- Biển số
- OF-3389
- Ngày cấp bằng
- 16/2/07
- Số km
- 204
- Động cơ
- 557,518 Mã lực
11 kg uranium có độ làm giàu cao được đựng trong nhiều lần bảo vệ bọc thép nặng hàng chục tấn, chuyển ra khỏi Việt Nam trong sự hộ tống và giám sát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an ninh hạt nhân.
Lúc 5h5 sáng hôm, máy bay quân sự của Nga đã vận chuyển 106 bó nhiên liệu có độ làm giàu cao đã qua sử dụng, chứa khoảng 11 kg uranium độ làm giàu cao từ Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt về Nga. Việc vận chuyển uranium đòi hỏi đảm bảo tuyệt đối an ninh phóng xạ.
Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết, để vận chuyển 11kg uranium từ Đà Lạt về sân bay Biên Hòa, Đồng Nai, lực lượng chức năng phải huy động 1.000 công an, bộ đội bảo vệ dọc tuyến đường, 30 xe hộ tống trước và sau chiếc container chở uranium.
Các chuyên gia để số uranium vào thùng thép chuyên dụng nặng 10 tấn, sau đó chiếc thùng này được bao thêm một lớp vỏ thép 5 tấn trước khi niêm chì cho lên container vận chuyển từ Đà Lạt về sân bay Biên Hòa, Đồng Nai.
Thùng chứa uranium HEU trong quá trình vận chuyển an toàn. Ảnh: NNSA
Khi tới sân bay Biên Hòa số uranium này tiếp tục được bọc thêm một lớp vỏ nặng 20 tấn, đảm bảo an toàn phóng xạ cho cả trường hợp gặp sự cố xấu nhất là máy bay vận chuyển số uranium này bị rơi.
Đây là lần thứ hai cũng là lần cuối cùng của Chương trình trao trả 141 nhiên liệu uranium từ Việt Nam, chương trình khởi động từ năm 2004. Đợt một của chương trình được thực hiện tháng 9/2007, Việt Nam trao trả cho Nga 35 bó độ giàu cao chưa qua sử dụng. Trong lần trao trả đợt hai này, Việt Nam trao trả tiếp 106 bó nhiên liệu, hoàn tất theo đúng cam kết.
Tiến sĩ Điền cho biết, để chuẩn bị cho việc trao trả uranium đợt cuối cùng này, Cộng hòa Czech cho Việt Nam mượn những thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phục vụ việc di dời, vận chuyển. Các thiết bị này được đưa vào Việt Nam bằng đường biển tháng vào tháng 5/2013, sau đó chúng được vận chuyển lên Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt bằng đường bộ.
"Uranium độ giàu cao đã qua sử dụng vừa trao trả thực hiện trong điều kiện an toàn tuyệt đối về an ninh, kỹ thuật", tiến sĩ Điền nói.
Việc trao trả uranium là dự án cam kết giữa Việt Nam và tổ chức Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) khởi động từ 2004 về việc chuyển đổi các thanh nhiên liệu hạt nhân có uranium có đô giàu cao qua nhiên liệu uranium có độ giàu thấp cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Hiện lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đang vận hành tốt bằng các thanh nhiên liệu hạt nhân có độ giàu uranium thấp.
Quốc Dũng (Vnexpress)
-------------------------------
Không biết nhà mình sợ thế lực thù địch nào mà bố trí đến 1,000 cảnh sát và quân đội với hơn 30 xe hộ tống cái khối Uranium này các cụ nhỉ...
Lúc 5h5 sáng hôm, máy bay quân sự của Nga đã vận chuyển 106 bó nhiên liệu có độ làm giàu cao đã qua sử dụng, chứa khoảng 11 kg uranium độ làm giàu cao từ Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt về Nga. Việc vận chuyển uranium đòi hỏi đảm bảo tuyệt đối an ninh phóng xạ.
Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết, để vận chuyển 11kg uranium từ Đà Lạt về sân bay Biên Hòa, Đồng Nai, lực lượng chức năng phải huy động 1.000 công an, bộ đội bảo vệ dọc tuyến đường, 30 xe hộ tống trước và sau chiếc container chở uranium.
Các chuyên gia để số uranium vào thùng thép chuyên dụng nặng 10 tấn, sau đó chiếc thùng này được bao thêm một lớp vỏ thép 5 tấn trước khi niêm chì cho lên container vận chuyển từ Đà Lạt về sân bay Biên Hòa, Đồng Nai.
Thùng chứa uranium HEU trong quá trình vận chuyển an toàn. Ảnh: NNSA
Khi tới sân bay Biên Hòa số uranium này tiếp tục được bọc thêm một lớp vỏ nặng 20 tấn, đảm bảo an toàn phóng xạ cho cả trường hợp gặp sự cố xấu nhất là máy bay vận chuyển số uranium này bị rơi.
[YOUTUBE]1W88zNynp5g[/YOUTUBE]
Video nhiên liệu hạt nhân được đưa ra sân bay
Video nhiên liệu hạt nhân được đưa ra sân bay
Đây là lần thứ hai cũng là lần cuối cùng của Chương trình trao trả 141 nhiên liệu uranium từ Việt Nam, chương trình khởi động từ năm 2004. Đợt một của chương trình được thực hiện tháng 9/2007, Việt Nam trao trả cho Nga 35 bó độ giàu cao chưa qua sử dụng. Trong lần trao trả đợt hai này, Việt Nam trao trả tiếp 106 bó nhiên liệu, hoàn tất theo đúng cam kết.
Tiến sĩ Điền cho biết, để chuẩn bị cho việc trao trả uranium đợt cuối cùng này, Cộng hòa Czech cho Việt Nam mượn những thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phục vụ việc di dời, vận chuyển. Các thiết bị này được đưa vào Việt Nam bằng đường biển tháng vào tháng 5/2013, sau đó chúng được vận chuyển lên Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt bằng đường bộ.
"Uranium độ giàu cao đã qua sử dụng vừa trao trả thực hiện trong điều kiện an toàn tuyệt đối về an ninh, kỹ thuật", tiến sĩ Điền nói.
Việc trao trả uranium là dự án cam kết giữa Việt Nam và tổ chức Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) khởi động từ 2004 về việc chuyển đổi các thanh nhiên liệu hạt nhân có uranium có đô giàu cao qua nhiên liệu uranium có độ giàu thấp cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Hiện lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đang vận hành tốt bằng các thanh nhiên liệu hạt nhân có độ giàu uranium thấp.
Quốc Dũng (Vnexpress)
-------------------------------
Không biết nhà mình sợ thế lực thù địch nào mà bố trí đến 1,000 cảnh sát và quân đội với hơn 30 xe hộ tống cái khối Uranium này các cụ nhỉ...