 174, và chết và bị thương vong khoảng 90 binh sĩ phải lui về chỗ cũ.
Ngày 19 và 20 Mỹ tập trung bom, pháo bắn phá dữ dội vào cao điểm 875. Sau mỗi đợt hỏa lực chuẩn bị, bộ binh Mỹ xông lên nhưng đều bị bộ đội ta đánh dạt xuống. Trong 2 ngày, Trung đoàn 174 đã đẩy lùi 7 đợt xung phong của lính Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Đơn vị giữ chốt của Trung đoàn 174 được Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy lệnh khống chế không cho quân Mỹ lên lấy xác đồng đội để buộc chúng phải mở một cuộc tấn công để giải quyết số thương vong cũ. Đúng như dự kiến, Tiểu đoàn 2 của Lữ đoàn Dù 173 đã mở một cuộc tấn công lên. Nhưng lần này bị 2 Tiểu đoàn của Trung đoàn 174 đánh vòng tạt sườn và sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh quyết liệt, Tiểu đoàn 2 của Lữ đoàn Dù 173 gần như bị xóa sổ.
Kontum 1967_11_19 (0).jpg

Hai Đại đội của Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Dù 173 bị tiêu diệt hôm 19/11 khi tấn công lên đồi 875
Vòng oval là bãi đáp trực thăng
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
898
Động cơ
58,139 Mã lực
Tuổi
44
Theo wiki thì trận này Quân Giải phóng chỉ có 6.000 người, trang bị thì rõ ràng quá chênh lệch rồi mà phải đấu với 16.000 lính Mỹ + ngụy SG thì bắt buộc phải dùng mưu. Em cho đây là 1 trận đánh kiểu mẫu xứng đáng ghi vào SGK. Đúng là tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy có khác!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Như con bạc khát nước, Mỹ tiếp tục đổ thêm quân xuống 875 nhưng bị Trung đoàn 174 bố trí hỏa lực khống chế các bãi đổ bộ, trong suốt buổi chiều 20/11, Mỹ mất đến 8 trực thăng chở quân.
Trong cả ngày 21/11, Mỹ cho các loại bom pháo bắn dữ dội vào cao điểm 875. Chiều tối ngày 21, Mỹ xua quân đánh lên chốt và chiếm được một đoạn chiến hào. Hai bên đánh giáp lá cà quyết liệt suốt nhiều giờ. Đến sáng sớm ngày 22, Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy ra lệnh phản kích, dùng lựu đạn và tiểu liên AK-47 đẩy lính Mỹ xuống giành lại đoạn chiến hào.
Kontum 1967_11_21 (0).jpeg

Ngày 21/11/1967, Mỹ tung 3 Đại đội A, B, C của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 503, Lữ đoàn Dù 173 vào trận, nhưng bị Trung đoàn 174 của Đàm Văn Nguy đánh bật
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Đêm 22/11 Tướng Nguyễn Hữu An nhận định ta đã đạt được mục tiêu, nên hạ lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 1 rút khỏi khu vực tác chiến, chỉ để lại một bộ phận hỏa lực khống chế không cho địch lấy xác ở cao điểm 875 và một bộ phận các đơn vị của Trung đoàn 66, 320 ngăn cản không cho địch đánh lên cao điểm 875. Các đơn vị này sẽ rút sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ đội ta rút lui trong bí mật, an toàn. 36 giờ sau khi ta rút, lính Mỹ mới lên được chốt 875. Kết quả, chỉ riêng trận đánh ngày 20/11 ở điểm cao 875, Mỹ có 123 lính chết và 252 lính khác bị thương trong tổng số 570 lính tham chiến. Đây có lẽ là trận đánh hao quân nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Phía Mỹ cũng công bố họ diệt 1200 binh sỹ của Việt Nam nhưng con số này bị đánh giá là phóng đại vì Mỹ thực tế lính Mỹ chỉ thu được 94 súng cối và 275 vũ khí cá nhân.
Vài ngày sau khi chiến dịch kết thúc, đài BBC bình luận: "Lữ đoàn Dù 173 Hoa Kỳ là đơn vị sừng sỏ chưa từng biết thua trận, lần đầu tiên đã tháo chạy trước Việt Cộng".
Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy là người không bao giờ ra lệnh khai hỏa khi ông chưa trực tiếp đi thị sát trận địa.
 

HSBC

Xe tăng
Biển số
OF-5650
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
1,314
Động cơ
551,587 Mã lực
Ngồi chờ cụ post đọc cả tối. Từ trước đến giờ em chỉ nghe trận Dakto - Tân Cảnh mà chưa đọc chi tiết như này.

Được gửi từ trên giời xuống - Otofun
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Một số địa danh dễ gây nhâm lẫn
1. Một số cụ nhầm Đồi 875 với Đồi Charlie One
Đồi Charlie One là cao điểm 1.315 mét, cách rất xa đồi 875. Đồi Charlie One vốn là Căn cứ hỗ trợ hoả lực của Mỹ, đến 1970 khi rút đi, Mỹ bàn giao cho VNCH, đến mùa hè năm 1972, Charlie One bị ta tấn công và Trung tá Nguyễn Đình Bảo, chỉ huy Charlie One, đã tử trận khi bảo vệ căn cứ này. Charlie One nổi tiếng do bài hát “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Kontum 1967_11 (5_5).jpg

2. Còn một căn cứ hoả lực khác tên là Charlie Two ở gần Cam Lộ-Đông Hà, Quảng Trị, bị ta tấn công năm 1972

3. Trận Đồi 937 mét ở A Lưới, Thừa Thiên xảy ra tháng 5/1969 là trận giao chiến đẫm máu cuối cùng giữa bộ đội ta và Mỹ. Người Mỹ gọi là Trận Đồi thịt băm, còn phía ta gọi là Trận A Bia (hoặc Ấp Bia)
Hamburger Hill (7).jpg

Đồi A Bia (hoặc Ấp Bia), Mỹ gọi là cao điểm 937 với nickname “Hamburger Hill” (Đồi thịt băm) chụp 2009, 40 năm sau trận chiến
Giống như đồi 875, người Mỹ sau khi chiếm được Đồi A Bia (Đồi thịt băm) cũng bỏ quả đồi này và phía ta cũng không chiếm lại vì quả đồi này chẳng có ý nghĩa chiến lược
 
  • Vodka
Reactions: NNS

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Theo kế hoạch tác chiến, Trung đoàn 66, được lệnh trấn giữ đồi 875. Nhưng sau vài ngày chiến đấu, bị bom Mỹ ném dữ dội, Trung đoàn 66 đã bị thiệt hại nặng. Bộ chỉ huy Chiến dịch cử Trung đoàn 174 tiếp sức cho Trung đoàn 66 trấn giữ Đồi 875. Trong công điện, người Mỹ vẫn cho rằng có hai Trung đoàn Bắc Việt Nam trấn giữ 875, nhưng trên thực tế Trung đoàn 66 đã thiệt hại nặng chỉ còn Trung đoàn 174 do Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy chỉ huy còn sức chiến đấu
Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy là người không bao giờ ra lệnh khai hỏa khi ông chưa trực tiếp đi thị sát trận địa. Sau này ông trở thành Anh hùng Lực lượng Vũ trang Việt Nam và mang hàm Trung tướng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Diễn biến của chiến dịch Đắc Tô dẫn đến cuộc giao chiến ở đồi 875
Bắc Việt Nam muốn dụ quân đội Mỹ lên Tây Nguyên giao chiến theo địa hình đã chọn để tiêu diệt sinh lực đối phương và tạo điều kiện cho cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân
Lúc này Sư đoàn 4 Mỹ đang mở cuộc hành quân McArthur càn quét khu vực phía tây nam tỉnh Gia Lai và bắc tỉnh Đắc Lắc; đồng thời lập căn cứ tiền phương ở thị trấn Tân Cảnh và căn cứ Đắc Tô 2 để thăm dò lực lượng Bắc Việt Nam.
Bộ tư lệnh mặt trận (đồng thời là Bộ tư lệnh chiến dịch Đắc Tô 1) ra lệnh cho các đơn vị chủ lực tại chỗ và bộ đội địa phương hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc bám đánh địch, thu hút sự chú ý của chúng về hướng nam Tây Nguyên, giữ bí mật ý định chiến dịch, tạo điều kiện cho Sư đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 320, 66, 174, Trung đoàn pháo binh 40, Tiểu đoàn 6 độc lập mang mật danh Tiểu đoàn Tây Ninh) tiến vào khu vực tây nam thung lũng Đắc Tô, xây dựng trận địa.
Kontum 1967_11 (5_4.jpeg

Nơi đây, núi rừng trùng điệp, kín đáo với các dãy Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Tang, Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt, Ngọc Rinh Rua cao trên 1.000 m. Chiếm các điểm cao này thì toàn bộ thung lũng Đắc Tô, thị trấn Tân Cảnh sẽ bị bộ đội ta khống chế.
Điểm cao 875 nằm ở phía tây các dãy Ngọc Bờ Biêng và ở phía nam dãy Ngọc Cơ Ring là trung tâm không gian chiến dịch được chọn làm điểm quyết chiến then chốt của chiến dịch.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Ngày 3/11/1967, chiến dịch Đắc Tô mở màn bằng trận đánh quyết liệt của các chiến sĩ Tiểu đội 7, Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 6 Tây Ninh với hai đại đội Mỹ tại điểm chốt chiến dịch trên mỏm đồi yên ngựa dãy Ngọc Bờ Biêng.
Ngày 17/11/1967, Tiểu đoàn 1 và 2 thuộc Lữ đoàn dù 173 Mỹ tiến công lên điểm cao 875. Cánh quân của Tiểu đoàn 1 chưa đến chân điểm cao đã bị Trung đoàn 66 đánh diệt từng bộ phận, buộc phải dừng lại chống đỡ.
Tiểu đoàn 2 Mỹ tiếp tục tiến chiếm cao điểm 875. Tại đây, Đại đội 7 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174) đã bí mật xây dựng điểm cao 875 thành trận địa chốt kiên cố, đánh chặn, sát thương quân địch trước chiến hào.
Ngày 18/11/1967, máy bay B-52 luân phiên dội bom xuống điểm cao 875. Nhưng từ trận địa bị bom Mỹ cày xới nát vụn tưởng không còn sự sống, các chiến sĩ Đại đội 7 bắn mãnh liệt vào đội hình tiến công của bộ binh Mỹ, diệt từng tốp địch. Tuy vậy, lính Mỹ vẫn cố sống cố chết lao lên theo lệnh chỉ huy. Đại đội 7 kiên cường chiến đấu, động viên nhau “giữ vững quyết tâm, thà hy sinh không để mất chốt” để tạo điều kiện cho Trung đoàn lập công. Tổ ba người Phùng Quang Chí, Bùi Xuân Lộc, Đỗ Văn Chuyên đã nêu gương dũng cảm, mưu trí đánh diệt 102 tên Mỹ, góp phần cùng đại đội đánh tan các đợt tiến công của địch.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top